Thêm hàng cho thị trường trái phiếu
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Ngày 29/11/2007, tại Hà Nội, Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã họp báo công bố phát hành thành công 400 tỷ đồng trái phiếu VEC thông qua Công ty Chứng khoán Habubank.
Ngay tiếp sau đợt phát hành này, theo ông Trần Xuân Sanh, Tổng giám đốc VEC, công ty cũng đang chuẩn bị phát hành thêm ra thị trường một khối lượng lớn trái phiếu công trình cho các dự án xây dựng đường cao tốc vào đầu năm 2008.
Trái phiếu phát hành thành công đợt này được bảo lãnh bằng đồng Việt Nam, lãi suất 9%/năm, kỳ hạn 15 năm, đáo hạn vào năm 2022 xác nhận nghĩa vụ trả nợ trực tiếp và có bảo đảm của VEC thông qua bảo lãnh của Bộ Tài chính. Trái phiếu được phát hành dưới hình thức ghi sổ có mệnh giá là 1 triệu VND hoặc bội số theo đó, được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trái phiếu công trình đường bộ đầu tiên
Số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu sẽ được sử dụng để đầu tư xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, giai đoạn 1. Mục đích của Dự án là nhằm giảm tải tắc nghẽn giao thông ở cửa ngõ phía Nam của Hà Nội nối liền các tỉnh Hà Tây - Hà Nam - Hưng Yên - Nam Định - Ninh Bình, tạo điều kiện để kéo dài đường cao tốc tới tỉnh Thanh Hóa.
Tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình là dự án nằm trong tuyến đường cao tốc Bắc - Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư từ tháng 4/2005 bằng nguồn vốn điều lệ của VEC và phát hành trái phiếu công trình. Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình có chiều dài 50 km, là đường cao tốc loại A, tốc độ thiết kế là 120 Km/h, 6 làn xe. Tổng vốn đầu tư dự án ước tính là 7.629 tỷ đồng, tương đương với khoảng 480,75 triệu USD.
Dự án được thực hiện trên cơ sở quyết định của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/9/2007 về việc thí điểm một số cơ chế, chính sách áp dụng cho các dự án đầu tư, khai thác đường bộ cao tốc do VEC làm chủ đầu tư, cho phép VEC huy động vốn từ nhiều nguồn trong đó có phát hành trái phiếu công trình trong nước và quốc tế.
Đây cũng là một trong những dự án phát hành trái phiếu công trình về đường bộ đầu tiên ở Việt Nam của doanh nghiệp Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh. Theo dự tính, doanh thu từ hoạt động thu phí và các dịch vụ khác sẽ được sử dụng để hoàn trả cả gốc và lãi của trái phiếu. Đánh giá về đợt phát hành, ông Trần Xuân Sanh cho biết: "Kết quả thu được từ đợt phát hành trái phiếu lần này nằm ngoài kỳ vọng của VEC".
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán thế giới và Việt Nam khá ảm đạm, việc phát hành thành công 400 tỷ trái phiếu VEC đã cho thấy trái phiếu các dự án của VEC đã có được độ tin cậy và hấp dẫn các nhà đầu tư.
Mặc dù không công bố danh tính các nhà đầu tư nhưng theo ông Nguyễn Lâm Dũng, Phó giám đốc Công ty Chứng khoán Habubank, đối tượng của đợt phát hành lần này là các tổ chức tài chính, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm. Ông Dũng cũng cho rằng, đợt phát hành rất thành công và với khối lượng bảo lãnh phát hành lớn, tính thanh khoản của trái phiếu VEC trong tương lai sẽ rất tốt. Công ty chứng khoán cũng sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện mua bán lại để tăng tính thanh khoản của trái phiếu.
