“Chơi" chứng khoán không dễ!
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Thời kỳ “người người mua cổ phiếu" đã qua, nhưng trên thị trường chứng khoán (TTCK) vẫn còn không ít người mua cổ phiếu theo phong trào, thậm chí có người mua mà không biết tên của cổ phiếu đó là gì, kinh doanh lĩnh vực nào…
Là nhân viên một ngân hàng lớn, N.H.L không mặn mà với CK. Song, không hiểu nghe bạn bè thế nào mà tháng 6 vừa qua, chị lại dồn hết vốn liếng (khoảng 300 triệu đồng) để mua cổ phiếu của Cty cổ phần N.A với giá 45.000 đ/cổ phiếu trên TTCK tự do (OTC), chỉ với một thông tin là Cty N.A có ngân hàng, cổ phiếu của ngân hàng này có thể lên đến 80.000-100.000 đ/cổ phiếu. Ngoài ra, chị còn vay thêm 800 triệu đồng và huy động 500 triệu đồng của người thân. Tổng số tiền N.H.L đầu tư vào Cty N.A lên đến 1,6 tỷ đồng. Hằng tháng, số tiền lãi mà chị phải trả cho khoản vay 800 triệu đồng là 40 triệu đồng (5%/tháng). Vẫn tưởng chỉ vay “nóng" trong vòng 1-2 tháng rồi bán cổ phiếu để trả nợ và có thêm một khoản tiền mua sắm, nhưng gần 5 tháng đã qua đi, cổ phiếu này vẫn “đóng băng". Tuy xót của nhưng chị vẫn phải “cắn răng" xoay tiền để trả lãi. Đến tháng thứ 5, không còn chỗ nào để xoay xở, chị đành chấp nhận chịu lỗ, rao bán cổ phiếu với giá 40.000 đ/cổ phiếu song cũng không có ai mua. Sau sự việc này, N.H.L cũng thay đổi tính nết, tránh mặt người thân, bạn bè. Đến bây giờ, L. mới biết, cổ phiếu chị mua không có tính thanh khoản, vì Cty nọ chỉ là một công ty bình thường, có mức lợi nhuận thấp. Giá trị thực của cổ phiếu này chỉ ở mức 20.000-25.000 đ/cổ phiếu.…
Không nợ nần như L. nhưng T.P.Q - nhân viên một Cty chuyên về thiết bị công nghiệp cũng trắng tay vì mua phải cổ phiếu không có tính thanh khoản. Cuối tháng 8 vừa qua, nghe lời bạn đồng nghiệp, anh đã dồn hết số tiền dành dụm được (khoảng 200 triệu đồng) mua cổ phiếu OTC của một Cty xây dựng. Khi mua, T.P.Q cũng chỉ được bạn bè cho biết công ty này có mấy dự án về bất động sản mà thôi. Chỉ đến khi ngồi ở quán cà phê, nghe “lỏm" được câu chuyện của những người ngồi bàn bên cạnh, anh mới giật mình, biết được loại cổ phiếu mà mình mua chỉ có giá 15.000 đ/cổ phiếu và vẫn đang rao trên OTC. Trong khi đó, phải mua với giá 35.000 đ/cổ phiếu. Quay lại “lục vấn" người đồng nghiệp, hóa ra người bạn đó cũng như anh, không biết thông tin gì về cổ phiếu mà chỉ nghe lời ngon ngọt của những người chuyên môi giới CK…
Tưởng chỉ có người trẻ tuổi mới không tính toán khi tham gia vào TTCK, chuyện dở khóc, dở cười này còn xảy ra với cả những người vẫn được đánh giá là từng trải. Ông Ng. Kh, giảng viên một trường đại học đã gần đến tuổi nghỉ hưu mà vẫn “dại". Trước đây, khi nghe người ta bàn luận về CK, ông cho rằng đó là chuyện tào lao, không thể giàu bằng kiểu làm ăn đó. Nhưng, một lần ngồi uống bia cùng mấy người bạn, nghe lời của một người chuyên môi giới CK, ông đã “ném" gần hết khoản tiền kiếm được trong những năm dạy học để nhờ người bạn kia mua cổ phiếu. Tuy nhiên, ông còn nhanh trí hơn khi xử lý “đống giấy lộn" kia và chấp nhận chịu lỗ tý chút để thu hồi vốn.
