Chứng khoán trong nước chưa thấy tương quan với bên ngoài
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Gần đây, có nhiều ý kiến cho rằng thị trường chứng khoán trong nước giảm giá có sự ảnh hưởng bởi sự sụt giảm giá chứng khoán trên thế giới, cụ thể là sự tụt giảm của thị trường chứng khoán Mỹ. Điều này có hợp lý không?
Hai hiện tượng có thể cùng tăng hay cùng giảm thì rất phổ biến trong xã hội và kinh tế.
Tuy nhiên, để xác lập cụ thể mối tương quan giữa hai hiện tượng, trong kinh tế tài chính, các phương pháp kinh tế lượng thường được sử dụng là xem xét hệ số tương quan, nghiên cứu hồi quy đồng liên kết, nhân quả Granger và nhiều phương pháp kinh tế lượng phức tạp khác.
Tuy nhiên, trước khi kiểm tra thực nghiệm bằng các phương pháp kinh tế lượng thì phải xem xét trên cơ sở lý thuyết kinh tế là có sự liên hệ nào không?
Trước hết, nói về giá chứng khoán, cũng như mọi loại hàng hóa thông thường khác, giá cả được hình thành trên cơ sở cung và cầu. Ở các thị trường phát triển, thông tin đầy đủ, giá chứng khoán thường được hình thành dựa trên các phân tích cơ bản dựa vào các báo cáo tài chính, trình độ quản lý, lợi thế kinh doanh, thu nhập kỳ vọng...
Còn ở Việt Nam, thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tâm lý và tính phong trào hơn là xu hướng tập trung phân tích cơ bản.
Nguyên nhân của sự tụt giảm trên thị trường Mỹ chủ yếu là các nhà đầu tư lo ngại về sự gia tăng lạm phát trong nền kinh tế Mỹ, khủng hoảng tín dụng bất động sản dẫn đến dự đoán sự giảm sút trong lợi nhuận quí cuối cùng trong năm. Phần lớn các công ty Mỹ sẽ được dự đoán gần như chắc chắn sụt giảm lợi nhuận trong quí 4 này, đặc biệt là các ngân hàng lớn.
Còn sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam là bởi các nguyên nhân như Ngân hàng Nhà nước quyết tâm thực hiện Chỉ thị 03, nhiều ngân hàng thu hồi nợ cho vay chứng khoán, thông tin về tiến trình IPO bị chậm lại và nhà đầu tư chiến lược định giá thấp cổ phiếu Vietcombank.
Ngoài ra, tuy không có thông tin tốt nhưng cũng không có thông tin xấu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vẫn tăng trưởng tốt với đà tăng trưởng nhanh của cả nền kinh tế.
Trong các tạp chí nghiên cứu tài chính, cũng có nhiều đề tài nghiên cứu mối liên hệ giữa các thị trường chứng khoán và thị trường Mỹ, hoặc giữa các nước châu Âu hay châu Á với nhau.
Tuy nhiên các nghiên cứu thường thiết lập được mối tương quan trong giá chứng khoán của các nước châu Âu trong Liên hiệp châu Âu (EU) và giữa Mỹ với châu Âu.
Rất ít các nghiên cứu thiết lập được quan hệ qua lại giữa thị trường châu Á với thị trường châu Âu và thị trường Mỹ. Lý do được đưa ra là các nước trong EU có chung đồng tiền, có nền văn hóa và dân trí phát triển tương đồng, khoảng cách địa lý gần nhau, và quan trọng hơn là có sự hiện diện của nhiều công ty Mỹ trên sàn châu Âu và ngược lại hoặc giấy chứng nhận cổ phiếu nước ngoài (American Depository Receipts) của các ngân hàng Mỹ được giao dịch trên các sàn NYSE, AMEX và Nasdaq của Mỹ.
Như vậy, nhiều người sẽ hỏi: nếu như khi giá chứng khoán trên thị trường Mỹ giảm, các nước châu Á không giảm, tại sao nhà đầu tư Mỹ không nhảy vào đầu tư ở châu Á để kiếm lời? Điều đó không dễ thực hiện bởi các nguyên nhân sau: do rào cản luật lệ về luân chuyển vốn qua biên giới, do sự khác biệt về luật lệ, chuẩn kế toán, rủi ro về chính trị, về tỷ giá hối đoái...
Tất cả những yếu tố đó dẫn đến việc các nhà đầu tư chủ yếu dành phần lớn danh mục đầu tư của mình cho các tài sản trên “sân nhà". Đây là hiện tượng mà trong tiếng Anh gọi là “home bias" tạm dịch là đầu tư cục bộ.