Huy động vốn trái phiếu cho nhiều dự án
Nguồn vốn thu được từ đợt phát hành trái phiếu lần này sẽ được sử dụng cho phần giải phóng mặt bằng của công trình. Tuy nhiên, đây cũng mới chỉ là phần huy động dành cho những tháng cuối năm 2007. Dự kiến vào quý I/2008, VEC sẽ căn cứ vào nhu cầu thực tế và tiếp tục phát hành đợt 2 với mức huy động dự kiến là 500 tỷ đồng.
Việc huy động vốn bằng phát hành trái phiếu được xem là phương thức mang lại nhiều lợi ích như huy động vốn từ các thành phần kinh tế, hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn vốn cấp phát, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, xã hội hóa việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Mặt khác, việc phát hành trái phiếu cũng cung cấp cho thị trường và các nhà đầu tư một công cụ tài chính, giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư và giảm thiểu rủi ro.
Không chỉ dừng lại ở dự án Cầu Giẽ - Ninh Bình, trong thời gian tới, VEC cũng cho biết, công ty đang xúc tiến và chuẩn bị triển khai thêm nhiều dự án đường cao tốc mới gồm: đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, chiều dài 245 km, vốn đầu tư 19.984 tỷ đồng (tương đương 1.249.000.000 USD); đường cao tốc Nội Bài - Mai Dịch, chiều dài 19 km, 6 làn xe, vốn đầu tư 5.700 tỷ đồng (tương đương 350.000.000 USD); đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây, chiều dài 54km, 8 làn xe, vốn đầu tư 9.890 tỷ đồng (tương đương 618.125.000 USD). Với các dự án này, VEC cũng sẽ tiếp tục sử dụng các phương thức huy động vốn trong đó có phát hành trái phiếu.
Ông Trần Xuân Sanh cho biết, dự kiến vào quý 1/2008, Công ty sẽ tiếp tục phát hành khoảng 500 tỷ đồng trái phiếu cho dự án Nội Bài-Lào Cai và phần vốn này sẽ chuyển cho các địa phương để làm công tác giải phóng mặt bằng. Như vậy trong năm tới, sẽ có một lượng trái phiếu lớn được VEC đưa ra thị trường, giúp tăng thêm sự lựa chọn cho các nhà đầu tư.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
Ngay tiếp sau đợt phát hành này, theo ông Trần Xuân Sanh, Tổng giám đốc VEC, công ty cũng đang chuẩn bị phát hành thêm ra thị trường một khối lượng lớn trái phiếu công trình cho các dự án xây dựng đường cao tốc vào đầu năm 2008.
Trái phiếu phát hành thành công đợt này được bảo lãnh bằng đồng Việt Nam, lãi suất 9%/năm, kỳ hạn 15 năm, đáo hạn vào năm 2022 xác nhận nghĩa vụ trả nợ trực tiếp và có bảo đảm của VEC thông qua bảo lãnh của Bộ Tài chính. Trái phiếu được phát hành dưới hình thức ghi sổ có mệnh giá là 1 triệu VND hoặc bội số theo đó, được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trái phiếu công trình đường bộ đầu tiên
Số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu sẽ được sử dụng để đầu tư xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, giai đoạn 1. Mục đích của Dự án là nhằm giảm tải tắc nghẽn giao thông ở cửa ngõ phía Nam của Hà Nội nối liền các tỉnh Hà Tây - Hà Nam - Hưng Yên - Nam Định - Ninh Bình, tạo điều kiện để kéo dài đường cao tốc tới tỉnh Thanh Hóa.
Tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình là dự án nằm trong tuyến đường cao tốc Bắc - Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư từ tháng 4/2005 bằng nguồn vốn điều lệ của VEC và phát hành trái phiếu công trình. Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình có chiều dài 50 km, là đường cao tốc loại A, tốc độ thiết kế là 120 Km/h, 6 làn xe. Tổng vốn đầu tư dự án ước tính là 7.629 tỷ đồng, tương đương với khoảng 480,75 triệu USD.
