Sẽ có giải pháp đột phá vực dậy thị trường?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Các nhà đầu tư đang rất sốt ruột và chờ đợi những giải pháp mạnh tay hơn từ phía các cơ quan quản lý.
Thị trường chứng khoán (TTCK) đang trải qua những ngày dài tụt dốc. Tiếp đà giảm từ những phiên tuần trước, phiên giao dịch đầu tuần ngày 21-4-2008 VN-Index mất thêm 2,39 điểm, xuống mức 534,92 điểm. 5 phiên liên tiếp sau đó, VN-Index liên tục mất điểm.
Không ít phiên hầu hết cổ phiếu trên sàn cứ tiếp tục điệp khúc giảm giá kịch sàn. TTCK ở trong tình trạng rất ảm đạm và tâm lý của nhiều NĐT vô cùng hoang mang, lo lắng.
Cần liều thuốc đủ mạnh
Một số chuyên gia nhận định: Nguyên nhân xuống dốc của TTCK xuất phát từ bối cảnh kinh tế thế giới đang gặp rất nhiều khó khăn (lạm phát cao, hệ thống ngân hàng thiếu vốn...). Việt Nam cũng đang ở trong tình trạng tương tự, trong khi tính thanh khoản của TTCK trong nước đang ở mức thấp.
Bên cạnh đó, tâm lý thận trọng, lo lắng vẫn đang là một trong những yếu tố khiến cho TTCK giảm giá sau khi biên độ giao dịch được nới rộng hơn.
Được biết, những ngày vừa qua, Ủy ban chứng khoán Nhà nước luôn theo dõi sát diễn biến của TTCK để khi thị trường tiếp tục “xấu đi”, Ủy ban sẽ trình Chính phủ một số giải pháp mới nhằm góp phần bảo đảm sự ổn định. Có thể nói, các nhà đầu tư (NĐT) đang rất sốt ruột và chờ đợi những giải pháp mạnh tay hơn từ phía các cơ quan quản lý.
Hiện tại, Ủy ban chứng khoán Nhà nước chưa “tiết lộ” những giải pháp cứu thị trường nhưng trong bối cảnh TTCK đang có nhiều diễn biến phức tạp, tâm lý của NĐT hốt hoảng vì thua lỗ lớn, trong khi diễn biến TTCK toàn cầu cũng giảm mạnh... thì muốn “cứu” chứng khoán, cần phải có những liều thuốc đủ mạnh mang tính đột phá mới phát huy được tác dụng.
Những vấn đề lớn cần giải quyết
Trên tinh thần đó, các giải pháp “cứu” TTCK cần phải giải quyết cho được những vấn đề lớn.
Trước hết, tăng lượng cầu đầu tư đối với TTCK.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần tiếp tục mua vào ngoại tệ của NĐT nước ngoài hiện đang nằm tại các NHTM, làm như vậy sẽ tạo cho nguồn cầu có khả năng thanh toán để giao dịch chứng khoán gia tăng. Ngoài ra, NHNN cần tiếp tục thực hiện cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán trên cơ sở xây dựng các tiêu chí giám sát rủi ro thích hợp.
Hiện nay, mức cho vay theo Quyết định 03/NHNN khá hạn chế lượng cung tiền vào TTCK so với Chỉ thị 03/NHNN trước đây. Trong điều kiện nếu giá chứng khoán vẫn sụt giảm mạnh, NHNN cần chỉ đạo các NHTM giãn nợ, khoanh nợ, ngừng giải tỏa cầm cố cổ phiếu số hợp đồng đến hạn hoặc số cổ phiếu giá xuống thấp.
Trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu có những diễn biến phức tạp, dòng vốn đầu tư nước ngoài đưa vào châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng phải phù hợp với mức hấp thụ.
Trường hợp dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều, quá mức hấp thụ của nền kinh tế thì cần nghiên cứu có cơ chế cấp hạn ngạch theo danh sách phân loại đối tượng (QFII) như kinh nghiệm của Trung Quốc, Đài Loan dựa trên tiêu chí quy mô vốn, thời hạn đầu tư và cơ chế thuế khuyến khích đầu tư lâu dài.