Trước thực tế trên, khi mua cổ phiếu, nhà đầu tư cần tìm hiểu về cổ phiếu mình mua cũng như đơn vị phát hành ra cổ phiếu đó, không nên mua theo phong trào. Bước vào kinh doanh CK trước hết nhà đầu tư phải có kiến thức về tài chính.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
Là nhân viên một ngân hàng lớn, N.H.L không mặn mà với CK. Song, không hiểu nghe bạn bè thế nào mà tháng 6 vừa qua, chị lại dồn hết vốn liếng (khoảng 300 triệu đồng) để mua cổ phiếu của Cty cổ phần N.A với giá 45.000 đ/cổ phiếu trên TTCK tự do (OTC), chỉ với một thông tin là Cty N.A có ngân hàng, cổ phiếu của ngân hàng này có thể lên đến 80.000-100.000 đ/cổ phiếu. Ngoài ra, chị còn vay thêm 800 triệu đồng và huy động 500 triệu đồng của người thân. Tổng số tiền N.H.L đầu tư vào Cty N.A lên đến 1,6 tỷ đồng. Hằng tháng, số tiền lãi mà chị phải trả cho khoản vay 800 triệu đồng là 40 triệu đồng (5%/tháng). Vẫn tưởng chỉ vay “nóng" trong vòng 1-2 tháng rồi bán cổ phiếu để trả nợ và có thêm một khoản tiền mua sắm, nhưng gần 5 tháng đã qua đi, cổ phiếu này vẫn “đóng băng". Tuy xót của nhưng chị vẫn phải “cắn răng" xoay tiền để trả lãi. Đến tháng thứ 5, không còn chỗ nào để xoay xở, chị đành chấp nhận chịu lỗ, rao bán cổ phiếu với giá 40.000 đ/cổ phiếu song cũng không có ai mua. Sau sự việc này, N.H.L cũng thay đổi tính nết, tránh mặt người thân, bạn bè. Đến bây giờ, L. mới biết, cổ phiếu chị mua không có tính thanh khoản, vì Cty nọ chỉ là một công ty bình thường, có mức lợi nhuận thấp. Giá trị thực của cổ phiếu này chỉ ở mức 20.000-25.000 đ/cổ phiếu.…
Không nợ nần như L. nhưng T.P.Q - nhân viên một Cty chuyên về thiết bị công nghiệp cũng trắng tay vì mua phải cổ phiếu không có tính thanh khoản. Cuối tháng 8 vừa qua, nghe lời bạn đồng nghiệp, anh đã dồn hết số tiền dành dụm được (khoảng 200 triệu đồng) mua cổ phiếu OTC của một Cty xây dựng. Khi mua, T.P.Q cũng chỉ được bạn bè cho biết công ty này có mấy dự án về bất động sản mà thôi. Chỉ đến khi ngồi ở quán cà phê, nghe “lỏm" được câu chuyện của những người ngồi bàn bên cạnh, anh mới giật mình, biết được loại cổ phiếu mà mình mua chỉ có giá 15.000 đ/cổ phiếu và vẫn đang rao trên OTC. Trong khi đó, phải mua với giá 35.000 đ/cổ phiếu. Quay lại “lục vấn" người đồng nghiệp, hóa ra người bạn đó cũng như anh, không biết thông tin gì về cổ phiếu mà chỉ nghe lời ngon ngọt của những người chuyên môi giới CK…
Tưởng chỉ có người trẻ tuổi mới không tính toán khi tham gia vào TTCK, chuyện dở khóc, dở cười này còn xảy ra với cả những người vẫn được đánh giá là từng trải. Ông Ng. Kh, giảng viên một trường đại học đã gần đến tuổi nghỉ hưu mà vẫn “dại". Trước đây, khi nghe người ta bàn luận về CK, ông cho rằng đó là chuyện tào lao, không thể giàu bằng kiểu làm ăn đó. Nhưng, một lần ngồi uống bia cùng mấy người bạn, nghe lời của một người chuyên môi giới CK, ông đã “ném" gần hết khoản tiền kiếm được trong những năm dạy học để nhờ người bạn kia mua cổ phiếu. Tuy nhiên, ông còn nhanh trí hơn khi xử lý “đống giấy lộn" kia và chấp nhận chịu lỗ tý chút để thu hồi vốn.
Trước thực tế trên, khi mua cổ phiếu, nhà đầu tư cần tìm hiểu về cổ phiếu mình mua cũng như đơn vị phát hành ra cổ phiếu đó, không nên mua theo phong trào. Bước vào kinh doanh CK trước hết nhà đầu tư phải có kiến thức về tài chính.
© Copyright 2007 by Intellasia.net
0 Responses to “Chơi" chứng khoán không dễ!
Something to say?