Thông tin thị trường

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

- Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM và Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội nghỉ giao dịch từ ngày 30-4 đến hết ngày 4-5, trở lại hoạt động từ 5-5.

- Giao dịch của cổ đông nội bộ: Ông Phạm Văn Mạnh, em ông Phạm Văn Tuấn - chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần vật tư kỹ thuật nông nghiệp Cần Thơ (TSC), đăng ký mua 25.000 cổ phiếu TSC. Ông Mạnh cũng vừa kết thúc giao dịch mua 3.000 cổ phiếu TSC vào ngày 26-4. Đặng Ngọc Phượng - chị ông Đặng Phong Lưu - thành viên ban kiểm soát Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) - không bán 15.650 cổ phiếu SSI như đăng ký do giá cổ phiếu giảm.

- Tổng công ty cổ phần Khoan và dịch vụ khoan dầu khí (PVD) xin gia hạn công bố báo cáo tài chính vì vừa đưa vào áp dụng phần mềm quản trị thông tin kế toán tài chính nên gặp khó khăn trong việc lập báo cáo tài chính hợp nhất. Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (BMI) xin gia hạn thời gian nộp báo cáo tài chính hàng quí vì việc tập hợp số liệu bị chậm.

- Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Bình Chánh (BCCI) chia cổ tức năm 2007 là 12%. Năm 2008, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế gần 288 tỉ đồng, dự kiến cổ tức năm 2008 là 15%.

(Theo TuoiTre)

 

Cổ phiếu nên bán ra lúc nào?

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Thị trường chứng khoán đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều người. Nhưng đó cũng là một lĩnh vực có nhiều yếu tố may rủi. Bạn đã biết lúc nào thì nên bán cổ phiếu ra?

Hãy bán cổ phiếu khi giá của nó hạ ít hoặc giữ ổn định trong thời gian vài tháng.

Bán cổ phiếu khi giá của nó tăng tới hoặc vượt mức bạn đã đặt ra.

Tìm hiểu thông tin về công việc kinh doanh của công ty bạn giữ cổ phiếu.

Đánh giá các xu hướng thu nhập, những thay đổi trong cách quản lý, sự tăng trưởng của lợi nhuận, hoặc các vấn đề cơ bản khác. Ngay cả khi giá cổ phiếu đã tăng, bạn cũng không nên vội vã bán ra ngay nếu thấy giá vẫn có xu hướng tiếp tục tăng.

Xem xét các sản phẩm của một công ty. Nếu công ty đó chỉ sản xuất một sản phẩm và không có ý định mở rộng thì bạn cũng nên nghĩ đến việc bán ra.

Tìm hiểu thông tin về các đối thủ cạnh tranh của công ty bạn giữ cổ phiếu. Nếu thị trường xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh thì có thể cổ phiếu của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.

(Theo STVN)

 

Đây là cơ chế tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài trong giao dịch chứng khoán.

Ngày 29/4, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Công văn số 759/UBCK-PTTT gửi các thành viên lưu ký thông báo về việc sử dụng hợp đồng mua bán ngoại tệ để xác nhận số dư của nhà đầu tư nước ngoài cho giao dịch chứng khoán.

Về vấn đề trên, Ủy ban Chứng khoán cho biết: Theo quy định hiện hành, nhà đầu tư khi bán chứng khoán hoặc quảng cáo bán chứng khoán (khi đặt lệnh mua chứng khoán hoặc quảng cáo mua chứng khoán), số dư chứng khoán (số dư tiền) trên tài khoản của khách hàng mở tại thành viên phải đáp ứng điều kiện về tỉ lệ ký quỹ chứng khoán (tiền).

Để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng nước ngoài khi đặt lệnh mua chứng khoán, thành viên lưu ký có thể xác nhận số dư với công ty chứng khoán về khả năng thanh toán của họ khi đặt lệnh giao dịch dựa trên hợp đồng mua bán ngoại tệ giữa thành viên và nhà đầu tư nếu có sự thỏa thuận (bằng văn bản) với công ty chứng khoán nơi họ mở tài khoản giao dịch chứng khoán.

Tuy nhiên, công ty chứng khoán cần yêu cầu các thành viên lưu ký phải cam kết chịu trách nhiệm đảm bảo thanh toán các giao dịch mua chứng khoán của các khách hàng của mình với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, Ngân hàng Thanh toán theo đúng quy định.

(Theo VnEconomy)

 

Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) vừa có văn bản gửi các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK), đề xuất một số giải pháp góp phần bình ổn giá thị trường.

VAFI kêu gọi các thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban điều hành tích cực mua cổ phiếu của công ty mình trong khả năng tài chính cho phép. Đồng thời, nên hết sức hạn chế việc bán cổ phiếu của mình trong bối cảnh hiện nay.

Trong giai đoạn TTCK suy giảm nhanh vừa qua, các thành viên chủ chốt của một số công ty đã công bố thông tin về việc mua cổ phiếu của công ty mình. VAFI đánh giá đây là những hành động rất tích cực và đáng trân trọng. Nếu hành động này diễn ra đồng thời tại nhiều công ty, thì hiệu quả trấn an tâm lý nhà đầu tư sẽ tăng lên rất nhiều.

Các lãnh đạo DN mua lại cổ phiếu làm tăng lòng tin cho nhà đầu tư.

Mua cổ phiếu cũng là thể hiện trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp với các cổ đông, làm tăng lòng tin của nhà đầu tư vào doanh nghiệp.

VAFI cũng đề nghị các doanh nghiệp công bố sớm kết quả kinh doanh quí I/2008, vì các nhà đầu tư đang rất muốn biết sức khoẻ của doanh nghiệp trong giai đoạn thị trường xáo động. Đầu tháng 5/2008 các DN có thể công bố vắn tắt kết quả kinh doanh quí I/2008 như doanh thu, lợi nhuận...

Vừa qua, chính sách chống lạm phát đã làm ảnh hưởng đến TTCK cũng như các doanh nghiệp. Một số kẻ đầu cơ cũng nhân cơ hội tung tin thất thiệt, hoặc thổi phồng tác động của lạm phát, gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý các nhà đầu tư cá nhân.

Tuy nhiên, qua khảo sát nhanh của VAFI, một số doanh nghiệp niêm yết đại diện trong ngành ngân hàng, bảo hiểm, xây dựng, bất động sản, vận tải, cao su, dược phẩm... vẫn hoạt động bình thường và giữ tốc độ tăng trưởng như quí IV/2007. Ngành xây dựng có thể gặp một số khó khăn tạm thời, nhưng các doanh nghiệp đều ý thức được về biến động giá và có kế hoạch ứng phó từ trước.

(Theo VietnamNet)

 

Nỗ lực ổn định thị trường chứng khoán

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 745 về Chương trình hành động thực hiện mục tiêu ổn định thị trường chứng khoán, kiềm chế lạm phát năm 2008.

Theo quyết định này, Bộ Tài chính đã đưa 5 kếhoạch trọng tâm nhằm ổn định thị trường chứng khoán:

Một là, thực thi các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán có tổ chức đồng thời với việc hạn chế rủi ro của thị trường tự do. Nghiên cứu ban hành quy định về phát hành chứng khoán riêng lẻ.

Hai là, nghiên cứu để sửa đổi các quy định theo hướng nâng cao tiêu chuẩn đối với phát hành chào bán chứng khoán, cấp phép thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.

Ba là, sửa đổi hoặc bổ sung các quy định liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán; quy chế hoạt động và cung cấp dịch vụ; thành lập công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài, các biện pháp kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Bốn là, xây dựng đề án giải pháp, phòng ngừa rủi ro và xử lý khủng hoảng trên thị trường chứng khoán.

Năm là, đổi mới cơ chế quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác; cơ chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam; tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ và đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty và doanh nghiệp Nhà nước để kịp thời phát hiện, hấn chỉnh để báo cáo và đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các biện pháp tăng cường quản lý và hướng dẫn hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của các tập đoàn kinh tế.

Ngoài ra, Nghị định này vẫn có đã đưa ra một số các biện pháp nhằm ổn định thị trường tài chính ngân hàng, doanh nghiệp bảo hiểm…

Trong phần phân công nhiệm vụ, Bộ Tài chính cũng giao Ủy ban Chứng khoán thực hiện tham gia các chương trình dưới đây và hoàn thành báo cáo Bộ trong tháng 5:

* Báo cáo về các biện pháp kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài (đã báo cáo).

* Xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ về phát hành chứng khoán riêng lẻ.

* Các quy định liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán: Quy chế hoạt động và cung cấp dịch vụ, thành lập công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài.

*Dự thảonội dung Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giải pháp, phòng ngừa rủi ro và xử lý khủng hoảng trên thị trường chứng khoán.

* Xây dựng nội dung Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thu hẹp thị trường tự do, phát triển thị trường có tổ chức.

* Báo cáo Bộ để sửa đổi các quy định theo hướng nâng cao tiêu chuẩn đối với phát hành chào bán chứng khoán, cấp phép thành lập đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.

(Theo VnEconomy)

 

Mua doanh nghiệp trên sàn rẻ hơn thành lập mới

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Giá cổ phiếu xuống thấp hơn giá trị sổ sách đang tạo ra cơ hội vàng cho những nhà đầu tư muốn mua doanh nghiệp để nắm giữ lâu dài.

Điều tra của Tập đoàn Tư vấn Kế toán và Tư vấn doanh nghiệp Grant Thornton mới đây cho biết, hơn 30% doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam có kế hoạch đầu tư vốn để mua lại những doanh nghiệp khác nhằm mục đích mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh trong vòng 3 năm tới; trong khi chỉ có 3% cho biết họ có ý định bán doanh nghiệp của mình.

Cung - cầu mất cân đối, lẽ ra giá trị doanh nghiệp phải được giao dịch với giá cao, nhưng nghịch lý thay hiện nay doanh nghiệp lại bị bán với giá rất rẻ.

Cách đầu tưtiện lợi hơn

Việc thành lập mới doanh nghiệp, ngoài đòi hỏi về vốn, những người sáng lập phải mất nhiều thời gian tổ chức hệ thống quản lý, sản xuất; xây dựng nhà xưởng, mạng lưới khách hàng, thương hiệu...

Để đưa một doanh nghiệp mới thành lập vào hoạt động ổn định và bắt đầu có lãi, nhà đầu tư phải đổ công sức, tiền của trong nhiều năm. Đó là chưa kể những rủi ro tiềm ẩn bởi bộ máy quản trị, điều hành chưa hiệu quả; thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt... làm cho doanh nghiệp thua lỗ, nhà đầu tư bị mất hết tiền của.

