Lên “sàn ngoại” - Không phải dễ!
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Gần đây các công ty tư vấn, sàn giao dịch chứng khoán nước ngoài đã có những buổi giới thiệu với doanh nghiệp Việt Nam cách thức và cơ hội phát hành cổ phiếu tại các thị trường này. Qua đó cho thấy, việc doanh nghiệp Việt có thể IPO và lên “sàn ngoại” là chuyện không dễ.
“Chuẩn” ngoại khắt khe hơn
Theo các chuyên gia, các nhà tư vấn thì cái được khi niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) nước ngoài chính là doanh nghiệp sẽ dễ dàng huy động được nguồn vốn lớn cho những dự án phát triển, cũng như làm tăng thêm tính thanh khoản cho cổ phiếu của mình. Đặc biệt, uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp Việt Nam sẽ được nâng cao hơn trong mắt của các nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp mở rộng thị trường ra các nước.
Liên tục trong năm 2007, các nhà quản lý sàn giao dịch, các công ty tư vấn từ TTCK Singapore, Hồng Kông, Hàn Quốc, Anh... và nay là Mỹ đã có những buổi giới thiệu với các doanh nghiệp Việt Nam về cơ hội và lợi ích khi niêm yết cổ phiếu (CP) tại các thị trường này. Mỗi sàn giao dịch đó đều có những quy định riêng của cơ quan quản lý. Đặc biệt đối với các TTCK đã phát triển lâu đời thì các quy tắc để một công ty có thể đưa CP lên niêm yết và giao dịch càng khắt khe hơn.
Chẳng hạn, để được niêm yết tại Hồng Kông, các doanh nghiệp phải đạt doanh thu 64 triệu USD, lợi nhuận là 6,4 triệu USD trong 3 năm gần nhất và có giá trị vốn hóa thị trường khoảng 256 triệu USD... Trong khi đó, tại sàn chứng khoán chính thức của Singapore thì doanh nghiệp phải có lợi nhuận trước thuế cộng dồn trong 3 năm gần nhất là 7,5 triệu đô la Singapore trở lên và quy mô vốn hóa thị trường khoảng từ 15 triệu USD trở lên. Còn tại TTCK London (Anh), doanh nghiệp phải có vốn tối thiểu khoảng 500 triệu USD và phải thông qua một nhà tư vấn được chỉ định; Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm nhiệm Tổng giám đốc của công ty... Ngoài ra, các doanh nghiệp phải đáp ứng được những chuẩn mực về báo cáo tài chính, công bố thông tin trước và trong thời gian niêm yết.
Tổng giám đốc một công ty chứng khoán tại TP.HCM cho biết, điều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam là các văn bản luật đối với công ty niêm yết trên TTCK của mỗi nước khác nhau. Do đó quá trình tìm hiểu và chuẩn bị sẽ rất lâu và công ty Việt Nam nào phải có quyết tâm lắm mới có thể thực hiện. Đại diện Quỹ đầu tư Indochina Capital Vietnam Holding Limited tiết lộ, quỹ này đã mất 9 tháng chuẩn bị hồ sơ để niêm yết trên sàn chứng khoán London dù đã có trụ sở đặt tại London và vốn huy động là bằng ngoại tệ từ nhà đầu tư nước ngoài.
Chi phí lớn
Một số doanh nghiệp Việt Nam đã đưa ra kế hoạch niêm yết CP trên sàn chứng khoán nước ngoài và được cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận như: Vinamilk, Kinh Đô, FPT... và gần đây nhất có Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI), Nhiệt điện Phả Lại (PPC).
Nếu như chi phí tư vấn để một công ty Việt Nam phát hành CP lần đầu (IPO) tại thị trường trong nước chỉ khoảng 1-2% tổng doanh số phát hành (tính theo mức giá khởi điểm) thì tại TTCK London, chi phí này lên đến 4-8% tổng doanh số phát hành. Còn với chi phí tư vấn để chuẩn bị, hoàn thành hồ sơ niêm yết tại TTCK Việt Nam thì theo ông Hồ Công Hưởng - Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Hoàng Gia - chỉ tối đa khoảng 300 triệu đồng. Trong khi đó, chi phí để niêm yết tại TTCK Singapore ước tính lên tới gần 1 triệu USD. Chưa kể khi niêm yết ở “sàn ngoại”, các doanh nghiệp Việt Nam trước đó bắt buộc phải thuê kiểm toán nước ngoài với chi phí khoảng 30.000 USD trở lên, trong khi phí thuê kiểm toán trong nước chỉ tối đa là 100 triệu đồng. “Đó là chưa tính phí thuê luật sư nước ngoài mà công ty Việt Nam phải thực hiện trong quá trình theo dõi biến động của TTCK, theo dõi và điều chỉnh để giữ cho các hồ sơ, báo cáo của công ty luôn phù hợp với quy định của luật pháp nước sở tại...” - ông Hồ Công Hưởng nói.
