Những toan tính của nhà đầu tư “cáo già” Kerkorian
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Ẩn sau việc đầu tư tưởng như đơn thuần, tỷ phú 90 tuổi này luôn có những toan tính xa hơn khiến một số tập đoàn lớn phải "dè chừng".
Tuy đã thành tỷ phú nhờ ngành dịch vụ khách sạn và kinh doanh song bạc, nhưng Kirk Kerkorian vẫn luôn có một sự quan tâm đặc biệt đến việc đầu tư vào ngành công nghiệp chế tạo ôtô. Sau khi đã thất bại trong nỗ lực kiểm soát General Motors (GM) và Chrysler trong những năm gần đây, hiện ông ta đang hướng sự quan tâm tới Ford.
Sau khi có những thông tin về việc tỷ phú 90 tuổi này đang có kế hoạch tăng tỷ lệ cổ phần của mình trong tập đoàn từ 4.7% lên 5.6% bằng cách mua 20 triệu cổ phiếu thông qua công ty đầu tư Tracinda của ông ta, giá cổ phiếu của Ford đã ngay lập tức tăng mạnh trong phiên giao dịch sáng thứ 2. Nếu điều này xảy ra, Tracinda sẽ sở hữu 120 triệu cổ phần của Ford với giá mua trung bình chỉ khoảng 7 USD/cp.
Chắc chắn rằng, sự mua vào mạnh mẽ này của Kerkorian có thể chỉ đơn giản là thể hiện sự ủng hộ cho kế hoạch mà Giám đốc điều hành của Ford Alan Mulally đưa ra. Nhờ kế hoạch này, Ford đã cắt giảm được khoảng 1.7 tỷ USD chi phí tính từ cuối năm 2006 đến nay thông qua việc đóng cửa một số nhà máy, cắt giảm nhân công và cải thiện tình trạng bán hàng ở Châu Âu. Trong một thời gian ngắn, việc này đã giúp Ford kiếm được một khoản lợi nhuận bất ngờ là 5 cent trên mỗi cổ phiếu trong quý 1-2008.
Tuy nhiên, Kerkorian chưa bao giờ chỉ bỏ tiền đầu tư một cách đơn thuần vào những công ty mà ông thấy được sự quản lý tốt. Kerkorian luôn muốn tham gia vào việc quản trị công ty. Ông đã thất bại trong việc nắm quyền kiểm soát Chrysler trước khi tập đoàn này bị tách khỏi Daimler.
Kerkorian còn làm ban lãnh đạo của GM bị “chấn động” vào 2005 và 2006, khi đã bất ngờ mua gom được lượng cổ phiếu có giá trị lên đến 800 triệu USD. Rốt cuộc là vào cuối năm 2006, ông ta đã bán hạ giá cổ phiếu của mình trong GM để kiếm lời sau khi Giám đốc Rick Wagoner thuyết phục được hội đồng cổ đông ủng hộ kế hoạch hoạt động của ông mà Kerkorian phản đối.
Ông Kevin Tynan, một nhà phân tích về ngành công nghiệp chế tạo ôtô của Argus Research, cho rằng: “Đây chắc chắn không phải chỉ là một sự đầu tư đơn thuần”. Có khả năng là Kerkorian muốn tăng tầm ảnh hưởng của mình trong Ford với mục đích cuối cùng là loại bỏ được số cổ phiếu hạng B, mà nhờ những cổ phần này, gia đình Ford có được 40% quyền biểu quyết dù tỉ lệ trong tổng số vốn của công ty chỉ là 4%.
Trong đại hội cổ đông hàng năm của Ford sẽ diễn ra vào 8-5, Hội đồng quản trị của Ford sẽ biểu quyết về việc duy trì số cổ phiếu hạng B. Năm ngoái, khoảng 27% đã bỏ phiếu chống lại việc thay đổi lượng cổ phần này, Kerkorian cần đạt được gấp đôi con số đó để đạt được mục đích. Với tỉ lệ cổ phần là 5.6%, ông ta vẫn còn cách rất xa mục tiêu, trừ khi có thể dựa vào tầm ảnh hưởng đang tăng lên của mình để thuyết phục những cổ đông khác thay đổi quyết định và ủng hộ ông.
“Để kiểm soát Ford, ông ta cũng gặp những trở ngại tương tự thậm chí còn khó khăn hơn ở GM”, K.Tynan nhận xét. Nhà phân tích này chỉ ra rằng Kerkorian có thể sẽ phải tranh đấu để có sự đồng thuận với những công ty chế tạo ôtô khác, rất giống với cách mà ông ta đã cố gắng để thúc đẩy GM kết hợp với Nissan và Renault.
