Ai sẽ là đối tác chiến lược của Vietcombank?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Đa số cổ đông trong ĐHCĐ lần thứ nhất của Vietcombank vào hôm qua (26.4), đều quan tâm đến cái tên nào cho đối tác chiến lược của Vietcombank.
Mở khả năng điều chỉnh giá
Điều được nhắc đến nhiều trong quá trình CPH của Vietcombank là việc IPO rồi mới chọn đối tác chiến lược. Theo thông tin trên Vietnamnet, lý do không chọn được đối tác chiến lược trước IPO được đại diện Vietcombak giải thích: việc đàm phán chọn đối tác chiến lược đã không đạt được kỳ vọng của Vietcombank và Chính phủ, nhất là giá.
Theo quy định của Nghị định 109/NĐ-CP và chỉ đạo của Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng giá bán cổ phần của Vietcombank cho đối tác chiến lược sẽ không thấp hơn giá đấu thành công bình quân (tức là 107.572,7 đồng/cổ phiếu).
Hiện tại mức giá cổ phiếu Vietcombank trên thị trường tự do (OTC) chỉ ở khoảng 50.000 đồng. Giá này thấp hơn một nửa so với giá đấu thành công bình quân thực tế và thấp hơn cả giá bán ưu đãi cho cán bộ công nhân viên là 64.543,62 đồng/cổ phiếu. Với những cá nhân bức xúc thì mức giá ưu đãi này đang trở thành “bạc đãi” đối với chính họ.
Trả lời báo chí hôm qua 26.4 , ông Nguyễn Hòa Bình, chủ tịch HĐQT Vietcombank cho biết:
“Giá VCB hiện nay chỉ còn một nửa là thông tin nghe từ OTC chứ chưa thực sự chuẩn mực. Nhưng trong nền chung của thị trường thì giá xuống là điều dễ hiểu.
Về giá bán cho đối tác chiến lược, lời giải nằm ngay trong nghị định 109, thông thường giá này là giá hình thành bình quân của đợt IPO.
Nhưng từng phương án CPH của NHTMNN sẽ được Thủ tướng duyệt, vì thế điều này không cản trở việc nếu như Chính phủ điều chỉnh lại giá. Đương nhiên Chính phủ sẽ xem xét việc giá bao nhiêu là hợp lý.”
Khả năng điều chỉnh giá cũng được đại diện Vietcombank bày tỏ với cổ đông: “trong điều kiện hiện tại nếu muốn thực hiện theo nghị định 109 là không thể. Tuy nhiên với mức giá 50-60 theo ông là mức giá vô hình chung mình bán cho mình với giá cao, còn bán cho “người ta” với giá rẻ”. Đây là cũng là tâm tư của thành viên trong HĐQT và nhiều cổ đông trong đại hội.
Tuy nhiên cái khó của Vietcombank vẫn nằm ở chỗ nếu không chọn được đối tác chiến lược thì không tạo được đà “phóng” về sau và dự định của Vietcombank chắc chắn không dừng lại ở niêm yết trong nước.
Thời gian lựa chọn đối tác chiến lược đã được đại diện HĐQT cam kết cố gắng thực hiện trong năm 2008.
Đâu mới là cái tên bí mật
Theo đại diện của Vietcombank, để đảm bảo đúng nguyên tắc, hiện nay những thông tin về đối tác chiến lược không được công bố.
Tuy nhiên, theo nguồn tin riêng của Thanh Niên và nguồn tin riêng của cafeF thì Tập đoàn General Electric (Mỹ) là cái tên đáng chú ý trong thời điểm này.
Trước khi IPO Vietcombank, trong 3 cái tên mà báo chí nêu bao gồm General Electric, Nomura và Goldman Sachs thì chính đại diện Vietcombank đã từng xác định General Electric là chính xác.
(Theo CafeF)
Mở khả năng điều chỉnh giá
Điều được nhắc đến nhiều trong quá trình CPH của Vietcombank là việc IPO rồi mới chọn đối tác chiến lược. Theo thông tin trên Vietnamnet, lý do không chọn được đối tác chiến lược trước IPO được đại diện Vietcombak giải thích: việc đàm phán chọn đối tác chiến lược đã không đạt được kỳ vọng của Vietcombank và Chính phủ, nhất là giá.
Theo quy định của Nghị định 109/NĐ-CP và chỉ đạo của Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng giá bán cổ phần của Vietcombank cho đối tác chiến lược sẽ không thấp hơn giá đấu thành công bình quân (tức là 107.572,7 đồng/cổ phiếu).
Hiện tại mức giá cổ phiếu Vietcombank trên thị trường tự do (OTC) chỉ ở khoảng 50.000 đồng. Giá này thấp hơn một nửa so với giá đấu thành công bình quân thực tế và thấp hơn cả giá bán ưu đãi cho cán bộ công nhân viên là 64.543,62 đồng/cổ phiếu. Với những cá nhân bức xúc thì mức giá ưu đãi này đang trở thành “bạc đãi” đối với chính họ.
Trả lời báo chí hôm qua 26.4 , ông Nguyễn Hòa Bình, chủ tịch HĐQT Vietcombank cho biết:
“Giá VCB hiện nay chỉ còn một nửa là thông tin nghe từ OTC chứ chưa thực sự chuẩn mực. Nhưng trong nền chung của thị trường thì giá xuống là điều dễ hiểu.
Về giá bán cho đối tác chiến lược, lời giải nằm ngay trong nghị định 109, thông thường giá này là giá hình thành bình quân của đợt IPO.
Nhưng từng phương án CPH của NHTMNN sẽ được Thủ tướng duyệt, vì thế điều này không cản trở việc nếu như Chính phủ điều chỉnh lại giá. Đương nhiên Chính phủ sẽ xem xét việc giá bao nhiêu là hợp lý.”
Khả năng điều chỉnh giá cũng được đại diện Vietcombank bày tỏ với cổ đông: “trong điều kiện hiện tại nếu muốn thực hiện theo nghị định 109 là không thể. Tuy nhiên với mức giá 50-60 theo ông là mức giá vô hình chung mình bán cho mình với giá cao, còn bán cho “người ta” với giá rẻ”. Đây là cũng là tâm tư của thành viên trong HĐQT và nhiều cổ đông trong đại hội.
Tuy nhiên cái khó của Vietcombank vẫn nằm ở chỗ nếu không chọn được đối tác chiến lược thì không tạo được đà “phóng” về sau và dự định của Vietcombank chắc chắn không dừng lại ở niêm yết trong nước.
Thời gian lựa chọn đối tác chiến lược đã được đại diện HĐQT cam kết cố gắng thực hiện trong năm 2008.
Đâu mới là cái tên bí mật
Theo đại diện của Vietcombank, để đảm bảo đúng nguyên tắc, hiện nay những thông tin về đối tác chiến lược không được công bố.
Tuy nhiên, theo nguồn tin riêng của Thanh Niên và nguồn tin riêng của cafeF thì Tập đoàn General Electric (Mỹ) là cái tên đáng chú ý trong thời điểm này.
Trước khi IPO Vietcombank, trong 3 cái tên mà báo chí nêu bao gồm General Electric, Nomura và Goldman Sachs thì chính đại diện Vietcombank đã từng xác định General Electric là chính xác.
(Theo CafeF)
0 Responses to Ai sẽ là đối tác chiến lược của Vietcombank?
Something to say?