Do đó tại những nước phát triển, hằng năm số doanh nghiệp phá sản cũng gần bằng số doanh nghiệp mới thành lập. Vì vậy có tới 44% các nhà đầu tư trên thế giới thích mua lại doanh nghiệp để mở rộng sản xuất, kinh doanh hơn là thành lập mới. Con số này cao hơn gần 50% so với ở Việt Nam.

Giá thịtrường thấp hơn vốn chủsởhữu

Với mức giá cổ phiếu hiện tại, giá trị vốn hóa (tính theo thị trường) nhiều doanh nghiệp thấp hơn giá trị sổ sách.

Mặc dù vẫn làm ăn khấm khá, tương lai xán lạn, nhưng cổ phiếu của Công ty Cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (SAM) trên sàn giao dịch chứng khoán hiện tại chỉ có 35.700 đồng. Với mức giá đó thì tổng vốn hóa của SAM chỉ đạt 2.335 tỉ đồng (vốn điều lệ 654 tỉ đồng), thấp hơn 97 tỉ đồng so với giá trị vốn chủ sở hữu thể hiện trên sổ sách của doanh nghiệp.

Còn cổ phiếu của Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (GIL) trong phiên giao dịch ngày 29-4 mặc dù tăng nhưng chỉ đạt 26.500 đồng. GIL có vốn điều lệ 102 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu là 333 tỉ đồng. Vì giá cổ phiếu thấp nên theo thị trường, GIL chỉ có giá trị 270 tỉ đồng, thấp hơn 63 tỉ đồng (tương đương giảm 19%) so với nguồn vốn chủ sở hữu của công ty.

Hầu hết các doanh nghiệp niêm yết đã hoạt động nhiều năm nên vốn tích lũy gia tăng nhiều nhưng không thể hiện được trên sổ sách.

Trong đó, tích lũy về giá trị đất đai, hệ thống tổ chức, mạng lưới khách hàng, giá trị thương hiệu... rất khó định giá theo thời điểm hiện tại mà thường ghi chép theo giá trị đầu tư ban đầu.

Chẳng hạn, vị trí trụ sở Chi nhánh Ngân hàng ACB tại đường Mạc Đĩnh Chi, quận 3 - TPHCM, trước đây mua chỉ có 5 tỉ đồng, nhưng hiện tại lên đến hàng trăm tỉ đồng...

Vì nền kinh tế vĩ mô chưa ổn định nên nhiều nhà đầu tư còn chần chừ chưa mua cổ phiếu, do đó giá trị doanh nghiệp càng xuống thấp.

Nhiều chuyên gia cho rằng đây là cơ hội vàng cho những ai muốn mua doanh nghiệp để nắm giữ lâu dài.

(Theo NLD)

 

Cổ phiếu ngành dược: Sẽ ăn điểm

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Khi cổ phiếu các ngành tài chính, bất động sản mất đi tính hấp dẫn vốn có thì những ngành sản xuất có tính đặc thù như ngành dược sẽ... ăn điểm.

Đời sống phát triển đồng nghĩa với nhu cầu chi dùng của người dân cho các sản phẩm dược phẩm ngày một tăng cao. Tổng giá trị sử dụng thuốc cả nước mỗi năm tăng từ 15-17% (năm 2007 ước khoảng hơn 1,1 tỷ USD).

Tuy nhiên, thuốc sản xuất trong nước mới đáp ứng được hơn 40% nhu cầu. Do đó, tiềm năng phát triển của ngành dược phẩm trong các năm tới là rất lớn.

Cả nước có gần 200 Cty dược phẩm nhưng chỉ có một số ít DN có tên tuổi như Dược Hậu Giang, Traphaco, Mekophar, Imexpharm, Domesco...

Trên thị trường, các cổ phiếu dược phẩm luôn nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư bên cạnh những ngành như dầu khí, viễn thông...

Hiện mới có ba DN dược phẩm đã niêm yết là Dược Hậu Giang (DHG), Domesco (DMC) và Imexpharm (IMP). Cả ba DN này đều là những hãng dược phẩm hàng đầu trong nước, có thị phần lớn và thương hiệu được đông đảo người tiêu dùng biết đến. Sau một thời gian tích cực "gom", tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại ba DN này đã ở mức khá cao.

Báo cáo tài chính của 3 cổ phiếu trên sàn





Dược


Hậu Giang

Domesco

Imexpharm

Vốn điều lệ (tỷ đồng)

200,0

137,7

116,6

Vốn hoá(tỷ đồng)

3420,0

1538,6

1457,4

Doanh thu 2007 (tỷ đồng)

1269,3

811,1

451,6

Lợi nhuận sau thuế 2007 (tỷ đồng)

127,1

64,2

54,5

EPS (đồng)

12.659

4.949

5.951

Tỷ lệ sở hữu nước ngoài (%)

37,7

46,4

43,5


( Nguồn: Báo cáo tài chính các DN)

Các kết quả kinh doanh của 3 Cty đều có sự tăng trưởng rất cao. Trong đó, doanh thu của DHG năm 2007 gần gấp 3 lần năm 2004 (từ 450,7 tỷ đồng lên 1.269 tỷ đồng), đồng thời lợi nhuận sau thuế cũng tăng từ 23,9 tỷ đồng lên 127 tỷ đồng.

So với các DN thuộc các lĩnh vực khác, EPS của các DN dược phẩm luôn ở mức cao (trên 5.000 đ/CP). Sự sụt giảm của thị trường cũng đã đưa giá của ba cổ phiếu dược phẩm này về mức khá hấp dẫn.

Xét về tiềm năng tăng trưởng của ngành cũng như trong tình hình nền kinh tế hiện tại, các cổ phiếu dược phẩm là một cơ hội rất tốt để đầu tư. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, các DN dược đã có sự đầu tư chiều sâu vào công tác nghiên cứu và triển khai (R&D), cho ra đời thêm nhiều loại sản phẩm mới, không ngừng phổ biến rộng rãi hình ảnh thương hiệu đồng thời phát triển hệ thống phân phối ra hầu khắp các tỉnh thành.

Mặc dù ngành dược là một ngành hấp dẫn nhưng nhà đầu tư cần phải thận trọng đối với các cổ phiếu trong ngành này. Trước hết, đó là sự tăng giá của nguyên vật liệu dược phẩm, nhiên liệu, vật tư ngành nhựa, ngành giấy,... ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN.

Hơn nữa, điều “đặc thù” như cổ phiếu ngành này đó là kể từ ngày 1/7/2008, DN sản xuất không đạt tiêu chuẩn GMP theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (GMP-WHO) và DN xuất nhập khẩu và kinh doanh dược có hệ thống kho bảo quản không đạt tiêu chuẩn GSP sẽ phải ngừng sản xuất và ngừng xuất nhập khẩu trực tiếp.

Theo lộ trình trên, sẽ có không ít DN sản xuất tân dược buộc phải ngừng hoạt động, chuyển từ trực tiếp sản xuất sang làm gia công cho các DN đủ tiêu chuẩn. Và vì vậy, các nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ nếu muốn thật sự... ghi điểm.

(Theo DDDN)

 

Ngày 29/4, thị trường Trung Quốc một mình tăng điểm trong khi chứng khoán thế giới đồng loạt lùi bước.

Chứng khoán châu Á: Trung Quốc tăng điểm

Chứng khoán châu Á phiên giao dịch hôm thứ ba chia vui cùng thị trường Hồng Kông, Trung Quốc. Tuy vậy, màu đỏ lại hiện diện trên bảng điện tử nhiều thị trường lớn khác, trong khi đó thị trường Nhật nghỉ giao dịch do 29/4 là ngày nghỉ lễ của nước này.

Chứng khoán Hồng Kông phiên giao dịch này đã tăng 0,97%, nguyên nhân do cổ phiếu của Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China) tăng mạnh do thông tin lợi nhuận quý 1/2008 của ngân hàng này tăng cao hơn mức dự báo trước đó.

Thông tin hỗ trợ khác đến từ Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC), ngân hàng lớn nhất thế giới về giá trị thị trường này công bố lợi nhuận quý 1/2008 đạt 31,1 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 4,7 tỷ USD, tăng 77% so với quý 1/2007.

Thông tin từ Singapore cho hay, Ngân hàng Trung ương nước này dự báo lạm phát của Singapore có thể sẽ tăng 4% trong 6 tháng cuối năm nay.

Trước tình hình lạm phát tăng cao, Ngân hàng Trung ương Singapore đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, trong đó có biện pháp nâng giá đồng Đô la Singapore. Được biết, kể từ đầu năm tới này, đồng Đô la Singapore đã tăng 5,4% so với đồng USD.

Chỉ số Straits Times của Singapore phiên này đảo chiều khi giảm 0,91%.

Đểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên giao dịch hôm thứ ba đã giảm 2,07%. Chỉ số KOSPI Composite Hàn Quốc giảm 0,64%.

Cuối cùng, chứng khoán Trung Quốc bất ngờ tăng điểm sau khi Bank of China, ICBC và hãng Baoshan Iron & Steel thông báo lợi nhuận quý 1/2008 tăng 16%. Cổ phiếu của nhiều công ty lớn khác cũng tăng điểm, kéo chỉ số Shanghai Composite tăng 1,4%.

Chứng khoán Châu Âu: Thời của dầu khí

Ngân hàng lớn nhất nước Đức, Deutsche Bank AG vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2008. Theo đó, hãng này lỗ 220,4 triệu USD đồng thời hãng cũng phải bơm thêm 2,7 tỷ Euro, tương đương 4,2 tỷ USD để giải quyết các khoản phải bù lỗ.

Một hãng khác từ Đức cũng công bố kết quả kinh doanh quý 1/2008, BMW thông báo lợi nhuận trước thuế của hãng đạt 539 triệu Euro, tương đương 844 triệu USD, giảm 24,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, Royal Dutch Shell lại công bố khoản lợi nhuận khổng lồ lên đến 7,85 tỷ USD. Đây là kết quả vượt trên những dự báo trước đó của giới phân tích.

Cùng có kết quả kinh doanh khả quan với Shell, đại gia dầu khí Anh Quốc BP đã công bố khoản lợi nhuận quý 1/2008 lên đến 6,49 tỷ USD, đây là kết quả vượt trên những ước tính trước đó.

Trước những thông tin không mấy sáng sủa và tâm lý chờ đợi quyết định về lãi suất cơ bản của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), chứng khoán châu Âu đồng loạt giảm điểm.

Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 1 điểm, tương ứng -0,02%, đóng cửa ở mức 6.089,40.

Điểm qua chứng khoán Đức và Pháp: Chỉ số DAX phiên này giảm 0,58%, trong khi đó chỉ số CAC 40 giảm 0,71%.

Chứng khoán Mỹ: Tiếp tục chờ FED

Hôm thứ ba, chỉ số niềm tin tiêu dùng ở Mỹ đã giảm từ 65,9 điểm trong tháng 3 xuống 62,3 trong tháng 4, đây là mức thấp nhất kể từ năm 2003 đến nay.