Minh chứng mới về mối liên hệ này là, trong hai ngày đầu tuần vừa qua, thị trường chứng khoán Mỹ đã khởi sắc trở lại do có nhiều thông tin tốt từ một số công ty công nghệ cao, còn thị trường Việt Nam thì vẫn tiếp tục đi xuống.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
Hai hiện tượng có thể cùng tăng hay cùng giảm thì rất phổ biến trong xã hội và kinh tế.
Tuy nhiên, để xác lập cụ thể mối tương quan giữa hai hiện tượng, trong kinh tế tài chính, các phương pháp kinh tế lượng thường được sử dụng là xem xét hệ số tương quan, nghiên cứu hồi quy đồng liên kết, nhân quả Granger và nhiều phương pháp kinh tế lượng phức tạp khác.
Tuy nhiên, trước khi kiểm tra thực nghiệm bằng các phương pháp kinh tế lượng thì phải xem xét trên cơ sở lý thuyết kinh tế là có sự liên hệ nào không?
Trước hết, nói về giá chứng khoán, cũng như mọi loại hàng hóa thông thường khác, giá cả được hình thành trên cơ sở cung và cầu. Ở các thị trường phát triển, thông tin đầy đủ, giá chứng khoán thường được hình thành dựa trên các phân tích cơ bản dựa vào các báo cáo tài chính, trình độ quản lý, lợi thế kinh doanh, thu nhập kỳ vọng...
Còn ở Việt Nam, thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tâm lý và tính phong trào hơn là xu hướng tập trung phân tích cơ bản.
Nguyên nhân của sự tụt giảm trên thị trường Mỹ chủ yếu là các nhà đầu tư lo ngại về sự gia tăng lạm phát trong nền kinh tế Mỹ, khủng hoảng tín dụng bất động sản dẫn đến dự đoán sự giảm sút trong lợi nhuận quí cuối cùng trong năm. Phần lớn các công ty Mỹ sẽ được dự đoán gần như chắc chắn sụt giảm lợi nhuận trong quí 4 này, đặc biệt là các ngân hàng lớn.
Còn sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam là bởi các nguyên nhân như Ngân hàng Nhà nước quyết tâm thực hiện Chỉ thị 03, nhiều ngân hàng thu hồi nợ cho vay chứng khoán, thông tin về tiến trình IPO bị chậm lại và nhà đầu tư chiến lược định giá thấp cổ phiếu Vietcombank.
Ngoài ra, tuy không có thông tin tốt nhưng cũng không có thông tin xấu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vẫn tăng trưởng tốt với đà tăng trưởng nhanh của cả nền kinh tế.
Trong các tạp chí nghiên cứu tài chính, cũng có nhiều đề tài nghiên cứu mối liên hệ giữa các thị trường chứng khoán và thị trường Mỹ, hoặc giữa các nước châu Âu hay châu Á với nhau.
Tuy nhiên các nghiên cứu thường thiết lập được mối tương quan trong giá chứng khoán của các nước châu Âu trong Liên hiệp châu Âu (EU) và giữa Mỹ với châu Âu.
Rất ít các nghiên cứu thiết lập được quan hệ qua lại giữa thị trường châu Á với thị trường châu Âu và thị trường Mỹ. Lý do được đưa ra là các nước trong EU có chung đồng tiền, có nền văn hóa và dân trí phát triển tương đồng, khoảng cách địa lý gần nhau, và quan trọng hơn là có sự hiện diện của nhiều công ty Mỹ trên sàn châu Âu và ngược lại hoặc giấy chứng nhận cổ phiếu nước ngoài (American Depository Receipts) của các ngân hàng Mỹ được giao dịch trên các sàn NYSE, AMEX và Nasdaq của Mỹ.
Như vậy, nhiều người sẽ hỏi: nếu như khi giá chứng khoán trên thị trường Mỹ giảm, các nước châu Á không giảm, tại sao nhà đầu tư Mỹ không nhảy vào đầu tư ở châu Á để kiếm lời? Điều đó không dễ thực hiện bởi các nguyên nhân sau: do rào cản luật lệ về luân chuyển vốn qua biên giới, do sự khác biệt về luật lệ, chuẩn kế toán, rủi ro về chính trị, về tỷ giá hối đoái...
Tất cả những yếu tố đó dẫn đến việc các nhà đầu tư chủ yếu dành phần lớn danh mục đầu tư của mình cho các tài sản trên “sân nhà". Đây là hiện tượng mà trong tiếng Anh gọi là “home bias" tạm dịch là đầu tư cục bộ.
Minh chứng mới về mối liên hệ này là, trong hai ngày đầu tuần vừa qua, thị trường chứng khoán Mỹ đã khởi sắc trở lại do có nhiều thông tin tốt từ một số công ty công nghệ cao, còn thị trường Việt Nam thì vẫn tiếp tục đi xuống.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
0 Responses to Chứng khoán trong nước chưa thấy tương quan với bên ngoài
Something to say?