Rủi ro "lộn" giá
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Với việc đặt nhiều lệnh khối lượng lớn tại nhiều mức giá khác nhau, NĐT có thể phải chịu rủi ro bị thông tin nhầm lẫn về kết quả giao dịch khi hệ thống của CTCK mắc lỗi khi tiếp nhận thông tin từ TTGD.
Rủi ro có thể được đền bù bằng tiền, nhưng cơ hội thì khó thể lượng hoá được.
CK có bị "mượn"?
Anh N.M.Châu - NĐT mở tài khoản tại CTCK VNDirect (VNDS) cho biết ngày 20.11 vừa qua, anh đặt 2 lệnh bán CP HHC (niêm yết tại TTGDCK Hà Nội) với khối lượng 4.000 CP tại giá 78.000đ và 3.000 tại giá 76.000đ.
Đến giữa phiên giao dịch, kiểm tra kết quả, anh được nhân viên môi giới cho biết đã khớp thành công toàn bộ số CP theo các mức giá trên. Tuy nhiên thông tin giao dịch cuối ngày hôm đó qua tin nhắn lại thông báo lệnh bán 4.000 CP giá 78.000đ thực tế chỉ khớp được 1.500 CP.
Theo sự thoả thuận giữa NĐT và Cty, hai bên đã thống nhất giải pháp đền bù thiệt hại: Cty sẽ thực hiện bán 2.500 HHC vào ngày 22.11 và trên cơ sở giá bán chênh lệch so với mức 78.000đ của ngày 20.11, Cty sẽ đền bù 50%, tương đương 21,38 triệu đồng.
Theo anh Châu, mọi việc có vẻ êm xuôi cho đến khi anh yêu cầu Cty kết xuất bản sao kê tài khoản vào ngày 22.11. Theo đó, số tiền chờ nhận về được báo lên tới 911,57 triệu đồng.
Tuy nhiên, theo phân tích của anh Châu, các thống kê giao dịch được phản ánh trong bản sao kê không thể cân đối với giá trị đã bán được ghi nhận và đang trên đường về tài khoản.
Nghi ngờ được xuất phát từ diễn biến giảm giá liên tục của HHC từ ngày chào sàn 20.11, từ mức 80.000đ/CP xuống còn 62.000đ/CP ngày 22.11.
Từ căn cứ cho rằng giá trị bán thành công cao hơn nhiều giao dịch thực tế mà Cty báo cáo, anh Châu cho rằng có thể có tình trạng "mượn" CP để bán rồi chờ giá giảm sẽ mua vào trả lại.
VNDS nói gì?
Tại buổi làm việc với NĐT và PV Lao Động chiều 29.11, đại diện VNDS cho biết, việc xảy ra sự khác biệt khi phản ánh số liệu trên bản sao kê là một lỗi của hệ thống. Với sổ lệnh được lấy từ TTGDCK Hà Nội, đại diện VNDS cho rằng thông tin về kết quả giao dịch cuối ngày là chính xác và lệnh bán 4.000 CP HHC thực tế chỉ khớp được 1.500 CP.
Theo chuyên viên kỹ thuật của VNDS, hiện việc lấy dữ liệu khớp lệnh từ trung tâm về Cty vẫn bị một lỗi gọi là "lỗi khớp chéo".
Ví dụ NĐT đặt 2 lệnh: Lệnh bán 4.000 CP giá 78.000đ và lệnh bán 3.000 CP giá 76.000đ. Khớp lệnh tại trung tâm được 1.500 CP giá 78 (khớp không hết lệnh bán 4.000 CP giá 78.000đ) và 3.000 CP của lệnh 2 khớp hết giá 76.000đ.
Tuy nhiên, do hệ thống ưu tiên về thời gian nên lệnh bán trước còn dư được hệ thống của VNDS nhận nhầm thành 2.500 CP bán thành công giá 76.000đ, trong khi thực tế không thể khớp được do mức giá chào của lệnh 1 là 78.000đ, không thể khớp được với giá mua 76.000đ.
Như vậy, khối lượng dư bán của lệnh 1 đáng lẽ không được khớp thì hệ thống thông báo kết quả của Cty vẫn cho là khớp thành công. Lệnh bán 3.000 CP giá 76.000đ thì được thông báo khớp với giá 78.000đ.
Do phiên giao dịch đang diễn ra nên Cty không thể chỉnh sửa sai sót này. Chỉ đến cuối ngày, Cty mới có thể xoá giao dịch nhầm 3.000 CP giá 78.000đ thành giá 76.000đ và huỷ giao dịch 2.500 CP giá 76.000đ.
Một hạn chế kỹ thuật nữa khiến tài khoản NĐT sẽ bị phản ánh sai là các chỉnh sửa không tác động ngay lên tài khoản tiền. Đây là nguyên nhân khiến giá trị giao dịch được phản ánh trên tài khoản có sai biệt rất lớn so với giá trị giao dịch thực tế.