Ngoài ra, để dễ hấp thụ và quản lý, kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài hiệu quả, Chính phủ cần sớm ban hành quy định pháp lý cho phép tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài được phép mở chi nhánh công ty quản lý quỹ tại Việt Nam và thành lập công ty quản lý quỹ đầu tư nước ngoài 100% vốn tại Việt Nam sớm hơn so với lộ trình cam kết trong WTO (sau 5 năm kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO) để quản lý các quỹ đầu tư lập trong nước cũng như nhận ủy thác đầu tư từ nước ngoài.
Về cổ phần hóa DNNN, nhằm thực hiện lộ trình cổ phần hóa DNNN theo kế hoạch đã đặt ra cho đến năm 2010 giải quyết cơ bản khu vực DNNN, Chính phủ cần có lộ trình điều phối thời gian cụ thể trong từng năm để điều hòa cung - cầu chứng khoán trên thị trường cho phù hợp với khả năng thanh toán.
Để tiếp tục cổ phần hóa nhưng không ảnh hưởng đến TTCK, cần nghiên cứu cho phép định giá DN và chào bán thỏa thuận cho cổ đông chiến lược theo phương thức “giá ghi sổ” (book building price).
Đối với NĐT thông thường, thực hiện theo phương thức đấu giá chọn mua tại các mức giá cắt cuối cùng (đấu giá kiểu Hà Lan) thay thế cho đấu giá kiểu Mỹ hiện nay. Trong thời gian trước mắt, khi chưa sửa Nghị định, nên cho phép bán thỏa thuận cho đối tác chiến lược.
Để tránh thất thoát tài sản Nhà nước, cần sử dụng tốt các tổ chức tư vấn, kiểm toán. Đồng thời quy định chi tiết hơn các yêu cầu công bố thông tin và xử lý nghiêm các hiện tượng che giấu tài sản.
(Theo HanoiMoi)
Thị trường chứng khoán (TTCK) đang trải qua những ngày dài tụt dốc. Tiếp đà giảm từ những phiên tuần trước, phiên giao dịch đầu tuần ngày 21-4-2008 VN-Index mất thêm 2,39 điểm, xuống mức 534,92 điểm. 5 phiên liên tiếp sau đó, VN-Index liên tục mất điểm.
Không ít phiên hầu hết cổ phiếu trên sàn cứ tiếp tục điệp khúc giảm giá kịch sàn. TTCK ở trong tình trạng rất ảm đạm và tâm lý của nhiều NĐT vô cùng hoang mang, lo lắng.
Cần liều thuốc đủ mạnh
Một số chuyên gia nhận định: Nguyên nhân xuống dốc của TTCK xuất phát từ bối cảnh kinh tế thế giới đang gặp rất nhiều khó khăn (lạm phát cao, hệ thống ngân hàng thiếu vốn...). Việt Nam cũng đang ở trong tình trạng tương tự, trong khi tính thanh khoản của TTCK trong nước đang ở mức thấp.
Bên cạnh đó, tâm lý thận trọng, lo lắng vẫn đang là một trong những yếu tố khiến cho TTCK giảm giá sau khi biên độ giao dịch được nới rộng hơn.
Được biết, những ngày vừa qua, Ủy ban chứng khoán Nhà nước luôn theo dõi sát diễn biến của TTCK để khi thị trường tiếp tục “xấu đi”, Ủy ban sẽ trình Chính phủ một số giải pháp mới nhằm góp phần bảo đảm sự ổn định. Có thể nói, các nhà đầu tư (NĐT) đang rất sốt ruột và chờ đợi những giải pháp mạnh tay hơn từ phía các cơ quan quản lý.