Liên quan đến công bố thông tin lợi nhuận quý 1/2008 của các tập đoàn Mỹ, tính đến ngày 29/4, đã có 292 công ty trong chỉ số S&P 500 công bố lợi nhuận quý 1/2008. Trong đó có 187 công ty công bố mức lãi vượt dự tính, 35 công ty bằng mức dự báo và 70 công ty ở mức thấp hơn dự báo.

Tin tức mới nhất cho hay, Citigroup thông báo đang lên kết hoạch bán một lượng cổ phiếu phổ thông có tổng giá trị 3 tỷ USD để tăng vốn, kết hoạch này ngay lập tức đã đưa giá cổ phiếu của hãng này tụt xuống.

Trong khi đó, phiên giao dịch này giá dầu giao tháng năm tại New York đã giảm gần 3 USD/thùng, kết thúc ngày giao dịch, giá dầu đóng cửa ở mức 115,63 USD/thùng.

Chứng khoán Mỹ tiếp tục có diễn biến giống phiên giao dịch đầu tuần khi các nhà đầu tư vẫn nghe ngóng tinh tức về quyết định cắt giảm lãi suất cơ bản của FED, dự kiến công bố vào ngày 30/4.

Hơn nữa, các chỉ số vẫn giữ thế "xôi đỗ" trước đó, khi chỉ số Nasdaq tiếp tục giữ màu xanh trong khi hai chỉ số Dow Jones và S&P 500 duy trì màu đỏ.

Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 39,81 điểm, tương đương -0,31%, đóng cửa ở mức 12.831,94.

Chỉ số Nasdaq phiên này tăng 1,70 điểm, tương ứng với 0,07%, đóng ở mức 2.426,10.

Cuối cùng, chỉ số S&P 500 giảm 5,43 điểm, tương đương -0,39%, đóng cửa ở mức 1.390,94.

Thị trường

Chỉ số

Phiên trước

Đóng cửa

Tăng / giảm (điểm)

Tăng / giảm (%)

Mỹ

Dow Jones

12.871,75

12.831,94

-39,81

-0,31

Nasdaq

2.424,40

2.426,10

+1,70

+0,07

S&P 500

1.396,37

1.390,94

-5,43

-0,39

Anh

FTSE 100

6.090,40

6.089,40

-1,00

-0,02

Đức

DAX

6.925,33

6.885,34

-39,99

-0,58

Pháp

CAC 40

5.012,75

4.977,10

-35,65

-0,71

Đài Loan

Taiwan Weighted

9.079,60

8.891,74

-187,86

-2,07

Nhật

Nikkei 225

13.894,37

N/A

N/A

N/A

Hồng Kông

Hang Seng

25.666,29

25.914,15

+247,86

+0,97

Hàn Quốc

KOSPI Composite

1.823,17

1.811,51

-11,66

-0,64

Singapore

Straits Times

3.205,91

3.172,36

-29,27

-0,91

Trung Quốc

Shanghai Composite

3.474,72

3.523,41

+48,68

+1,40


(Theo TBKTVN)

 

Cổ đông của CTCP Mía đường La Ngà đang “ngồi trên lửa” trước thông tin ông Chủ tịch HĐQT “ôm” gần 17 tỷ đồng chơi cổ phiếu thua lỗ.

Ngày 09/04, các cổ đông của Công ty Cổ phần mía đường La Ngà (xã La Ngà, huyện Định Quán, Đồng Nai) nhận được thư mời dự đại hội cổ đông thường niên 2008, dự kiến diễn ra vào 8h ngày 22/04. Thế nhưng “đùng một cái” ít ngày sau, họ lại nhận được một thông báo khác do ông Phạm Như Hoá, Chủ tịch HĐQT thông báo tạm hoãn vì “việc tổ chức đại hội còn có một số vấn đề cần giải quyết trước khi tiến hành đại hội”, “đại hội sẽ tạm hoãn sau khi giải quyết xong các vấn đề trên…”

Bức xúc vì không hiểu lý do và cũng không được giải thích cụ thể, nhiều cổ đông “tích cực” đã tiến hành tìm hiểu nguyên nhân. Cuối cùng họ mới té ngửa ra rằng: đại hội buộc phải tạm hoãn vì ông Chủ tịch HĐQT “dính” vào vụ ôm tiền chơi cổ phiếu trên sàn chứng khoán.

Theo nhiều cổ đông, ngày 18/04 vừa qua, HĐQT Công ty Cổ phần mía đường La Ngà đã tổ chức cuộc họp bất thường để nghe Chủ tịch HĐQT Phạm Như Hoá giải thích về số tiền 16,840 tỷ đồng “đầu tư tài chính ngắn hạn” được nêu trong bản báo cáo tài chính do ông Hoá ký, dự kiến trình đại hội cổ đông thường niên.

Trong cuộc họp, ông Hoá đã thừa nhận dùng số tiền này để mua một số mã cổ phiếu chứng khoán trên sàn giao dịch TP.HCM dưới danh nghĩa cá nhân. Việc “ôm” tiền Nhà nước (chiếm 51%) và cổ đông để chơi chứng khoán không hề thông qua HĐQT và chưa xin phép cổ đông.

Theo các thành viên HĐQT đây là việc làm sai nguyên tắc, và do chứng khoán mất giá, nên việc mua cổ phiếu “tuỳ tiện” này làm thua lỗ nhiều tỷ đồng (tính đến thời điểm tháng 4/2008). HĐQT công ty đã đề nghị ông Hoá hoàn trả lại số tiền đã chiếm dụng trước 30/06, tuy nhiên chủ tịch HĐQT lại xin "khất nợ” đến cuối năm 2008.

Hiện hàng chục cổ đông của công ty đang tập hợp chữ ký, làm đơn gửi lên Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Ban chỉ đạo chống tham nhũng; Bộ Tài chính… phản ánh dấu hiệu làm trái nguyên tắc tài chính, lừa dối cổ đông và HĐQT của ông Phạm Như Hóa.

Bà Đào Thị Bằng, một cổ đông bức xúc nói: “Hơn một năm rồi chúng tôi chờ “đỏ mắt” mà không thấy công ty chia cổ tức (dù báo cáo sẽ chia cho cổ đông 8 tỷ đồng), làm ăn èo uột như vậy nhưng ông Chủ tịch HĐQT lại cầm tiền đi chơi chứng khoán. Cổ đông rất bức xúc, bởi nếu chứng khoán không tuột dốc, chắc gì ông Hoá đã “bị lộ”; còn trường hợp chứng khoán lên, ai biết được số tiền ông chủ tịch “tư túi” sẽ là bao nhiêu !?”

Một cổ đông khác đề nghị giấu tên cho biết: “Phải xử lý thật nghiêm, thậm chí đề nghị cơ quan điều tra vào làm rõ trách nhiệm của ông Hoá. Ngoài ra phải làm rõ, ai tiếp tay, làm ngơ cho ông Hoá "ôm" tiền "chùa" chơi chứng khoán...”

Khi được hỏi về trách nhiệm trong vụ Chủ tịch HĐQT “ôm" gần 17 tỷ dùng vào việc riêng, ông Lê Tài Anh, kế toán trưởng Công ty Cổ phần mía đường La Ngà thừa nhận việc ông Hoá dùng tiền chơi chứng khoán, không báo cáo HĐQT và cổ đông là sai, nhưng theo ông Anh: “mục đích là trong sáng, không vụ lợi nên cần được xem xét”. Về trách nhiệm của mình, ông Anh không trả lời mà nói HĐQT và Ban kiểm soát đã nắm rõ vấn đề, nếu cần báo chí liên hệ để tìm hiểu.

Chưa hết, nhiều cổ đông còn phản ánh thông tin, hiện Công ty vẫn chưa giải thích được một số việc mà theo họ có dấu hiệu “mờ ám”. Điển hình là vụ cho Công ty Thực phẩm miền Bắc thuê dây chuyền sản xuất bánh kẹo từ năm 2003 đến nay (mỗi năm trả 230 triệu) nhưng không biết số tiền này được thu chi ra sao?

Cổ đông còn thắc mắc việc Công ty đầu tư 5 tỷ đồng mua một lò hơi đốt than, nhưng chỉ sử dụng chưa tới nửa tháng đã phải “trùm mền” hơn 1 năm nay do không đủ lượng hơi để luyện đường. Theo cổ đông, đây là sự lãng phí rất lớn?

(Theo VietnamNet)

 

Ẩn sau việc đầu tư tưởng như đơn thuần, tỷ phú 90 tuổi này luôn có những toan tính xa hơn khiến một số tập đoàn lớn phải "dè chừng".

Tuy đã thành tỷ phú nhờ ngành dịch vụ khách sạn và kinh doanh song bạc, nhưng Kirk Kerkorian vẫn luôn có một sự quan tâm đặc biệt đến việc đầu tư vào ngành công nghiệp chế tạo ôtô. Sau khi đã thất bại trong nỗ lực kiểm soát General Motors (GM) và Chrysler trong những năm gần đây, hiện ông ta đang hướng sự quan tâm tới Ford.

Sau khi có những thông tin về việc tỷ phú 90 tuổi này đang có kế hoạch tăng tỷ lệ cổ phần của mình trong tập đoàn từ 4.7% lên 5.6% bằng cách mua 20 triệu cổ phiếu thông qua công ty đầu tư Tracinda của ông ta, giá cổ phiếu của Ford đã ngay lập tức tăng mạnh trong phiên giao dịch sáng thứ 2. Nếu điều này xảy ra, Tracinda sẽ sở hữu 120 triệu cổ phần của Ford với giá mua trung bình chỉ khoảng 7 USD/cp.

Chắc chắn rằng, sự mua vào mạnh mẽ này của Kerkorian có thể chỉ đơn giản là thể hiện sự ủng hộ cho kế hoạch mà Giám đốc điều hành của Ford Alan Mulally đưa ra. Nhờ kế hoạch này, Ford đã cắt giảm được khoảng 1.7 tỷ USD chi phí tính từ cuối năm 2006 đến nay thông qua việc đóng cửa một số nhà máy, cắt giảm nhân công và cải thiện tình trạng bán hàng ở Châu Âu. Trong một thời gian ngắn, việc này đã giúp Ford kiếm được một khoản lợi nhuận bất ngờ là 5 cent trên mỗi cổ phiếu trong quý 1-2008.

Tuy nhiên, Kerkorian chưa bao giờ chỉ bỏ tiền đầu tư một cách đơn thuần vào những công ty mà ông thấy được sự quản lý tốt. Kerkorian luôn muốn tham gia vào việc quản trị công ty. Ông đã thất bại trong việc nắm quyền kiểm soát Chrysler trước khi tập đoàn này bị tách khỏi Daimler.