Theo giải thích của đại diện VNDS, mục tiền chờ về khi đã được ghi nhận vào hệ thống thì không thể thay đổi được trước thời hạn T+3. Đối với trường hợp này, mặc dù lệnh bán 2.500 CP không được khớp trên thực tế nhưng hệ thống nhận nhầm thành khớp giá 78.000đ và phản ánh ngay giá trị vào tài khoản tiền.
Số "tiền thừa" đó không thể thay đổi được mà phải chờ sau khi kết thúc chu kỳ thanh toán. Do đó sao kê của NĐT tại ngày 22.11 (T+2) vẫn cho thấy giá trị của giao dịch không có thực đó.
Ngoài ra, sau khi sửa lệnh bị nhận nhầm là bán 2.500 CP giá 76.000đ và 3.000 CP giá 78.000đ về mức giá khớp đúng tại Trung tâm, giá trị các giao dịch này lại được phản ánh tiếp vào tài khoản tiền một lần nữa và kết quả là bản sao kê ngày 22.11 bị đội lên mức trên 911 triệu đồng.
Số tiền này vênh với giá trị bán thực tế lên tới 195 triệu đồng, là kết quả của cả giao dịch không có thực lẫn giao dịch "lộn" giá và giao dịch sửa sai.
Theo đại diện VNDS, lỗi này cũng nằm trong phần mềm của nhiều CTCK khác và thực tế cũng đã có Cty gặp phải. Theo thống kê của VNDS, tỉ lệ lỗi này tại Cty khoảng 0,02%. Rủi ro thường đến với NĐT đặt các lệnh khối lượng lớn và chia thành nhiều mức giá, còn trong trường hợp đặt 1 lệnh 1 giá thì xác suất xảy ra bằng 0.
Cty cũng chỉ mới phát hiện lỗi khớp chéo do tỉ lệ NĐT đặt bán khối lượng lớn và chia nhiều lệnh khá thấp. Thực tế đã xảy ra một số trường hợp khác nhưng khối lượng nhỏ, chỉ vài trăm CP. Đây là trường hợp lớn đầu tiên.
Vấn đề đặt ra là CTCK có thể lợi dụng lỗi khớp chéo để "tung hứng" tài khoản của NĐT và "đổ" hết lỗi cho hệ thống?
Ông Đoàn Quang Đại, GĐ điều hành VNDS cho biết, có thể kiểm soát bằng cách xây dựng hai quy trình phân quyền giữa bộ phận hạch toán tiền và CK. Các bộ phận không can thiệp được tới nhau và tách biệt giữa chuyển tiền và chuyển CK. Thực tế VNDS cũng đã phát hiện lỗi này và đang tích cực xây dựng một phần mềm mới có thể khắc phục triệt để.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
Rủi ro có thể được đền bù bằng tiền, nhưng cơ hội thì khó thể lượng hoá được.
CK có bị "mượn"?
Anh N.M.Châu - NĐT mở tài khoản tại CTCK VNDirect (VNDS) cho biết ngày 20.11 vừa qua, anh đặt 2 lệnh bán CP HHC (niêm yết tại TTGDCK Hà Nội) với khối lượng 4.000 CP tại giá 78.000đ và 3.000 tại giá 76.000đ.
Đến giữa phiên giao dịch, kiểm tra kết quả, anh được nhân viên môi giới cho biết đã khớp thành công toàn bộ số CP theo các mức giá trên. Tuy nhiên thông tin giao dịch cuối ngày hôm đó qua tin nhắn lại thông báo lệnh bán 4.000 CP giá 78.000đ thực tế chỉ khớp được 1.500 CP.
Theo sự thoả thuận giữa NĐT và Cty, hai bên đã thống nhất giải pháp đền bù thiệt hại: Cty sẽ thực hiện bán 2.500 HHC vào ngày 22.11 và trên cơ sở giá bán chênh lệch so với mức 78.000đ của ngày 20.11, Cty sẽ đền bù 50%, tương đương 21,38 triệu đồng.
Theo anh Châu, mọi việc có vẻ êm xuôi cho đến khi anh yêu cầu Cty kết xuất bản sao kê tài khoản vào ngày 22.11. Theo đó, số tiền chờ nhận về được báo lên tới 911,57 triệu đồng.
Tuy nhiên, theo phân tích của anh Châu, các thống kê giao dịch được phản ánh trong bản sao kê không thể cân đối với giá trị đã bán được ghi nhận và đang trên đường về tài khoản.
Nghi ngờ được xuất phát từ diễn biến giảm giá liên tục của HHC từ ngày chào sàn 20.11, từ mức 80.000đ/CP xuống còn 62.000đ/CP ngày 22.11.
Từ căn cứ cho rằng giá trị bán thành công cao hơn nhiều giao dịch thực tế mà Cty báo cáo, anh Châu cho rằng có thể có tình trạng "mượn" CP để bán rồi chờ giá giảm sẽ mua vào trả lại.
VNDS nói gì?