Mặc dù đã đạt được kết quả kinh doanh vượt quá mong đợi trong 3 tháng đầu năm nay, Ford vẫn còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức phía trước. Các nhà phân tích dự đoán sự thua lỗ của Ford trong 3 quý tới, họ có cùng quan điểm rằng mỗi cổ phiếu của Ford sẽ mất đi 37 cent trong năm nay. Đây là hệ quả của sự thua lỗ lũy kế lên đến 15.2 tỷ USD trong 2 năm 2006 và 2007.
Cắt giảm chi phí chỉ là một vấn đề, bên cạnh đó là phải cải thiện những dòng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Điều này vẫn còn ngoài tầm kiểm soát của Mulally. Theo như nhận xét của nhà phân tích David Healy ( của Burnham Securities): “Chỉ có một mẫu xe là Focus đáp ứng được điều này, nhưng nó cũng không tạo ra lợi nhuận lớn”.
Các nhà phân tích đều cho rằng, tất cả những điều này sẽ mang đến cho Kerkorian một cơ hội khác để có một vị trí quan trọng có thể kiểm soát tập đoàn chế tạo ôtô khổng lồ này của Mỹ. Nếu thất bại trong việc dành được sự chú ý của Ban lãnh đạo, ông ta sẽ bán cổ phiếu của mình và kiếm lời.
“Ông ta mua được nó với giá rẻ”, Tynan nhận xét về số cổ phiếu của Ford mà Kerkorian nắm giữ, “ông ta luôn có thể hành động như đã làm đối với GM – kiếm được hàng triệu USD và rời bỏ tập đoàn”.
* Cổ phiếu hạng B: là một loại cổ phiếu đi kèm với quyền bỏ phiếu nhiều hơn hoặc ít hơn cổ phiếu hạng A. Cổ phiếu hạng A thường được cho rằng có quyền bỏ phiếu lớn hơn cổ phiếu hạng B, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Một số công ty tìm cách “tráo” tên hai loại cổ phiếu này, kết quả là cổ phiếu hạng A có ít quyền bỏ phiếu hơn cổ phiếu hạng B. ( Theo Investopedia)
(Theo Forbes)
Tuy đã thành tỷ phú nhờ ngành dịch vụ khách sạn và kinh doanh song bạc, nhưng Kirk Kerkorian vẫn luôn có một sự quan tâm đặc biệt đến việc đầu tư vào ngành công nghiệp chế tạo ôtô. Sau khi đã thất bại trong nỗ lực kiểm soát General Motors (GM) và Chrysler trong những năm gần đây, hiện ông ta đang hướng sự quan tâm tới Ford.
Sau khi có những thông tin về việc tỷ phú 90 tuổi này đang có kế hoạch tăng tỷ lệ cổ phần của mình trong tập đoàn từ 4.7% lên 5.6% bằng cách mua 20 triệu cổ phiếu thông qua công ty đầu tư Tracinda của ông ta, giá cổ phiếu của Ford đã ngay lập tức tăng mạnh trong phiên giao dịch sáng thứ 2. Nếu điều này xảy ra, Tracinda sẽ sở hữu 120 triệu cổ phần của Ford với giá mua trung bình chỉ khoảng 7 USD/cp.
Chắc chắn rằng, sự mua vào mạnh mẽ này của Kerkorian có thể chỉ đơn giản là thể hiện sự ủng hộ cho kế hoạch mà Giám đốc điều hành của Ford Alan Mulally đưa ra. Nhờ kế hoạch này, Ford đã cắt giảm được khoảng 1.7 tỷ USD chi phí tính từ cuối năm 2006 đến nay thông qua việc đóng cửa một số nhà máy, cắt giảm nhân công và cải thiện tình trạng bán hàng ở Châu Âu. Trong một thời gian ngắn, việc này đã giúp Ford kiếm được một khoản lợi nhuận bất ngờ là 5 cent trên mỗi cổ phiếu trong quý 1-2008.
Tuy nhiên, Kerkorian chưa bao giờ chỉ bỏ tiền đầu tư một cách đơn thuần vào những công ty mà ông thấy được sự quản lý tốt. Kerkorian luôn muốn tham gia vào việc quản trị công ty. Ông đã thất bại trong việc nắm quyền kiểm soát Chrysler trước khi tập đoàn này bị tách khỏi Daimler.