Kerkorian còn làm ban lãnh đạo của GM bị “chấn động” vào 2005 và 2006, khi đã bất ngờ mua gom được lượng cổ phiếu có giá trị lên đến 800 triệu USD. Rốt cuộc là vào cuối năm 2006, ông ta đã bán hạ giá cổ phiếu của mình trong GM để kiếm lời sau khi Giám đốc Rick Wagoner thuyết phục được hội đồng cổ đông ủng hộ kế hoạch hoạt động của ông mà Kerkorian phản đối.

Ông Kevin Tynan, một nhà phân tích về ngành công nghiệp chế tạo ôtô của Argus Research, cho rằng: “Đây chắc chắn không phải chỉ là một sự đầu tư đơn thuần”. Có khả năng là Kerkorian muốn tăng tầm ảnh hưởng của mình trong Ford với mục đích cuối cùng là loại bỏ được số cổ phiếu hạng B, mà nhờ những cổ phần này, gia đình Ford có được 40% quyền biểu quyết dù tỉ lệ trong tổng số vốn của công ty chỉ là 4%.

Trong đại hội cổ đông hàng năm của Ford sẽ diễn ra vào 8-5, Hội đồng quản trị của Ford sẽ biểu quyết về việc duy trì số cổ phiếu hạng B. Năm ngoái, khoảng 27% đã bỏ phiếu chống lại việc thay đổi lượng cổ phần này, Kerkorian cần đạt được gấp đôi con số đó để đạt được mục đích. Với tỉ lệ cổ phần là 5.6%, ông ta vẫn còn cách rất xa mục tiêu, trừ khi có thể dựa vào tầm ảnh hưởng đang tăng lên của mình để thuyết phục những cổ đông khác thay đổi quyết định và ủng hộ ông.

“Để kiểm soát Ford, ông ta cũng gặp những trở ngại tương tự thậm chí còn khó khăn hơn ở GM”, K.Tynan nhận xét. Nhà phân tích này chỉ ra rằng Kerkorian có thể sẽ phải tranh đấu để có sự đồng thuận với những công ty chế tạo ôtô khác, rất giống với cách mà ông ta đã cố gắng để thúc đẩy GM kết hợp với Nissan và Renault.

Mặc dù đã đạt được kết quả kinh doanh vượt quá mong đợi trong 3 tháng đầu năm nay, Ford vẫn còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức phía trước. Các nhà phân tích dự đoán sự thua lỗ của Ford trong 3 quý tới, họ có cùng quan điểm rằng mỗi cổ phiếu của Ford sẽ mất đi 37 cent trong năm nay. Đây là hệ quả của sự thua lỗ lũy kế lên đến 15.2 tỷ USD trong 2 năm 2006 và 2007.

Cắt giảm chi phí chỉ là một vấn đề, bên cạnh đó là phải cải thiện những dòng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Điều này vẫn còn ngoài tầm kiểm soát của Mulally. Theo như nhận xét của nhà phân tích David Healy ( của Burnham Securities): “Chỉ có một mẫu xe là Focus đáp ứng được điều này, nhưng nó cũng không tạo ra lợi nhuận lớn”.

Các nhà phân tích đều cho rằng, tất cả những điều này sẽ mang đến cho Kerkorian một cơ hội khác để có một vị trí quan trọng có thể kiểm soát tập đoàn chế tạo ôtô khổng lồ này của Mỹ. Nếu thất bại trong việc dành được sự chú ý của Ban lãnh đạo, ông ta sẽ bán cổ phiếu của mình và kiếm lời.

“Ông ta mua được nó với giá rẻ”, Tynan nhận xét về số cổ phiếu của Ford mà Kerkorian nắm giữ, “ông ta luôn có thể hành động như đã làm đối với GM – kiếm được hàng triệu USD và rời bỏ tập đoàn”.

* Cổ phiếu hạng B: là một loại cổ phiếu đi kèm với quyền bỏ phiếu nhiều hơn hoặc ít hơn cổ phiếu hạng A. Cổ phiếu hạng A thường được cho rằng có quyền bỏ phiếu lớn hơn cổ phiếu hạng B, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Một số công ty tìm cách “tráo” tên hai loại cổ phiếu này, kết quả là cổ phiếu hạng A có ít quyền bỏ phiếu hơn cổ phiếu hạng B. ( Theo Investopedia)

(Theo Forbes)

 

Công ty Cổ phần Cáp Sài Gòn (CSG) sẽ chính thức niêm yết và giao dịch 29,7 tirệu cổ phiếu tại HASTC.

Theo Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC), ngày 6-5, Công ty Cổ phần Cáp Sài Gòn (CSG) sẽ chính thức niêm yết và giao dịch 29,7 tirệu cổ phiếu tại HASTC.

CSG có vốn điều lệ 300 tỉ đồng, trong đó Nhà nước sở hữu 31,14%, cổ đông trong, ngoài công ty sở hữu 68,86%;

Ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất, kinh doanh các loại cáp, vật liệu viễn thông, điện gia dụng; xuất nhập khẩu, sản phẩm cáp viễn thông và vật liệu điện dân dụng, công nghiệp.

Năm 2007, CSG đạt 549,1 tỉ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế đạt trên 20 tỉ đồng.

(Theo NLD)

 

Tin tài chính - chứng khoán

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

* Đại hội cổ đông năm 2008 Công ty cổ phần Quê Hương Liberty chiều 29.4 đã thông qua kết quả kinh doanh năm 2007 của công ty với tổng doanh thu đạt 187,5 tỉ đồng; lợi nhuận sau thuế 53,15 tỉ đồng; chia cổ tức 15% bằng tiền mặt.

Năm 2007, công ty đã tăng vốn điều lệ từ 110 tỉ đồng lên 180 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản (ROA) 10%; lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) 11%; thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) 2007 đạt 3.637 đồng. (N.Sơn)

* Nhiều công ty gửi đơn đến Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM để xin gia hạn thời gian nộp báo cáo tài chính quý 1/2008. Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PVD) xin gia hạn đến ngày 5.5 vì mới đưa vào sử dụng phần mềm quản trị thông tin kế toán tài chính nên có gặp một số khó khăn. Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình (HBC) xin gia hạn đến ngày 10.5 vì phải hợp nhất báo cáo toàn công ty. Tổng công ty Dịch vụ tổng hợp dầu khí (PET) xin gia hạn đến ngày 9.5 do thay đổi về mô hình hoạt động công ty mẹ - con nên cần thời gian tổng hợp số liệu. Công ty cổ phần thủy điện Ry Ninh II (RHC) xin gia hạn đến ngày 25.5 do chuẩn bị đại hội cổ đông thường niên 2008 nên chưa kịp lập báo cáo. (M.P)

(Theo ThanhNien)

 

VN Index - hướng đi hợp lý?

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

TTCK trồi, sụt, lên, xuống thất thường, trong đó xu hướng giảm là chủ đạo trong suốt hơn một năm qua kể từ khi VN-Index đạt đỉnh 1.170 điểm vào ngày 25/3/2007.

Nhưng yếu tố nào làm VN-Index giảm sâu trong thời gian vừa qua? Đó là tình hình giải chấp cổ phiếu của các NHTM, các giải pháp của cơ quan quản lý, nhiễu thông tin và rối rắm trong phát ngôn đặc biệt là từ các chuyên gia.

Kịch bản sau khi NHTM giải chấp CP cầm cố

Ở thời điểm nhiều nhất các NHTM cho vay khoảng 20.000 tỷ đồng chiếm 1% so với tổng tài sản 2 triệu tỷ đồng và thời điểm hiện nay khoảng 9.000 - 10.000 tỷ (chiếm khoảng 0,5% tài sản).

Tuy vậy, theo TS Lê Xuân Nghĩa - Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng thuộc NHNN thì đây không phải là tỷ lệ cao. Các NHTM hoàn toàn có thể chiụ đựng được trong giai đoạn hiện nay để ngưng giải chấp.

Thêm nữa, Chính phủ đã chỉ đạo NHNN cho vay tái chiết khấu với lãi suất 9%/năm khi NHTM thiếu tính thanh khoản. Sau vài phiên tăng trần liên tục với biên độ thu hẹp, thị trường đã đảo chiều nhanh chóng của VN-Index khi sang ngày thứ hai nới biên độ. Vì vậy, nhà đầu tư hoàn toàn có cơ sở nghi ngại về một đợt giải chấp tiếp theo của NHTM.

Vì xét về mặt lý, NHTM có quyền làm vậy khi tính thanh khoản của chứng khoán cầm cố ngày càng yếu cộng thêm nhiều điều kiện vĩ mô không thuận lợi như khan hiếm tiền đồng, mua tín phiếu bắt buộc của NHNN.

Hiện nay, hầu hết các NHTM đang dừng hết cho vay các khoản repo cầm cố. Nếu có thì lãi suất rất cao lên tới 1,7%, 1,8%/tháng. Đến ngày 31/12/2007, khi hạn mức cho vay về 3% dư nợ của NHNN có hiệu lực thì đa số các ngân hàng thương mại chủ yếu thu tiền về trừ các hợp đồng còn hạn.

Bên cạnh đó, khi giá cổ phiếu xuống thì những hợp đồng còn hạn này một là đóng thêm tiền, hai là giải chấp. Nếu đóng thêm tiền đến hết hạn hợp đồng mà các ngân hàng không gia hạn hợp đồng buộc nhà đầu tư phải thanh lý trả nợ ngân hàng.

Nếu không trả được nợ, buộc ngân hàng phải giải chấp. Các nhà đầu tư đang thực sự đau đầu bởi ngân hàng không gia hạn cho vay tiếp.

Nhưng nếu được vay tiếp đi chăng nữa thì lãi suất quá cao, nếu bán đi thì mất cả chì lẫn chài. Ví dụ cách đây 6 tháng, nhà đầu tư có 1.000 cổ phiếu REE trị giá 160 triệu.

Nhà đầu tư có thể cầm cố để vay tối đa 60 triệu. Thế nhưng ai có thể ngờ giá của REE hiện nay chưa tới 60.000 đồng/CP. Ngoài việc phải đóng thêm tiền, nếu giờ đây hợp đồng hết hạn nhà đầu tư sẽ trắng tay vì tiền bán CP chỉ đủ trả ngân hàng và điều này có thể lý giải tại sao một loạt cổ phiếu bluechips một thời như REE, SAM, GMD, FPT, SSI giảm đến không ngờ.

Một nghịch lý là nếu người dân thế chấp sổ đỏ để trồng trọt hay chăn nuôi thì trong trường hợp thất bại, ngân hàng hầu như "lực bất tòng tâm" trong việc thu hồi nợ vì việc đuổi hàng ngàn hộ dân ra đường gần như không thể.