Tại buổi làm việc với NĐT và PV Lao Động chiều 29.11, đại diện VNDS cho biết, việc xảy ra sự khác biệt khi phản ánh số liệu trên bản sao kê là một lỗi của hệ thống. Với sổ lệnh được lấy từ TTGDCK Hà Nội, đại diện VNDS cho rằng thông tin về kết quả giao dịch cuối ngày là chính xác và lệnh bán 4.000 CP HHC thực tế chỉ khớp được 1.500 CP.
Theo chuyên viên kỹ thuật của VNDS, hiện việc lấy dữ liệu khớp lệnh từ trung tâm về Cty vẫn bị một lỗi gọi là "lỗi khớp chéo".
Ví dụ NĐT đặt 2 lệnh: Lệnh bán 4.000 CP giá 78.000đ và lệnh bán 3.000 CP giá 76.000đ. Khớp lệnh tại trung tâm được 1.500 CP giá 78 (khớp không hết lệnh bán 4.000 CP giá 78.000đ) và 3.000 CP của lệnh 2 khớp hết giá 76.000đ.
Tuy nhiên, do hệ thống ưu tiên về thời gian nên lệnh bán trước còn dư được hệ thống của VNDS nhận nhầm thành 2.500 CP bán thành công giá 76.000đ, trong khi thực tế không thể khớp được do mức giá chào của lệnh 1 là 78.000đ, không thể khớp được với giá mua 76.000đ.
Như vậy, khối lượng dư bán của lệnh 1 đáng lẽ không được khớp thì hệ thống thông báo kết quả của Cty vẫn cho là khớp thành công. Lệnh bán 3.000 CP giá 76.000đ thì được thông báo khớp với giá 78.000đ.
Do phiên giao dịch đang diễn ra nên Cty không thể chỉnh sửa sai sót này. Chỉ đến cuối ngày, Cty mới có thể xoá giao dịch nhầm 3.000 CP giá 78.000đ thành giá 76.000đ và huỷ giao dịch 2.500 CP giá 76.000đ.
Một hạn chế kỹ thuật nữa khiến tài khoản NĐT sẽ bị phản ánh sai là các chỉnh sửa không tác động ngay lên tài khoản tiền. Đây là nguyên nhân khiến giá trị giao dịch được phản ánh trên tài khoản có sai biệt rất lớn so với giá trị giao dịch thực tế.
Theo giải thích của đại diện VNDS, mục tiền chờ về khi đã được ghi nhận vào hệ thống thì không thể thay đổi được trước thời hạn T+3. Đối với trường hợp này, mặc dù lệnh bán 2.500 CP không được khớp trên thực tế nhưng hệ thống nhận nhầm thành khớp giá 78.000đ và phản ánh ngay giá trị vào tài khoản tiền.
Số "tiền thừa" đó không thể thay đổi được mà phải chờ sau khi kết thúc chu kỳ thanh toán. Do đó sao kê của NĐT tại ngày 22.11 (T+2) vẫn cho thấy giá trị của giao dịch không có thực đó.
Ngoài ra, sau khi sửa lệnh bị nhận nhầm là bán 2.500 CP giá 76.000đ và 3.000 CP giá 78.000đ về mức giá khớp đúng tại Trung tâm, giá trị các giao dịch này lại được phản ánh tiếp vào tài khoản tiền một lần nữa và kết quả là bản sao kê ngày 22.11 bị đội lên mức trên 911 triệu đồng.
Số tiền này vênh với giá trị bán thực tế lên tới 195 triệu đồng, là kết quả của cả giao dịch không có thực lẫn giao dịch "lộn" giá và giao dịch sửa sai.
Theo đại diện VNDS, lỗi này cũng nằm trong phần mềm của nhiều CTCK khác và thực tế cũng đã có Cty gặp phải. Theo thống kê của VNDS, tỉ lệ lỗi này tại Cty khoảng 0,02%. Rủi ro thường đến với NĐT đặt các lệnh khối lượng lớn và chia thành nhiều mức giá, còn trong trường hợp đặt 1 lệnh 1 giá thì xác suất xảy ra bằng 0.
Cty cũng chỉ mới phát hiện lỗi khớp chéo do tỉ lệ NĐT đặt bán khối lượng lớn và chia nhiều lệnh khá thấp. Thực tế đã xảy ra một số trường hợp khác nhưng khối lượng nhỏ, chỉ vài trăm CP. Đây là trường hợp lớn đầu tiên.
Vấn đề đặt ra là CTCK có thể lợi dụng lỗi khớp chéo để "tung hứng" tài khoản của NĐT và "đổ" hết lỗi cho hệ thống?
Ông Đoàn Quang Đại, GĐ điều hành VNDS cho biết, có thể kiểm soát bằng cách xây dựng hai quy trình phân quyền giữa bộ phận hạch toán tiền và CK. Các bộ phận không can thiệp được tới nhau và tách biệt giữa chuyển tiền và chuyển CK. Thực tế VNDS cũng đã phát hiện lỗi này và đang tích cực xây dựng một phần mềm mới có thể khắc phục triệt để.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
0 Responses to Rủi ro "lộn" giá
Something to say?