Một vấn đề khác đối với doanh nghiệp Việt Nam khi lên “sàn ngoại” chính là vấn đề thanh toán và chọn đồng tiền niêm yết. Các chuyên gia cho rằng nếu niêm yết ở TTCK nước ngoài thì doanh nghiệp phải niêm yết bằng ngoại tệ và trả cổ tức cho cổ đông nước ngoài bằng ngoại tệ. Khi đó, việc thanh toán ngoại hối hay chuyển đổi từ đồng nội tệ sang ngoại tệ đối với doanh nghiệp sẽ được thực hiện ra sao thì chưa được hướng dẫn cụ thể. Ông Andy Lai – Tổng giám đốc Công ty Yorkshire Capital Limited (Hồng Kông) cho rằng, quan trọng nhất là doanh nghiệp phải xác định tại sao muốn IPO ở thị trường nước ngoài? Doanh nghiệp đã đạt đủ các tiêu chuẩn của TTCK đó đưa ra hay chưa? Chọn TTCK nào cho phù hợp với công ty? Theo ông Andy Lai, nhiều chủ doanh nghiệp không có kế hoạch niêm yết; không nắm rõ các điểm mạnh và yếu của công ty mình hoặc chưa hiểu đầy đủ về bản chất của TTCK; không có phương án kinh doanh cụ thể... Tất cả những điều đó phải được chuẩn bị trước nếu như muốn IPO hay niêm yết trên “sàn ngoại”.
Rõ ràng sẽ còn rất nhiều vấn đề mà bản thân doanh nghiệp trong nước và cơ quan quản lý phải thực hiện trước khi đưa CP Việt Nam xuất ngoại.
(Theo ThanhNien)
“Chuẩn” ngoại khắt khe hơn
Theo các chuyên gia, các nhà tư vấn thì cái được khi niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) nước ngoài chính là doanh nghiệp sẽ dễ dàng huy động được nguồn vốn lớn cho những dự án phát triển, cũng như làm tăng thêm tính thanh khoản cho cổ phiếu của mình. Đặc biệt, uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp Việt Nam sẽ được nâng cao hơn trong mắt của các nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp mở rộng thị trường ra các nước.
Liên tục trong năm 2007, các nhà quản lý sàn giao dịch, các công ty tư vấn từ TTCK Singapore, Hồng Kông, Hàn Quốc, Anh... và nay là Mỹ đã có những buổi giới thiệu với các doanh nghiệp Việt Nam về cơ hội và lợi ích khi niêm yết cổ phiếu (CP) tại các thị trường này. Mỗi sàn giao dịch đó đều có những quy định riêng của cơ quan quản lý. Đặc biệt đối với các TTCK đã phát triển lâu đời thì các quy tắc để một công ty có thể đưa CP lên niêm yết và giao dịch càng khắt khe hơn.
Chẳng hạn, để được niêm yết tại Hồng Kông, các doanh nghiệp phải đạt doanh thu 64 triệu USD, lợi nhuận là 6,4 triệu USD trong 3 năm gần nhất và có giá trị vốn hóa thị trường khoảng 256 triệu USD... Trong khi đó, tại sàn chứng khoán chính thức của Singapore thì doanh nghiệp phải có lợi nhuận trước thuế cộng dồn trong 3 năm gần nhất là 7,5 triệu đô la Singapore trở lên và quy mô vốn hóa thị trường khoảng từ 15 triệu USD trở lên. Còn tại TTCK London (Anh), doanh nghiệp phải có vốn tối thiểu khoảng 500 triệu USD và phải thông qua một nhà tư vấn được chỉ định; Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm nhiệm Tổng giám đốc của công ty... Ngoài ra, các doanh nghiệp phải đáp ứng được những chuẩn mực về báo cáo tài chính, công bố thông tin trước và trong thời gian niêm yết.