Nhưng đối với chứng khoán, ngân hàng dễ dàng đem cổ phiếu của hàng ngàn nhà đầu tư bán ra ở mức giá sàn thì mất bao nhiêu phiên mới giải chấp hết mấy ngàn tỷ trong khi khối lượng giá trị giao dịch hiện nay rất yếu. Khi đó, VN-Index sẽ đi về đâu?

Vậy phải làm thế nào để ngăn chặn làn sóng giải chấp đối với những hợp đồng đã và đang hết hạn này?

Đó là NHNN phải can thiệp, thay vì cho các ngân hàng vay với lãi suất chiết khấu 9%/năm, NHNN sẽ dùng khoản vay này gia hạn những hợp đồng repo đã hết hạn thông qua NHTM, các NHTM vay từ lãi suất chiết khấu 9%/năm từ NHNN sẽ gia hạn hợp đồng repo với nhà đầu tư với lãi suất không quá 12%/năm tương đương 1%/tháng, NHTM hưởng lợi 3%/năm nhà đầu tư sau những tháng ngày thua lỗ sẽ yên tâm phần nào với lãi suất ưu đãi.

Với dư nợ cho vay như hiện nay của NHTM nếu trừ đi các khoản vay cầm cố OTC thì không lớn đối NHNN, những hợp đồng được gia hạn sẽ không còn tình trạng giải chấp.

Và kịch bản của các giải pháp

Giãn biên độ giao dịch: Khi thị trường giảm quá mạnh trong khoảng thời gian ngắn, UBCK đã điều chỉnh biên độ cụ thể + 1% đối với Hose và + 2% đối với HaSTC, tuy nhiên khi nới thêm biên độ chúng ta thấy hiện tượng đảo chiều trên cả hai sàn. Về bản chất mục đích gắn biên độ đối với TTCK là hạn chế tăng quá nóng hoặc giảm quá lạnh.

Nếu như công việc của UBCK là hạn chế việc giảm giá của TTCK thì UBCK tại sao không để biên độ giảm thấp xuống còn biên độ tăng giữ nguyên. Nếu như chúng ta để biên độ giảm bằng biên độ tăng thì bao lâu nữa thị trường mới phục hồi?

5 ngày tăng của biên độ mới chưa bằng một ngày giảm của biên độ cũ vì chúng ta đều biết cổ phiếu từ giá thấp tăng lên sẽ lâu hơn so với giá giảm xuống. Một cổ phiếu giá 100 giảm xuống 50 tức 50% mất khoảng 12 phiên, còn một cổ phiếu giá 50 tăng lên 100 tức 100% sẽ mất gần 20 phiên.

Ngắt mạch giao dịch: Theo thống kê thì chỉ số VN-Index của chúng ta đạt mức giảm quán quân trong số 90 chỉ số được khảo sát trên thế giới. Sau đợt Tết Nguyên Đán vừa qua, Vn-Index giảm kỷ lục 8 ngày liên tiếp và chắc rằng cũng giữ kỷ lục về số ngày và tỷ lệ % mất điểm. Với một DN niêm yết làm ăn yếu kém, thua lỗ thì chuyện giảm sàn là đương nhiên.

Nhưng với Thị trường chứng khoán Việt Nam thì việc giảm sàn liên tiếp nhiều phiên xảy ra với hầu hết mọi cổ phiếu tốt xấu lẫn lộn. Trong điều kiện các DN niêm yết vẫn làm ăn tốt thì việc ngắt mạch giao dịch là việc làm thực sự cần thiết vừa đảm bảo tính vĩ mô bền vững vừa bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ lẻ trước tâm lý không ổn định hay hành vi thao túng làm giá.

Ngăn chặn việc thao túng lũng đoạn thị trường: Một vị lãnh đạo của Ban phát triển thị trường thuộc UBCKNN cách đây vài tháng đã lên tiếng khi phát hiện được những giao dịch mua ghìm giá của các tổ chức lớn, đặc biệt có bàn tay của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN).

Đáng tiếc là chúng ta vẫn chỉ dừng lại ở mức độ phát hiện chứ chưa xử lý nghiêm minh, dứt điểm cụ thể một vụ nào. Điều gì xảy ra khi những đối tượng này "hy sinh" một lượng cổ phiếu nào đó bán với giá sàn liên tục? Hậu quả là thị trường suy giảm không phanh đến một mức giảm nào đó thì những đối tượng này lại tìm cách mua vào.

Chẳng hạn như cổ phiếu SSI, NĐTNN sẽ bán rất nhiều tại mức giá 160, 155, 150 kéo theo làn sóng bán ra của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, các ngân hàng giải chấp... khiến cho giá cổ phiếu SSI có lúc chỉ trên 50 một chút. Trong khi các nhà đầu tư mua cổ phiếu SSI giá 200 "méo mặt" thì giờ đây chỉ cần SSI về lại mức giá 100, nhóm nhà đầu tư mua SSI giá 50 đã lời gần 100% trong khi các nhà đầu tư dài hạn mua giá 200 lại lỗ sơ sơ có 50%.

Nếu chúng ta không ngăn chặn kịp thời, thì từ việc làm giá một vài cổ phiếu đến làm lũng đoạn toàn thị trường có thể là một tương lai không xa.

Mở room cho nhà ĐTNN: Một điều đáng ngạc nhiên và cần phải chú ý là mặc dù giá nhiều loại cổ phiếu giảm rất mạnh trong những ngày qua nhưng khối này vẫn tiếp tục mua vào nhiều hơn bán ra. Nhiều mã như STB, ACB hầu như không bao giờ bán. Room của REE, GMD, CII, BMP, TDH luôn bị lấp đầy 49%.

Có thể thấy, chúng ta hạn chế room dành cho NĐTNN chủ yếu với mục đích ngăn chặn hậu quả của sự rút vốn đầu tư gián tiếp đột ngột. Thế nhưng đối tượng rút vốn nhiều chủ yếu gần đây lại là các nhà đầu tư nội. Câu hỏi được đặt ra là: nếu NĐTNN xác định đầu tư dài hạn thì tại sao chúng ta không mở room cho họ?

Mặt khác, theo lộ trình gia nhập WTO, Việt Nam cũng dần phải mở room cho nhóm đối tượng này. Mở room tại thời điểm này vừa tạo được sức cầu, vừa đưa giá cổ phiếu NHCP như STB, ACB về giá trị thật vừa góp phần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các ngân hàng quốc doanh như ICB, MHB, BIDV, những cổ phiếu đại gia như VCB không lỗi hẹn lên sàn vì giá quá thấp...

Ngoài ra việc mở room cũng làm cán cân cung cầu cân bằng hơn, người mua muốn mua, người bán muốn bán đều ở mức giá kỳ vọng, như CP NH An Bình trong khi NĐTNN mua với giá hơn 50.000đ/CP thì ngoài thị trường OTC giá chưa đầy 20.000đ/CP.

Chúng ta phải tìm ra nguyên nhân giảm của TTCK Việt Nam vừa qua: nếu giảm vì các DN làm ăn thua lỗ thì tất yếu phải để thị trường phán xét. Tuy nhiên, nếu giảm do giải chấp cầm cố, do mất niềm tin, do lũng đoạn thị trường thì chúng ta phải giải quyết dứt điểm những vấn đề đó.

(Theo DDDN)

 

Nỗ lực ổn định TTCK

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 745 về Chương trình hành động thực hiện mục tiêu ổn định thị trường chứng khoán, kiềm chế lạm phát năm 2008.

Theo quyết định này, Bộ Tài chính đã đưa 5 kếhoạch trọng tâm nhằm ổn định thị trường chứng khoán:

Một là, thực thi các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán có tổ chức đồng thời với việc hạn chế rủi ro của thị trường tự do. Nghiên cứu ban hành quy định về phát hành chứng khoán riêng lẻ.

Hai là, nghiên cứu để sửa đổi các quy định theo hướng nâng cao tiêu chuẩn đối với phát hành chào bán chứng khoán, cấp phép thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.

Ba là, sửa đổi hoặc bổ sung các quy định liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán; quy chế hoạt động và cung cấp dịch vụ; thành lập công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài, các biện pháp kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Bốn là, xây dựng đề án giải pháp, phòng ngừa rủi ro và xử lý khủng hoảng trên thị trường chứng khoán.

Năm là, đổi mới cơ chế quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác; cơ chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam; tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ và đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty và doanh nghiệp Nhà nước để kịp thời phát hiện, hấn chỉnh để báo cáo và đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các biện pháp tăng cường quản lý và hướng dẫn hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của các tập đoàn kinh tế.

Ngoài ra, Nghị định này vẫn có đã đưa ra một số các biện pháp nhằm ổn định thị trường tài chính ngân hàng, doanh nghiệp bảo hiểm…

Trong phần phân công nhiệm vụ, Bộ Tài chính cũng giao Ủy ban Chứng khoán thực hiện tham gia các chương trình dưới đây và hoàn thành báo cáo Bộ trong tháng 5:

* Báo cáo về các biện pháp kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài (đã báo cáo).

* Xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ về phát hành chứng khoán riêng lẻ.

* Các quy định liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán: Quy chế hoạt động và cung cấp dịch vụ, thành lập công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài.

*Dự thảonội dung Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giải pháp, phòng ngừa rủi ro và xử lý khủng hoảng trên thị trường chứng khoán.

* Xây dựng nội dung Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thu hẹp thị trường tự do, phát triển thị trường có tổ chức.

* Báo cáo Bộ để sửa đổi các quy định theo hướng nâng cao tiêu chuẩn đối với phát hành chào bán chứng khoán, cấp phép thành lập đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.

(Theo VnEconomy)

 

Học lấy chữ nhẫn…

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Triển vọng hồi phục sắp tới của TTCK, nhiều dự đoán cho rằng, nhanh thì phải từ quý III/2008 trở đi, đòi hỏi các nhà đầu tư phải chấp nhận thay đổi cho một cuộc đua dài hơi.

Trước dịp lễ 30/4 và 1/5, anh Lâm, giám đốc một công ty đầu tư tại TP. HCM đã buông một câu hờ hững như thế để giải thích cho kỳ du hí châu Âu kéo dài đến 3 tuần, thay vì chỉ đổi gió dăm ba bữa như mọi năm.

"Càng ít lên thị trường, vườn không nhà trống, thì càng khỏe khi cơn bão giảm giá chứng khoán không tha một ai", anh Lâm lý luận.

"Tôi đang nghỉ phép. Tôi mới thay đổi cơ quan nên lo thành lập bộ máy là chính. Vợ tôi mới sinh. Tôi mất ngủ nhiều…".

Rất nhiều lý do hợp lý khác nhau mà phóng viên ghi nhận xung quanh việc lãnh đạo các CTCK thường xuyên vắng mặt tại trụ sở trong giờ làm việc, hoặc từ chối trao đổi với báo chí về tình hình TTCK và tránh mặt các khách hàng "cưng" đang thua lỗ.