Kerkorian còn làm ban lãnh đạo của GM bị “chấn động” vào 2005 và 2006, khi đã bất ngờ mua gom được lượng cổ phiếu có giá trị lên đến 800 triệu USD. Rốt cuộc là vào cuối năm 2006, ông ta đã bán hạ giá cổ phiếu của mình trong GM để kiếm lời sau khi Giám đốc Rick Wagoner thuyết phục được hội đồng cổ đông ủng hộ kế hoạch hoạt động của ông mà Kerkorian phản đối.
Ông Kevin Tynan, một nhà phân tích về ngành công nghiệp chế tạo ôtô của Argus Research, cho rằng: “Đây chắc chắn không phải chỉ là một sự đầu tư đơn thuần”. Có khả năng là Kerkorian muốn tăng tầm ảnh hưởng của mình trong Ford với mục đích cuối cùng là loại bỏ được số cổ phiếu hạng B, mà nhờ những cổ phần này, gia đình Ford có được 40% quyền biểu quyết dù tỉ lệ trong tổng số vốn của công ty chỉ là 4%.
Trong đại hội cổ đông hàng năm của Ford sẽ diễn ra vào 8-5, Hội đồng quản trị của Ford sẽ biểu quyết về việc duy trì số cổ phiếu hạng B. Năm ngoái, khoảng 27% đã bỏ phiếu chống lại việc thay đổi lượng cổ phần này, Kerkorian cần đạt được gấp đôi con số đó để đạt được mục đích. Với tỉ lệ cổ phần là 5.6%, ông ta vẫn còn cách rất xa mục tiêu, trừ khi có thể dựa vào tầm ảnh hưởng đang tăng lên của mình để thuyết phục những cổ đông khác thay đổi quyết định và ủng hộ ông.
“Để kiểm soát Ford, ông ta cũng gặp những trở ngại tương tự thậm chí còn khó khăn hơn ở GM”, K.Tynan nhận xét. Nhà phân tích này chỉ ra rằng Kerkorian có thể sẽ phải tranh đấu để có sự đồng thuận với những công ty chế tạo ôtô khác, rất giống với cách mà ông ta đã cố gắng để thúc đẩy GM kết hợp với Nissan và Renault.
Mặc dù đã đạt được kết quả kinh doanh vượt quá mong đợi trong 3 tháng đầu năm nay, Ford vẫn còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức phía trước. Các nhà phân tích dự đoán sự thua lỗ của Ford trong 3 quý tới, họ có cùng quan điểm rằng mỗi cổ phiếu của Ford sẽ mất đi 37 cent trong năm nay. Đây là hệ quả của sự thua lỗ lũy kế lên đến 15.2 tỷ USD trong 2 năm 2006 và 2007.
Cắt giảm chi phí chỉ là một vấn đề, bên cạnh đó là phải cải thiện những dòng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Điều này vẫn còn ngoài tầm kiểm soát của Mulally. Theo như nhận xét của nhà phân tích David Healy ( của Burnham Securities): “Chỉ có một mẫu xe là Focus đáp ứng được điều này, nhưng nó cũng không tạo ra lợi nhuận lớn”.
Các nhà phân tích đều cho rằng, tất cả những điều này sẽ mang đến cho Kerkorian một cơ hội khác để có một vị trí quan trọng có thể kiểm soát tập đoàn chế tạo ôtô khổng lồ này của Mỹ. Nếu thất bại trong việc dành được sự chú ý của Ban lãnh đạo, ông ta sẽ bán cổ phiếu của mình và kiếm lời.
“Ông ta mua được nó với giá rẻ”, Tynan nhận xét về số cổ phiếu của Ford mà Kerkorian nắm giữ, “ông ta luôn có thể hành động như đã làm đối với GM – kiếm được hàng triệu USD và rời bỏ tập đoàn”.
* Cổ phiếu hạng B: là một loại cổ phiếu đi kèm với quyền bỏ phiếu nhiều hơn hoặc ít hơn cổ phiếu hạng A. Cổ phiếu hạng A thường được cho rằng có quyền bỏ phiếu lớn hơn cổ phiếu hạng B, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Một số công ty tìm cách “tráo” tên hai loại cổ phiếu này, kết quả là cổ phiếu hạng A có ít quyền bỏ phiếu hơn cổ phiếu hạng B. ( Theo Investopedia)
(Theo Forbes)
0 Responses to Những toan tính của nhà đầu tư “cáo già” Kerkorian
Something to say?