Có thể lướt sóng cổ phiếu ngành xi măng?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Cổ phiếu của ngành xi măng nói riêng đang nóng lên cùng với giá nguyên vật liệu xây dựng.
Đầu năm 2008, số lượng các công trình xây dựng tại Việt Nam tăng đột biến do đón nhận hàng tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản.
Thị trường bất động sản tiếp tục nóng lên khiến nhu cầu về vật liệu xây dựng và xi măng tăng lớn.
Các nhà máy xi măng hoạt động với công suất tối đa nhưng do dự trữ clinker thấp, nguồn nhập khẩu khó khăn nên sản lượng xi măng sản xuất vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu. Có nhiều thời điểm thị trường xi măng trở nên khan hiếm, khiến giá xi măng tăng chóng mặt.
Đại gia chiếm phần
Hiện có gần 40 cổ phiếu của các DN sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng niêm yết trên cả 2 sàn HoSE và HaSTC. Trong số này có những Cty xi măng lớn như Hà Tiên 1, Bỉm Sơn, Bút Sơn. Cạnh đó là một số Cty nhỏ như Sài Sơn, Sông Đà Yaly...
Cả 3 Cty xi măng lớn đã niêm yết là Hà Tiên 1, Bút Sơn và Bỉm Sơn đều do TCty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) nắm cổ phần chi phối và đều là các thương hiệu có uy tín, chiếm thị phần lớn nên doanh thu và lợi nhuận luôn ở mức ổn định.
Hiện tại, SCJ của Cty CP Xi măng Sài Sơn là cổ phiếu sáng giá nhất khi EPS năm 2007 đạt tới hơn 10.457đ/cổ phiếu và P/E nhỏ hơn 7, nhiều chỉ số tài chính khác đều khá tốt.
Bên cạnh đó, ba Cty này đều khẳng định vị thế với những dự án mở rộng công suất như Bỉm Sơn với dây chuyền mới công suất 2 triệu tấn/năm; Hà Tiên 1 với dự án nhà máy xi măng Bình Phước công suất 2 triệu tấn/năm, Bút Sơn với nhà máy xi măng Bút Sơn 2 công suất 1,6 triệu tấn/năm.
Trong khi đó, nhiều tập đoàn, TCty khác cũng tăng cường đầu tư vào lĩnh vực này với nhiều dự án lớn như Vinaconex với nhà máy xi măng Cẩm Phả (công suất 2,3 triệu tấn xi măng/năm, mới đi vào hoạt động cuối tháng 3/2008), Lilama với nhà máy xi măng Thăng Long (2,3 triệu tấn xi măng/năm)...
Lựa chọn thế nào?
Thời gian tới, sàn Hà Nội sẽ đón nhận thêm nhiều Cty xi măng nữa tham gia niêm yết như Cty CP Xi măng và khoáng sản Yên Bái, Cty CP Xi măng Thái Bình, Cty CP Xi măng Cần Thơ...
Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh đã và đang ngày càng trở nên gay gắt, các Cty lớn sẽ có nhiều lợi thế hơn các Cty nhỏ với nguồn vốn và thị trường hạn hẹp.
Xét theo tiêu chí P/E thì các cổ phiếu còn lại tương đối rẻ hơn cổ phiếu của ba "đại gia" trên. Các cổ phiếu của những Cty khá nhỏ, ít tên tuổi, thị phần còn hạn chế, do số lượng lưu hành thấp nên tính thanh khoản của nhóm cổ phiếu này không cao, nên thường xảy ra hiện tượng đầu cơ làm giá.
Trong ngắn hạn, từ tâm lý "chuộng" cổ phiếu vật liệu xây dựng, nhóm cổ phiếu này có thể sẽ được nhiều nhà đầu cơ đem ra "lướt sóng".
Thận trọng với những khó khăn
Tuy hiện tại và tương lai của cổ phiếu ngành xi măng đang lạc quan như vậy, nhưng ngành này cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Chi phí đầu vào tăng mạnh, nhất là giá điện, than, xăng dầu và một số vật tư thuộc nhóm nguyên liệu đầu vào gây sức ép khiến các DN phải tăng giá thành phẩm.
Do vậy, vấn đều quan trọng nhất đối với các nhà máy xi măng hiện nay là tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất. Nhà máy xi măng nào đảm bảo được hệ thống sản xuất khép kín từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra sẽ giảm thiểu được chi phí sản xuất, nâng cao được hiệu quả kinh doanh và tính cạnh tranh của sản phẩm. Theo đó, sức hấp dẫn của cổ phiếu cũng tăng lên.
Từ cuối năm 2008, khi nhiều dự án bắt đầu đi vào sản xuất, lượng xi măng cung ứng cho thị trường trong những năm tới sẽ tăng đột biến. Tình trạng cạnh tranh diễn ra gay gắt sẽ buộc các Cty phải nỗ lực tối đa để giữ chân khách hàng và phát triển thêm các thị trường mới.