Ai cũng biết, khi đã làm ăn thì phải có thắng có thua, nhưng đâu phải ai cũng dễ chấp nhận đang từ chiếc xe đua vận tốc 250 km/giờ leo xuống chiếc xe đạp để đi với vận tốc 15 km/giờ. Càng khó chấp nhận khi phải đi chậm, đánh chắc. Chính vì vậy, các nhà đầu tư càng thua lỗ nặng trong giai đoạn khó khăn vừa qua.

Triển vọng hồi phục sắp tới của TTCK, nhiều dự đoán cho rằng, nhanh thì phải từ quý III/2008 trở đi, đòi hỏi các nhà đầu tư phải chấp nhận thay đổi cho một cuộc đua dài hơi.

Nếu như báo giới thời gian gần đây tiếp tục kể một câu chuyện về những chiếc xe siêu sang được bán dễ dàng và xu hướng tiêu dùng hàng hiệu rất sành điệu của một bộ phận dân thành phố thì xin đừng vội kết luận đó là dân chứng khoán hay tiền chứng khoán (mặc dù 1 năm về trước, điều này không phải bàn cãi).

Tháng trước, một đại gia chứng khoán tại TP. HCM tâm sự rằng, anh mới lôi con Attila (xe máy của SYM) bụi bặm ra để rửa và đi thay cho con BMW uống xăng như uống bia hơi. Tháng này, một đại gia chứng khoán khác ngỏ ý gả đi con "vợ hai" Audi để đi taxi cho đỡ tắc đường…

Với dân chứng khoán, cuộc ngao du trên TTCK đã đi vào một chặng đường hoàn toàn khác. Có người còn ví dân chứng khoán với tầng lớp thất nghiệp đang ngày càng đông tại các nền kinh tế suy thoái.

Sẽ không ăn thua gì nếu ở lại để than vãn và chờ đợi VN-Index lấy lại mức 1.100 điểm. Bài học của quá khứ cho thấy, VN-Index từng mất hơn 4 năm để lấy lại đỉnh cao 571 điểm đã mất vào giữa năm 2001. Nếu chứng khoán là một nghề thì nghiệp chứng khoán cũng lúc thăng, lúc trầm và chữ nhẫn có rất nhiều giá trị.

Một số cá nhân từ phía các tổ chức nước ngoài vẫn nói rằng, cơ hội của TTCK Việt Nam là tốt, mua vào lúc này làm của để dành, đợi khi tình hình kinh tế ổn định trở lại. Còn với những dịp lễ, đi chơi nhiều một chút cũng là ích nước lợi nhà!

Tình hình kinh tế quý II/2008 có vẻ khó khăn hơn, nhưng nhiều nhà đầu tư đang nghĩ đến khả năng VN-Index sẽ phục hồi lên mức 700 điểm, từ giữa quý III/2008 đến hết năm. Nếu khả năng này là hiện thực, cơ hội tìm kiếm lợi nhuận khoảng 40% trong giai đoạn cuối năm cũng xứng đáng để thị trường học lấy chữ Nhẫn.

(Theo DTCK)

 

Đại gia thao túng giá chứng khoán

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Trong vòng 2-3 tháng trở lại đây, không ít ý kiến từ các NĐT tỏ ra nghi ngại về việc thị trường bị thao túng giá.

Mua bán chứng khoán với khối lượng cực lớn, có ngày bán ra hơn 600.000 một mã CP, NĐT cá nhân này lại được sự tiếp tay của nhân viên công ty chứng khoán khiến cho hành vi thao túng giá diễn ra trong thời gian khá dài.

Khoản tiền trục lợi từ vụ việc chưa được làm rõ, song thị trường đang tồn tại những thủ đoạn như trên gây ra tình trạng mất ổn định nghiêm trọng, đồng thời khiến nhiều NĐT nhỏ lẻ thiệt thòi.

Khoan hãy đề cập tới các biện pháp hỗ trợ sức cầu, trách nhiệm của cơ quan giám sát thị trường ở đâu để đảm bảo cho hoạt động giao dịch giữa các NĐT công bằng và minh bạch?

Trong tháng 4, thanh tra UBCK đã tiến hành một đợt thanh kiểm tra giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM sau một thời gian thị trường râm ran những thông tin về việc có hay không những hành vi thao túng giá, gây ra những phiên giao dịch tương đối bất thường.

Dư luận cũng có không ít nghi ngờ về việc liệu nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) có thao túng giá? Thanh tra vào cuộc, 300.000 tài khoản tại các CTCK được sàng lọc (chỉ lấy số tài khoản chứ CTCK không phải cung cấp tên NĐT); 50 tài khoản được chọn ra, rồi đến 10 và tiếp theo là chọn 5 tài khoản nhiều nghi vấn nhất.

Đây là những tài khoản có lượng, giá trị giao dịch nhiều nhất, tần suất giao dịch lớn nhất và tác động không nhỏ tới biến động của chỉ số VN-Index. Tuần giữa tháng 4, đoàn thanh tra thứ hai vào cuộc, tập trung giám sát, thu thập chứng cứ liên quan đến một tài khoản có dấu hiệu giao dịch bất thường.

Kết quả cho thấy, đây là một NĐT cá nhân, nhắm chủ yếu đến một mã CP (có tỷ trọng lớn trong rổ tính VN-Index), giai đoạn trước Tết Nguyên đán 2007 trong 3 phiên liên tiếp, NĐT này giao dịch trên 1 triệu CP, sau Tết lại tiếp tục chu kỳ giao dịch như trên, 3 phiên NĐT bán ra hơn 1 triệu CP, có phiên bán hơn 600.000 CP.

Thanh tra UBCK còn phát hiện ra rằng, nhờ sự tiếp tay của nhân viên CTCK, NĐT này được ưu tiên đặt lệnh vô nguyên tắc, có ngày lệnh mua/bán của riêng NĐT này được "chặt" ra thành 60 lệnh, đặt ngay đợt khớp lệnh đầu tiên hoặc phiên khớp lệnh thứ 3 tạo ra giá mở, đóng cửa.

Theo các quy định hiện hành về những hành vi vi phạm trên TTCK, NĐT trên đã thực hiện hành vi thao túng giá chứng khoán. Nguy hiểm hơn, để làm được việc này, NĐT trên có sự thông đồng, được trợ giúp của nhân viên CTCK để mua bán dồn dập, chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường.

Trước những chứng cứ rõ ràng, NĐT cũng đã thừa nhận hành vi của mình và ký vào biên bản. Được biết, vụ việc đang được chuyển cho cơ quan chức năng khác vào cuộc xử lý.

Thanh tra chứng khoán cũng tiến hành kiểm tra rà soát lại giao dịch của nhà ĐTNN đối với cả tổ chức và cá nhân. Kết quả kiểm tra cho thấy, chưa có đủ căn cứ để kết luận đối tượng này tham gia vào hành vi thao túng giá chứng khoán.

Vụ việc NĐT cá nhân thao túng giá nêu trên chưa có kết luận cuối cùng; số tiền NĐT này trục lợi trên TTCK đang được làm rõ và công chúng đầu tư cũng không biết liệu còn bao nhiêu trường hợp như vậy, song tác động tiêu cực tới thị trường từ hành vi thao túng giá là có thật.

NĐT thiếu kinh nghiệm luôn bị cuốn theo những giao dịch mua bán có bàn tay đạo diễn và nhiều khả năng bị thua lỗ nặng. Không những thế, "hàn thử biểu" phản ánh sức khỏe thị trường là chỉ số chứng khoán cũng không được phản ánh một cách chính xác và hậu quả là tạo ra những biến động bất bình thường trên thị trường.

Trong vòng 2-3 tháng trở lại đây, không ít ý kiến từ các NĐT tỏ ra nghi ngại về việc thị trường bị thao túng giá và mong mỏi những vụ việc như vậy sẽ sớm được cơ quan chức năng làm sáng tỏ. Cũng đã có những ý kiến cho rằng, thị trường đang thiếu thanh khoản như hiện nay, đừng lôi ra những cái xấu ra để NĐT lo ngại, song những ai suy nghĩ như vậy thật sai lầm.

TTCK là thị trường của niềm tin, khi cái xấu bị phát hiện và trừng phạt một cách nghiêm khắc, NĐT mới có cơ hội giao dịch công bằng và niềm tin khi ấy mới được củng cố.

* Giao dịch thao túng TTCK là gì?

Giao dịch thao túng TTCK là hành vi của nhà đầu tư cá nhân hoặc nhà đầu tư tổ chức thực hiện các hành vi giao dịch để làm cho mọi nhà đầu tư khác hiểu sai lệch về thị trường, cụ thể về các khoản giao dịch như sau:

a) Tạo ra giao dịch vòng tròn, tức là người này bán cho người kia, sau một vòng giao dịch trở về người bán ban đầu, nhưng giữa các người bán và người mua đều không thu được lợi nhuận, chỉ nhằm tạo ra cho loại chứng khoán đó thường xuyên có giao dịch mua bán trên thị trường;

b) Tạo ra giao dịch giữa người bán và người mua nhưng không hưởng lợi nhuận, các chi phí về giao dịch đó đều do người thứ ba chi trả;

c) Giao dịch để tạo cho mức giá của loại chứng khoán đó được duy trì ổn định (không tăng, không giảm trên thị trường) được coi đó là giao dịch nhằm duy trì ổn định giá trên thị trường;

d) Giao dịch để nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường.

Trích Thông tư 97/2007/TT-BTC và Nghị định 36/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK.

(Theo DTCK)

 

Chưa bao giờ, việc huy động vốn lại trở nên dễ dàng như vừa qua, với cách thức được nhiều doanh nghiệp sử dụng là “in cổ phiếu”.

Mặc dù, liên tiếp các trường hợp phát hành cổ phiếu “chui”, phát hành không đúng quy định đã bị Ủy ban chứng khoán Nhà nuớc (UBCKNN) phát hiện, xử phạt nhưng xem ra chỉ như “muối bỏ bể”. Và với loại hàng hóa không được kiểm soát này, rủi ro sẽ không nhỏ với nhà dầu tư.

Ồ ạt phát hành

Chưa bao giờ, công tác phát hành chứng khoán ra công chúng lại ồ ạt như trong hơn 1 năm qua và cũng chưa bao giờ, thông tin xử phạt vi phạm trong lĩnh vực này lại có tần suất cao như thời điểm này. “Phong trào” huy động vốn bằng “in cổ phiếu” được đánh giá là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho thị trường “bội thực”, cung-cầu mất cân bằng.

Theo ông Hoàng Đức Long, Chánh Thanh tra UBCKNN, riêng trong năm 2007, đã có 190 doanh nghiệp đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng. Theo quy định, doanh nghiệp muốn phát hành chứng khoán ra công chúng phải đảm bảo một số điều kiện như có vốn trên 10 tỷ đồng, có kết quả sản xuất kinh doanh lãi trong 2 năm liên tiếp, không có lỗ lũy kế, có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn đã được thông qua và có nghị quyết của đại hội cổ đông...