Dự án được thực hiện trên cơ sở quyết định của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/9/2007 về việc thí điểm một số cơ chế, chính sách áp dụng cho các dự án đầu tư, khai thác đường bộ cao tốc do VEC làm chủ đầu tư, cho phép VEC huy động vốn từ nhiều nguồn trong đó có phát hành trái phiếu công trình trong nước và quốc tế.
Đây cũng là một trong những dự án phát hành trái phiếu công trình về đường bộ đầu tiên ở Việt Nam của doanh nghiệp Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh. Theo dự tính, doanh thu từ hoạt động thu phí và các dịch vụ khác sẽ được sử dụng để hoàn trả cả gốc và lãi của trái phiếu. Đánh giá về đợt phát hành, ông Trần Xuân Sanh cho biết: "Kết quả thu được từ đợt phát hành trái phiếu lần này nằm ngoài kỳ vọng của VEC".
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán thế giới và Việt Nam khá ảm đạm, việc phát hành thành công 400 tỷ trái phiếu VEC đã cho thấy trái phiếu các dự án của VEC đã có được độ tin cậy và hấp dẫn các nhà đầu tư.
Mặc dù không công bố danh tính các nhà đầu tư nhưng theo ông Nguyễn Lâm Dũng, Phó giám đốc Công ty Chứng khoán Habubank, đối tượng của đợt phát hành lần này là các tổ chức tài chính, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm. Ông Dũng cũng cho rằng, đợt phát hành rất thành công và với khối lượng bảo lãnh phát hành lớn, tính thanh khoản của trái phiếu VEC trong tương lai sẽ rất tốt. Công ty chứng khoán cũng sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện mua bán lại để tăng tính thanh khoản của trái phiếu.
Huy động vốn trái phiếu cho nhiều dự án
Nguồn vốn thu được từ đợt phát hành trái phiếu lần này sẽ được sử dụng cho phần giải phóng mặt bằng của công trình. Tuy nhiên, đây cũng mới chỉ là phần huy động dành cho những tháng cuối năm 2007. Dự kiến vào quý I/2008, VEC sẽ căn cứ vào nhu cầu thực tế và tiếp tục phát hành đợt 2 với mức huy động dự kiến là 500 tỷ đồng.
Việc huy động vốn bằng phát hành trái phiếu được xem là phương thức mang lại nhiều lợi ích như huy động vốn từ các thành phần kinh tế, hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn vốn cấp phát, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, xã hội hóa việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Mặt khác, việc phát hành trái phiếu cũng cung cấp cho thị trường và các nhà đầu tư một công cụ tài chính, giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư và giảm thiểu rủi ro.
Không chỉ dừng lại ở dự án Cầu Giẽ - Ninh Bình, trong thời gian tới, VEC cũng cho biết, công ty đang xúc tiến và chuẩn bị triển khai thêm nhiều dự án đường cao tốc mới gồm: đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, chiều dài 245 km, vốn đầu tư 19.984 tỷ đồng (tương đương 1.249.000.000 USD); đường cao tốc Nội Bài - Mai Dịch, chiều dài 19 km, 6 làn xe, vốn đầu tư 5.700 tỷ đồng (tương đương 350.000.000 USD); đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây, chiều dài 54km, 8 làn xe, vốn đầu tư 9.890 tỷ đồng (tương đương 618.125.000 USD). Với các dự án này, VEC cũng sẽ tiếp tục sử dụng các phương thức huy động vốn trong đó có phát hành trái phiếu.
Ông Trần Xuân Sanh cho biết, dự kiến vào quý 1/2008, Công ty sẽ tiếp tục phát hành khoảng 500 tỷ đồng trái phiếu cho dự án Nội Bài-Lào Cai và phần vốn này sẽ chuyển cho các địa phương để làm công tác giải phóng mặt bằng. Như vậy trong năm tới, sẽ có một lượng trái phiếu lớn được VEC đưa ra thị trường, giúp tăng thêm sự lựa chọn cho các nhà đầu tư.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
0 Responses to Thêm hàng cho thị trường trái phiếu
Something to say?