Tổng giám đốc một công ty chứng khoán tại TP.HCM cho biết, điều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam là các văn bản luật đối với công ty niêm yết trên TTCK của mỗi nước khác nhau. Do đó quá trình tìm hiểu và chuẩn bị sẽ rất lâu và công ty Việt Nam nào phải có quyết tâm lắm mới có thể thực hiện. Đại diện Quỹ đầu tư Indochina Capital Vietnam Holding Limited tiết lộ, quỹ này đã mất 9 tháng chuẩn bị hồ sơ để niêm yết trên sàn chứng khoán London dù đã có trụ sở đặt tại London và vốn huy động là bằng ngoại tệ từ nhà đầu tư nước ngoài.
Chi phí lớn
Một số doanh nghiệp Việt Nam đã đưa ra kế hoạch niêm yết CP trên sàn chứng khoán nước ngoài và được cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận như: Vinamilk, Kinh Đô, FPT... và gần đây nhất có Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI), Nhiệt điện Phả Lại (PPC).
Nếu như chi phí tư vấn để một công ty Việt Nam phát hành CP lần đầu (IPO) tại thị trường trong nước chỉ khoảng 1-2% tổng doanh số phát hành (tính theo mức giá khởi điểm) thì tại TTCK London, chi phí này lên đến 4-8% tổng doanh số phát hành. Còn với chi phí tư vấn để chuẩn bị, hoàn thành hồ sơ niêm yết tại TTCK Việt Nam thì theo ông Hồ Công Hưởng - Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Hoàng Gia - chỉ tối đa khoảng 300 triệu đồng. Trong khi đó, chi phí để niêm yết tại TTCK Singapore ước tính lên tới gần 1 triệu USD. Chưa kể khi niêm yết ở “sàn ngoại”, các doanh nghiệp Việt Nam trước đó bắt buộc phải thuê kiểm toán nước ngoài với chi phí khoảng 30.000 USD trở lên, trong khi phí thuê kiểm toán trong nước chỉ tối đa là 100 triệu đồng. “Đó là chưa tính phí thuê luật sư nước ngoài mà công ty Việt Nam phải thực hiện trong quá trình theo dõi biến động của TTCK, theo dõi và điều chỉnh để giữ cho các hồ sơ, báo cáo của công ty luôn phù hợp với quy định của luật pháp nước sở tại...” - ông Hồ Công Hưởng nói.
Một vấn đề khác đối với doanh nghiệp Việt Nam khi lên “sàn ngoại” chính là vấn đề thanh toán và chọn đồng tiền niêm yết. Các chuyên gia cho rằng nếu niêm yết ở TTCK nước ngoài thì doanh nghiệp phải niêm yết bằng ngoại tệ và trả cổ tức cho cổ đông nước ngoài bằng ngoại tệ. Khi đó, việc thanh toán ngoại hối hay chuyển đổi từ đồng nội tệ sang ngoại tệ đối với doanh nghiệp sẽ được thực hiện ra sao thì chưa được hướng dẫn cụ thể. Ông Andy Lai – Tổng giám đốc Công ty Yorkshire Capital Limited (Hồng Kông) cho rằng, quan trọng nhất là doanh nghiệp phải xác định tại sao muốn IPO ở thị trường nước ngoài? Doanh nghiệp đã đạt đủ các tiêu chuẩn của TTCK đó đưa ra hay chưa? Chọn TTCK nào cho phù hợp với công ty? Theo ông Andy Lai, nhiều chủ doanh nghiệp không có kế hoạch niêm yết; không nắm rõ các điểm mạnh và yếu của công ty mình hoặc chưa hiểu đầy đủ về bản chất của TTCK; không có phương án kinh doanh cụ thể... Tất cả những điều đó phải được chuẩn bị trước nếu như muốn IPO hay niêm yết trên “sàn ngoại”.
Rõ ràng sẽ còn rất nhiều vấn đề mà bản thân doanh nghiệp trong nước và cơ quan quản lý phải thực hiện trước khi đưa CP Việt Nam xuất ngoại.
(Theo ThanhNien)
0 Responses to Lên “sàn ngoại” - Không phải dễ!
Something to say?