Nhà đầu tư phải cân nhắc khi lựa chọn danh mục đầu tư

Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng của nhiều doanh nghiệp khá tùy tiện. Chính vì vậy mà nhiều thời điểm, trên website của UBCKNN liên tục xuất hiện các thông báo xử phạt vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp do “lỗi” này.

Gần đây nhất, trong ngày 23 và 24-4, 2 doanh nghiệp bị UBCKNN ra quyết định xử phạt về hành vi chào bán chứng khoán ra công chúng để tăng vốn điều lệ và phân phối chứng khoán không đúng quy định của pháp luật là CTCP Nhựa Rạng Đông và CTCP Xây dựng điện VNECO 1 với số tiền lần lượt là 20 triệu đồng và 40 triệu đồng. Trước đó, cũng trong tháng 4, một doanh nghiệp khác là Vinaconex 25 cũng bị xử phạt 40 triệu đồng về lỗi vi phạm tương tự.

Ồ ạt đầu tư

Ông Hoàng Đức Long cho hay, bên cạnh việc kiểm soát hoạt động phát hành, tới đây, Thanh tra UBCKNN sẽ tăng cường xem xét đến mục đích huy động vốn của một số doanh nghiệp. Bởi trên thực tế, có tình trạng doanh nghiệp huy động vốn để đầu tư vào những dự án quá dàn trải, không thấy phân tán rủi ro trong danh mục đầu tư; có DN huy động vốn để lập công ty mới, trong đó có cả CTCK mà đến nay chưa hoạt động được; có doanh nghiệp vốn nhiều mà hiệu quả sử dụng không cao, có thể xảy ra tình trạng thất thoát.

Điều này cũng phù hợp với đánh giá mới đây của Bộ Tài chính. Theo đó, trong việc mở rộng sản xuất, kinh doanh, tình trạng đầu tư tràn lan sang cả những lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản không phải hiếm với nhiều doanh nghiệp, tập đoàn. Đây là thực trạng đáng lo ngại vì những lĩnh vực kinh doanh nói trên khá nhạy cảm, rủi ro lớn.

Một con số vừa được công bố khiến cho không ít người giật mình, đó là chỉ tính từ đầu năm 2008 đến nay, 10 quỹ đầu tư nước ngoài lớn tại Việt Nam đã thua lỗ khoảng 1,3 tỷ USD do TTCK suy giảm! Mà theo số liệu chưa đầy đủ, tính từ thời điểm cuối năm 2007 đến nay, đã có 16 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đầu tư gần 5.000 tỷ đồng vào lĩnh vực ngân hàng, 9 tập đoàn, tổng công ty đầu tư 316 tỷ đồng vào lĩnh vực chứng khoán, 12 doanh nghiệp đầu tư hơn 6.500 tỷ đồng vào lĩnh vực tài chính, bảo hiểm...

Nhà đầu tư cần thận trọng với “hàng rởm”

Điểm đáng ngại là lượng cổ phiếu phát hành không phép sẽ được giao dịch trên thị trường OTC mà việc xác định giá trị thực rất khó kiểm soát, việc công bố thông tin cũng không theo quy định. Điều này quả thực mang đến rủi ro không ít cho nhà đầu tư. Và trong bối cảnh thị trường đang điều chỉnh giảm như vừa qua thì những nhà đầu tư trót “ôm” những cổ phiếu này đang phải chịu rủi ro “kép”!

“Trên thực tế còn có những doanh nghiệp chỉ có vốn 1-2 tỷ đồng cũng cố tình phát hành chứng khoán. Với những trường hợp này, theo ý kiến của tôi là hành vi phát hành lậu, lừa đảo và phải có sự vào cuộc của cơ quan công an. Bởi UBCKNN chỉ xử phạt được với trường hợp là công ty đại chúng”, ông Long nói.

Ông Long cũng nhấn mạnh, tới đây, khi pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính nâng mức phạt cao nhất lên tới 500 triệu đồng thì Thanh tra UBCKNN cũng có thể áp dụng mức phạt này và có tác dụng răn đe nhất định.

Tuy nhiên, nếu thực hiện giám sát chặt chẽ hơn và có sự đồng thuận giữa các cơ quan chức năng như cả UBCKNN và Bộ Kế hoạch - Đầu tư mà cụ thể là các Sở Kế hoạch - Đầu tư, thì việc hạn chế ngăn chặn các hành vi vi phạm, thanh lọc được các loại cổ phiếu kém chất lượng trên TTCK sẽ hiệu quả hơn. Điều này không những giúp nhà đầu tư tránh được rủi ro thiệt hại khi tham gia TTCK, mà còn góp phần để TTCK phát triển lành mạnh và bền vững hơn.

(Theo ANTD)

 

Làm gì để vực dậy TTCK?

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Tình trạng "người người thua lỗ" đã biến TTCK từ một kênh đầu tư hấp dẫn trở thành "địa ngục trần gian" đối với không ít nhà đầu tư.

Phát ngôn của các chuyên gia

Kể từ cuối năm 2006 đến nay, trên báo, đài xuất hiện khá nhiều chuyên gia chứng khoán nhận xét, đánh giá về TTCK trên cơ sở chính kiến cá nhân và thực tế không có cơ quan nào bắt họ phải chịu trách nhiệm về phát ngôn của mình.

Có vị cho rằng, VN-Index không thể giảm xuống dưới 970 điểm; có vị khuyên nhà đầu tư nên mua FPT cỡ 60x, VNM gần 20x và quả quyết, Việt Nam mới gia nhập WTO, VN-Index sẽ tăng ít nhất 4 năm nữa giống như Trung Quốc thời kỳ sau khi gia nhập WTO; có vị không ủng hộ việc các nhà đầu tư mua bán ngắn hạn…

Thật nực cười vì nếu không mua bán thì lấy đâu ra tính thanh khoản, Nhà nước lấy cơ sở nào để định ra giá khởi điểm IPO? Khi thị trường giảm mạnh, có vị cho rằng, nên để thị trường tự nhiên, cổ phiếu nên về giá trị thật, trong khi không đưa ra được giá trị thật là bao nhiêu…

Trước hết, chúng ta phải tìm ra nguyên nhân giảm giá. Nếu giảm vì doanh nghiệp làm ăn kém thì tất yếu phải để thị trường phán xét, còn giảm do giải chấp cầm cố, do nhà đầu tư mất niềm tin, do lũng đoạn thị trường thì chúng ta phải giải quyết dứt điểm.

Một số giải pháp

Thứ nhất, ngắt mạch giao dịch: TTCK Malaysia vừa qua có phiên giảm hơn 10% khi mở cửa và đã được ngắt mạch ngay lập tức, đó là do Malaysia gặp biến cố chính trị. Tuy nhiên, sau đó thị trường Malaysia đã phục hồi trở lại.

Với doanh nghiệp làm ăn yếu kém thì chuyện cổ phiếu giảm giá sàn là đương nhiên, nhưng với TTCK Việt Nam, việc giảm sàn liên tiếp nhiều phiên với hầu hết cổ phiếu tốt xấu lẫn lộn thì việc ngắt mạch giao dịch là việc làm cần thiết, vừa đảm bảo tính phát triển bền vững, vừa bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ lẻ trước tâm lý không ổn định hay hành vi thao túng, làm giá, lũng đoạn thị trường.

Thứ hai, ngăn chặn việc thao túng, lũng đoạn thị trường: Một vị lãnh đạo UBCK cách đây vài tháng cho biết, đã phát hiện được những giao dịch mua ghìm giá của các tổ chức lớn, đặc biệt là có bàn tay của nhà ĐTNN. Đáng tiếc là chúng ta vẫn chỉ dừng lại ở mức độ phát hiện, chưa xử lý nghiêm minh cụ việc thể vụ nào.

Điều gì xảy ra khi những đối tượng này hy sinh một lượng cổ phiếu nào đó bán giá sàn liên tục, hậu quả là thị trường suy giảm không phanh, rồi sau đó mua vào?

Thực tế, không ít cổ phiếu blue-chip được bán ra rất mạnh, kéo theo làn sóng bán ra cổ phiếu đó và cả những cổ phiếu khác của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, các ngân hàng giải chấp và bây giờ họ có thể ung dung mua lại với giá chỉ bằng 1/3 mức giá cũ.

Nếu có sự kết hợp giữa Trung tâm Lưu ký chứng khoán, UBCK với Bộ Công an thì việc theo dõi, truy tìm những tài khoản giao dịch kiểu này không khó.

Thứ ba, mở room cho nhà ĐTNN: Chúng ta đã từng mở room cho nhà ĐTNN trong năm 2005 và sau đó, nhờ nguồn lực không nhỏ của khối này đã góp phần giúp TTCK phát triển sau một thời gian dài trầm lắng.

Có một điều đáng lưu ý là, mặc dù giá nhiều loại cổ phiếu giảm rất mạnh nhưng khối này tiếp tục mua vào nhiều hơn bán ra, nhiều mã như STB, ACB hầu như không bao giờ bán, room của REE, GMD, CII, BMP, TDH luôn được lấp đầy 49%.

Chúng ta hạn chế room dành cho nhà ĐTNN chủ yếu là nhằm ngăn họ thoát vốn gián tiếp đột ngột, nhưng thực tế đối tượng thoát vốn chủ yếu gần đây lại là các nhà đầu tư nội, các tổ chức nội.

Câu hỏi đặt ra là, nếu họ xác định đầu tư dài hạn trong lúc thị trường giảm sâu như hiện nay thì tại sao ta không mở room cho họ, đằng nào thì theo lộ trình gia nhập WTO ta cũng phải mở, nếu không mở room bây giờ để tạo lực cầu thì chúng ta đợi đến bao giờ hay chờ thị trường nóng lên mới mở?

Mở room tại thời điểm này vừa tạo được sức cầu, giúp TTCK phục hồi, vừa giúp cho tiến trình cổ phần hoá nói chung, cổ phần hóa các ngân hàng quốc doanh nói riêng đỡ ế ẩm.

(Theo DTCK)

 

Thị trường OTC sắp đi vào hoạt động

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Đề án thành lập thị trường chứng khoán OTC (thị trường đăng ký giao dịch) đã được UBCKNN chính thức thông qua

Đề án thành lập thị trường chứng khoán OTC (thị trường đăng ký giao dịch) của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã được UBCKNN chính thức thông qua và đang được Bộ Tài chính xem xét và chờ xin ý kiến của Chính phủ.

Theo UBCKNN, dự kiến, trong tháng 6/2008 sẽ chính thức đưa một số loại cổ phiếu OTC lên niêm yết tại thị trường này.