Hiện tại, Ủy ban chứng khoán Nhà nước chưa “tiết lộ” những giải pháp cứu thị trường nhưng trong bối cảnh TTCK đang có nhiều diễn biến phức tạp, tâm lý của NĐT hốt hoảng vì thua lỗ lớn, trong khi diễn biến TTCK toàn cầu cũng giảm mạnh... thì muốn “cứu” chứng khoán, cần phải có những liều thuốc đủ mạnh mang tính đột phá mới phát huy được tác dụng.
Những vấn đề lớn cần giải quyết
Trên tinh thần đó, các giải pháp “cứu” TTCK cần phải giải quyết cho được những vấn đề lớn.
Trước hết, tăng lượng cầu đầu tư đối với TTCK.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần tiếp tục mua vào ngoại tệ của NĐT nước ngoài hiện đang nằm tại các NHTM, làm như vậy sẽ tạo cho nguồn cầu có khả năng thanh toán để giao dịch chứng khoán gia tăng. Ngoài ra, NHNN cần tiếp tục thực hiện cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán trên cơ sở xây dựng các tiêu chí giám sát rủi ro thích hợp.
Hiện nay, mức cho vay theo Quyết định 03/NHNN khá hạn chế lượng cung tiền vào TTCK so với Chỉ thị 03/NHNN trước đây. Trong điều kiện nếu giá chứng khoán vẫn sụt giảm mạnh, NHNN cần chỉ đạo các NHTM giãn nợ, khoanh nợ, ngừng giải tỏa cầm cố cổ phiếu số hợp đồng đến hạn hoặc số cổ phiếu giá xuống thấp.
Trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu có những diễn biến phức tạp, dòng vốn đầu tư nước ngoài đưa vào châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng phải phù hợp với mức hấp thụ.
Trường hợp dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều, quá mức hấp thụ của nền kinh tế thì cần nghiên cứu có cơ chế cấp hạn ngạch theo danh sách phân loại đối tượng (QFII) như kinh nghiệm của Trung Quốc, Đài Loan dựa trên tiêu chí quy mô vốn, thời hạn đầu tư và cơ chế thuế khuyến khích đầu tư lâu dài.
Ngoài ra, để dễ hấp thụ và quản lý, kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài hiệu quả, Chính phủ cần sớm ban hành quy định pháp lý cho phép tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài được phép mở chi nhánh công ty quản lý quỹ tại Việt Nam và thành lập công ty quản lý quỹ đầu tư nước ngoài 100% vốn tại Việt Nam sớm hơn so với lộ trình cam kết trong WTO (sau 5 năm kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO) để quản lý các quỹ đầu tư lập trong nước cũng như nhận ủy thác đầu tư từ nước ngoài.
Về cổ phần hóa DNNN, nhằm thực hiện lộ trình cổ phần hóa DNNN theo kế hoạch đã đặt ra cho đến năm 2010 giải quyết cơ bản khu vực DNNN, Chính phủ cần có lộ trình điều phối thời gian cụ thể trong từng năm để điều hòa cung - cầu chứng khoán trên thị trường cho phù hợp với khả năng thanh toán.
Để tiếp tục cổ phần hóa nhưng không ảnh hưởng đến TTCK, cần nghiên cứu cho phép định giá DN và chào bán thỏa thuận cho cổ đông chiến lược theo phương thức “giá ghi sổ” (book building price).
Đối với NĐT thông thường, thực hiện theo phương thức đấu giá chọn mua tại các mức giá cắt cuối cùng (đấu giá kiểu Hà Lan) thay thế cho đấu giá kiểu Mỹ hiện nay. Trong thời gian trước mắt, khi chưa sửa Nghị định, nên cho phép bán thỏa thuận cho đối tác chiến lược.
Để tránh thất thoát tài sản Nhà nước, cần sử dụng tốt các tổ chức tư vấn, kiểm toán. Đồng thời quy định chi tiết hơn các yêu cầu công bố thông tin và xử lý nghiêm các hiện tượng che giấu tài sản.
(Theo HanoiMoi)
0 Responses to Sẽ có giải pháp đột phá vực dậy thị trường?
Something to say?