(Theo DDDN)
Đầu năm 2008, số lượng các công trình xây dựng tại Việt Nam tăng đột biến do đón nhận hàng tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản.
Thị trường bất động sản tiếp tục nóng lên khiến nhu cầu về vật liệu xây dựng và xi măng tăng lớn.
Các nhà máy xi măng hoạt động với công suất tối đa nhưng do dự trữ clinker thấp, nguồn nhập khẩu khó khăn nên sản lượng xi măng sản xuất vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu. Có nhiều thời điểm thị trường xi măng trở nên khan hiếm, khiến giá xi măng tăng chóng mặt.
Đại gia chiếm phần
Hiện có gần 40 cổ phiếu của các DN sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng niêm yết trên cả 2 sàn HoSE và HaSTC. Trong số này có những Cty xi măng lớn như Hà Tiên 1, Bỉm Sơn, Bút Sơn. Cạnh đó là một số Cty nhỏ như Sài Sơn, Sông Đà Yaly...
Cả 3 Cty xi măng lớn đã niêm yết là Hà Tiên 1, Bút Sơn và Bỉm Sơn đều do TCty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) nắm cổ phần chi phối và đều là các thương hiệu có uy tín, chiếm thị phần lớn nên doanh thu và lợi nhuận luôn ở mức ổn định.
Hiện tại, SCJ của Cty CP Xi măng Sài Sơn là cổ phiếu sáng giá nhất khi EPS năm 2007 đạt tới hơn 10.457đ/cổ phiếu và P/E nhỏ hơn 7, nhiều chỉ số tài chính khác đều khá tốt.
Bên cạnh đó, ba Cty này đều khẳng định vị thế với những dự án mở rộng công suất như Bỉm Sơn với dây chuyền mới công suất 2 triệu tấn/năm; Hà Tiên 1 với dự án nhà máy xi măng Bình Phước công suất 2 triệu tấn/năm, Bút Sơn với nhà máy xi măng Bút Sơn 2 công suất 1,6 triệu tấn/năm.
Trong khi đó, nhiều tập đoàn, TCty khác cũng tăng cường đầu tư vào lĩnh vực này với nhiều dự án lớn như Vinaconex với nhà máy xi măng Cẩm Phả (công suất 2,3 triệu tấn xi măng/năm, mới đi vào hoạt động cuối tháng 3/2008), Lilama với nhà máy xi măng Thăng Long (2,3 triệu tấn xi măng/năm)...
Lựa chọn thế nào?
Thời gian tới, sàn Hà Nội sẽ đón nhận thêm nhiều Cty xi măng nữa tham gia niêm yết như Cty CP Xi măng và khoáng sản Yên Bái, Cty CP Xi măng Thái Bình, Cty CP Xi măng Cần Thơ...
Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh đã và đang ngày càng trở nên gay gắt, các Cty lớn sẽ có nhiều lợi thế hơn các Cty nhỏ với nguồn vốn và thị trường hạn hẹp.
Xét theo tiêu chí P/E thì các cổ phiếu còn lại tương đối rẻ hơn cổ phiếu của ba "đại gia" trên. Các cổ phiếu của những Cty khá nhỏ, ít tên tuổi, thị phần còn hạn chế, do số lượng lưu hành thấp nên tính thanh khoản của nhóm cổ phiếu này không cao, nên thường xảy ra hiện tượng đầu cơ làm giá.
Trong ngắn hạn, từ tâm lý "chuộng" cổ phiếu vật liệu xây dựng, nhóm cổ phiếu này có thể sẽ được nhiều nhà đầu cơ đem ra "lướt sóng".
Thận trọng với những khó khăn
Tuy hiện tại và tương lai của cổ phiếu ngành xi măng đang lạc quan như vậy, nhưng ngành này cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Chi phí đầu vào tăng mạnh, nhất là giá điện, than, xăng dầu và một số vật tư thuộc nhóm nguyên liệu đầu vào gây sức ép khiến các DN phải tăng giá thành phẩm.
Do vậy, vấn đều quan trọng nhất đối với các nhà máy xi măng hiện nay là tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất. Nhà máy xi măng nào đảm bảo được hệ thống sản xuất khép kín từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra sẽ giảm thiểu được chi phí sản xuất, nâng cao được hiệu quả kinh doanh và tính cạnh tranh của sản phẩm. Theo đó, sức hấp dẫn của cổ phiếu cũng tăng lên.
Từ cuối năm 2008, khi nhiều dự án bắt đầu đi vào sản xuất, lượng xi măng cung ứng cho thị trường trong những năm tới sẽ tăng đột biến. Tình trạng cạnh tranh diễn ra gay gắt sẽ buộc các Cty phải nỗ lực tối đa để giữ chân khách hàng và phát triển thêm các thị trường mới.
(Theo DDDN)
0 Responses to Có thể lướt sóng cổ phiếu ngành xi măng?
Something to say?