Theo kế hoạch, trong đợt đầu tiên sẽ có khoảng 40 cổ phiếu của các công ty thuộc ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm được đưa lên giao dịch. Tiêu chuẩn niêm yết tại thị trường này cũng không quá khắt khe.

Các doanh nghiệp tham gia đăng ký giao dịch trong đợt này chỉ cần đáp ứng về tiêu chuẩn quản lý cổ đông tốt, nắm được tình hình cổ đông, cổ phiếu phải được đưa vào Trung tâm lưu ký để sẳn sàng đưa vào hệ thống hoạt động giao dịch. Được biết, biên độ giao động áp dụng đối với các loại cổ phiếu này là 20%.

Tuy nhiên, có một điểm khác biệt so với các công ty niêm yết là, các doanh nghiệp ở thị trường đăng ký giao dịch không cần gửi báo cáo tài chính mà chỉ cần gửi báo cáo tài chính năm được kiểm toán bởi công ty kiểm toán độc lập.

(Theo DTCK)

 

Hoạt động giải chấp cổ phiếu của NHTM

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Giá SAM hiện nay còn thấp hơn thời điểm VN-Index rơi xuống 400 điểm. Đây chính là những cổ phiếu tốt được cầm cố nhiều nhất và cũng là những “tội đồ” khiến VN-Index liên tục sụt giảm.

Thời điểm nhiều nhất, các NHTM cho vay kinh doanh chứng khoán khoảng 20.000 tỷ đồng so với tổng tài sản 2 triệu tỷ đồng (chiếm 1%), thời điểm hiện nay khoảng 9.000 - 10.000 tỷ đồng (khoảng 0,5% tài sản), bởi các ngân hàng đẩy mạnh giải chấp cổ phiếu cầm cố và điều này càng khiến TTCK sụt giảm.

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đây không phải là tỷ lệ cao, các NHTM hoàn toàn có thể chịu đựng được trong giai đoạn hiện nay để ngưng giải chấp.

Trong khi đó, Chính phủ đã chỉ đạo NHNN cho vay tái chiết khấu với lãi suất 9%/năm khi NHTM thiếu thanh khoản tạm thời.

Sau khi TTCK tăng điểm liên tục, chủ yếu nhờ biên độ giao dịch được thu hẹp thì thị trường lại liên tục sụt giảm khi biên độ được nới rộng. Nhiều lệnh lớn bán giá sàn ngay từ đầu phiên đã được tung ra, nhà đầu tư có cơ sở nghi ngại về một đợt giải chấp tiếp theo của các NHTM, nhất là vốn huy động của nhiều ngân hàng đang gặp khó khăn, nếu không giải chấp thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro cao.

Còn nhà đầu tư thì không còn tiền để bổ sung khoản ký quỹ, nếu được ngân hàng cho vay thì lãi suất quá cao, nhưng nếu bán đi thì “mất cả chì lẫn chài”.

Cách đây 6 tháng, nhà đầu tư có 1.000 cổ phiếu REE trị giá 150 triệu đồng, cầm cố số cổ phiếu này có thể vay ngân hàng 60 triệu đồng. Nhưng không ai ngờ giá cổ phiếu REE hiện nay chỉ còn 52.000 đồng, ngoài việc phải đóng thêm tiền nếu giờ đây hợp đồng hết hạn, nhà đầu tư sẽ trắng tay vì tiền bán cổ phiếu thậm chí không đủ để trả ngân hàng.

Điều này có thể lý giải tại sao một loạt cổ phiếu blue-chip một thời như REE, SAM, GMD, FPT, SSI… giảm đến những mức giá không thể ngờ.

Giá SAM hiện nay còn thấp hơn thời điểm VN-Index rơi xuống 400 điểm giữa năm 2006. Đây chính là những cổ phiếu tốt được cầm cố nhiều nhất và cũng là những “tội đồ” khiến VN-Index liên tục sụt giảm.

Thực tế là, nếu hàng trăm hộ dân thế chấp sổ đỏ vay tiền ngân hàng để trồng hay nuôi con gì đó mà trong trường hợp thất bại thì ngân hàng hầu như bó tay trong việc thu hồi nợ hay giải chấp, vì không thể đuổi họ ra đường.

Nhưng đối với chứng khoán, ngân hàng dễ dàng đem số cổ phiếu cầm cố của hàng trăm nhà đầu tư bán với giá sàn. Với giá trị cầm cố là 10.000 tỷ đồng thì mất bao nhiêu phiên mới giải chấp hết trong khi tính thanh khoản hiện nay rất yếu, VN-Index sẽ đi về đâu?

Để ngăn chặn làn sóng giải chấp này, NHNN phải can thiệp, thay vì cho các ngân hàng vay với lãi suất chiết khấu 9%/năm, NHNN sẽ dùng khoản vay này gia hạn những hợp đồng cầm cố, repo đến thời điểm phải giải chấp.

Các NHTM được vay với lãi suất 9%/năm từ NHNN, sau đó gia hạn hợp đồng cho nhà đầu tư với lãi suất không quá 12%/năm (NHTM hưởng lợi 3%/năm). Nhà đầu tư sau những tháng ngày thua lỗ sẽ yên tâm phần nào với lãi suất ưu đãi.

Với dư nợ cho vay như hiện nay của NHTM, nếu trừ đi các khoản vay cầm cố trên thị trường OTC thì khoản tiền mà NHNN bỏ ra cho vay là không lớn. Những hợp đồng được gia hạn sẽ không còn tình trạng giải chấp, điều này giúp thị trường không bị thừa cung và gây tác động xấu đến tâm lý nhà đầu tư.

(Theo DTCK)

 

Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 745 về Chương trình hành động thực hiện mục tiêu ổn định thị trường, kiềm chế lạm phát năm 2008.

Theo quyết định này, Bộ Tài chính đã đưa 5 kế hoạch trọng tâm nhằm ổn định thị trường chứng khoán:

Một là, thực thi các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán có tổ chức đồng thời với việc hạn chế rủi ro của thị trường tự do. Nghiên cứu ban hành quy định về phát hành chứng khoán riêng lẻ.

Hai là, nghiên cứu để sửa đổi các quy định theo hướng nâng cao tiêu chuẩn đối với phát hành chào bán chứng khoán, cấp phép thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.

Ba là, sửa đổi hoặc bổ sung các quy định liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán; quy chế hoạt động và cung cấp dịch vụ; thành lập công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài, các biện pháp kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Bốn là, xây dựng đề án giải pháp, phòng ngừa rủi ro và xử lý khủng hoảng trên thị trường chứng khoán.

Năm là, đổi mới cơ chế quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác; cơ chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam; tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ và đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty và doanh nghiệp Nhà nước để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh để báo cáo và đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các biện pháp tăng cường quản lý và hướng dẫn hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của các tập đoàn kinh tế.

Ngoài ra, Nghị định này vẫn có đã đưa ra một số các biện pháp nhằm ổn định thị trường tài chính ngân hàng, doanh nghiệp bảo hiểm…

Trong phần phân công nhiệm vụ, Bộ Tài chính cũng giao Ủy ban Chứng khoán thực hiện tham gia các chương trình dưới đây và hoàn thành báo cáo Bộ trong tháng 5:

* Báo cáo về các biện pháp kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài (đã báo cáo).

* Xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ về phát hành chứng khoán riêng lẻ.

* Các quy định liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán: Quy chế hoạt động và cung cấp dịch vụ, thành lập công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài.

* Dự thảo nội dung Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giải pháp, phòng ngừa rủi ro và xử lý khủng hoảng trên thị trường chứng khoán.

* Xây dựng nội dung Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thu hẹp thị trường tự do, phát triển thị trường có tổ chức.

* Báo cáo Bộ để sửa đổi các quy định theo hướng nâng cao tiêu chuẩn đối với phát hành chào bán chứng khoán, cấp phép thành lập đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.

(Theo TBKTVN)

 

Khối ngoại giảm nhẹ giao dịch

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Thị trường có phiên tăng điểm thứ hai liên tiếp cùng sự gia tăng của khối lượng giao dịch. Trong khi đó, khối lượng mua và bán của khối ngoại lại giảm xuống.

Sau khi mạnh tay mua vào trong phiên trước, hôm nay, khối lượng mua vào của khối ngoại lại có phần trùng xuống khi họ chỉ mua vào 2,35 triệu đơn vị, trị giá 131 tỷ đồng – giảm 27% so với phiên trước.

DPM vẫn tiếp tục đứng đầu nhóm được mua vào, tuy nhiên khối lượng chỉ bằng 2/3 phiên trước, đạt hơn 564 nghìn đơn vị. Sau một vài phiên giảm mua, lượng mua PPC tăng mạnh lên mức hơn 463 nghìn đơn vị, đứng thứ 2 sau DPM. Lượng mua của SSI, FPT cũng giảm mạnh.

Số lượng bán ra giảm hơn 200 nghìn đạt vị, đạt 305.570 đơn vị, trị giá 16,7 tỷ đồng.

FPT tiếp tục dẫn đầu lượng bán ra tuy nhiên khối lượng không lớn, với 55.880 đơn vị.

Top 10 mua vào

Top 10 bán ra

Mã CK

Khối lượng

Mã CK

Khối lượng

DPM

564.850

FPT

55.880

PPC

463.250

HAP

35.000

VSH

154.510

VIP

34.620

PVD

109.630

SSI

30.900

FPT

81.740

VHG

30.000

SSI

69.810

SAM

20.490

VIC

69.250

CII

19.000

TRC

65.300

DHG

15.000

PRUBF1

60.500

TCM

13.780

ANV

49.900

HRC

11.840




Tổng chênh lệch mua vào – bán ra đạt xấp xỉ 2,05 triệu đơn vị.


10 mã có lượng mua ròng lớn nhất

10 mã có lượng mua ròng nhỏ nhất

Mã CK

Khối lượng

Mã CK

Khối lượng

DPM

564.850

HAP

-35.000

PPC

463.250

CII

-19.000

VSH

154.510

TCM

-13.780

PVD

109.630

HRC

-11.690

VIC

69.250

VIP

-11.490

TRC

65.300

TNC

-11.190

PRUBF1

60.490

ACL

-6.380

ANV

49.900

UNI

-2.630

HPG

45.800

VSC

-2.190

KDC

40.260

NAV

-1.740


(Theo CafeF)

 

Quảng cáo

Nuoc hoa - Mua ban perfume nhà cung cấp nước hoa, mỹ phẩm chính hiệu giá sỉ. Đảm bảo nước hoa thật 100%.

Nuoc hoa nam | Nuoc hoa nu | My pham | Nuoc hoa gia re

Quảng Bá Website

Quản Trị Website

Thương Mại Điện Tử

Câu Chuyện Doanh Nhân

Công Ty Truyền Thông Số iGO

Khách Thăm Trong Ngày