Vietcombank: Bức xúc quyền lợi cổ đông nhỏ
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Trong phiên ĐHCĐ lần đầu của NH Ngoại thương Vietcombank (VCB) diễn ra ngày 26/4 vừa qua, những câu hỏi về thời gian niêm yết, như giá niêm yết và đối tác chiến lược là ai, họ được phép mua với giá bao nhiêu dường như vẫn chưa có câu trả lời.
Trong khi đó, việc giá cổ phiếu (CP) VCB ngày càng giảm sút đã khiến đại hội có một không khí nặng nề, không kể đến những bức xúc về quyền lợi của những cổ đông nhỏ trong việc bỏ phiếu thông qua những quyết định có tính chất định hướng phát triển của VCB thời gian tới.
Bao giờ niêm yết? Niêm yết giá nào?
Tuy thời gian tiến hành đại hội đã kéo dài hơn dự định tới gần 3 giờ đồng hồ (tức tới hơn 3 giờ chiều ngày (26/4) nhưng những thông tin quan trọng như thời gian niêm yết cụ thể của VCB là khi nào, giá bao nhiêu cũng như nhà đầu tư (NĐT) chiến lược là ai và họ được mua cổ phần với giá bao nhiêu vẫn còn là ẩn số.
Ông Nguyễn Phước Thanh - TGĐ VCB - cho biết, chưa thể nêu ra cụ thể thời điểm niêm yết, mà chỉ dự kiến trong năm 2008. Ông Thanh cho rằng: "Mọi việc cần có bước chuẩn bị cẩn trọng và quan trọng hơn là việc niêm yết này chịu sự quản lý, chấp thuận của các cơ quan khác". Còn phía VCB, như ông Thanh cho biết, sẽ cố gắng hoàn thành sớm, không để quá trễ.
Theo ý kiến một số cổ đông phát biểu trong đại hội, giá niêm yết bao nhiêu mới là điều họ quan tâm bởi nó đánh trực tiếp vào túi tiền của những NĐT này. Việc VCB giảm giá quá mạnh trong thời gian vừa qua, như ví von của nhiều người là "trượt dốc thẳng đứng".
Nếu niêm yết theo giá thị trường hiện nay thì ngẫu nhiên những NĐT trúng giá trong đợt IPO bị thiệt hại. Còn nếu chọn giá niêm yết là giá bình quân đợt IPO tức 107.000đ/CP thì dẫn tới lo ngại ảnh hưởng của CP VCB tới thị trường và VN-Index sẽ bị kéo xuống thấp hơn mức hiện nay.
Về giá bán cho NĐT chiến lược, ông Nguyễn Hoà Bình - Chủ tịch HĐQT VCB - cho biết: "Nếu căn cứ theo Nghị định 109 (không thấp hơn giá đầu bình quân) trong điều kiện hiện tại là không thể thực hiện được. Còn bán theo giá thị trường thì vô tình bán cho "người trong nhà" giá đắt, bán cho "thiên hạ" giá rẻ, mà điều này thì bản thân lãnh đạo VCB không hề muốn". Theo ông Thanh, VCB sẽ có trách nhiệm trình các phương án để Chính phủ có điều chỉnh thích hợp, cân bằng lợi ích của các bên mà vẫn đảm bảo cho quá trình Cổ phần hóa của ngân hàng .
Cổ đông nhỏ cần có đại diện trong HĐQT
Có lẽ do bắt nguồn từ sự chênh lệch về tỉ lệ sở hữu cổ phần VCB, cho nên một vấn đề đặt ra khi thảo luận là việc đảm bảo quyền lợi của các cổ đông nhỏ. Hiện nay trong số 15.500 cổ đông của VCB thì riêng Nhà nước đã nắm tới hơn 90% VĐL, những cổ đông còn lại kể cả cán bộ công nhân viên VCB mới sở hữu gần 10%.
Theo cổ đông Phan Hồng Quân - TGĐ CTCK Euro Capital, theo quy định hiện nay việc thông qua các quyết định của DN chỉ cần ít nhất 65% trong tổng số phiếu, còn những quyết định quan trọng hơn như việc thay đổi điều lệ Cty thì cần 75% số phiếu được quyền biểu quyết. "Như vậy, nếu Nhà nước nắm giữ hơn 90% VĐL thì những ý kiến của những cổ đông khác không còn mấy ý nghĩa".
Theo kiến nghị của ông Quân, đối trường hợp của VCB, có thể nâng tỉ lệ biểu quyết lên tới hơn 90% số phiếu và cần phải sửa đổi để cổ đông nhỏ có một đại diện trong HĐQT. Bởi nếu tính gộp tổng tỉ lệ sở hữu của cổ đông nhỏ lại thì cũng chưa thoả mãn tỉ lệ 5% yêu cầu theo luật định. Chính vì vậy, một số cổ đông kiến nghị nên giảm tỉ lệ này xuống hoặc HĐQT VCB nên có đặc cách một thành viên trong HĐQT do nhóm cổ đông nhỏ (hiện chiếm số lượng rất lớn) bầu chọn. Như thế sẽ tránh tình trạng với hơn 90% tỉ lệ, cổ đông Nhà nước có thể đơn phương đưa ra mọi quyết định.
Bình luận về những ý kiến bức xúc của cổ đông nhỏ, ông Nguyễn Phước Thanh cho biết, tâm lý lo lắng trên của cổ đông là điều dễ hiểu. "Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để đảm bảo quyền lợi của tất cả các cổ đông, cả cổ đông lớn và cổ đông nhỏ" - ông Thanh khẳng định. Ông cũng cho rằng, không nên có sự chia rẽ, phân biệt giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ. Lịch sử của VCB từ 100% vốn nhà nước, hiện nay còn hơn 90% và để thay đổi tỉ lệ này trong thời gian tới cần có những bước chuyển tiếp dần dần.
Theo ông Nguyễn Phước Thanh, trong thời gian tới khi phát hành cho đối tác chiến lược nước ngoài 20% VĐL sẽ đa dạng hơn đối tượng sở hữu, quyền lợi cổ đông cũng được đảm bảo hơn. Lãnh đạo VCB sẽ cố gắng hoàn tất vấn đề sổ cổ đông đảm bảo quyền lợi cho các NĐT, tránh tình trạng nhiều NĐT phải bán CP với giá quá thấp gây ra tình trạng giảm giá quá nhanh như thời gian vừa qua.
* Cổ đông không tán thành kế hoạch niêm yết năm 2008
Theo ý kiến cổ đông phát biểu tại đại hội: Giả dụ lợi nhuận đạt như kế hoạch 2008, thì EPS của VCB là 1.624 đồng/CP. Trong khi đó, P/E của 2 NH đang niêm yết hiện nay là STB và ACB là khoảng 10-14 lần. Nếu nhân EPS của VCB với P/E khoảng 10-14 lần với trên thì giá CP VCB là khoảng 16.000đ/CP đến 22.000đ/CP.
Như vậy, VCB có nên niêm yết CP trong năm 2008 không? Hơn nữa, hiện nay, VCB mới phát hành chưa được 8% thì làm sao đủ điều kiện niêm yết? Chuyện niêm yết ở nước ngoài càng mơ hồ.
Tại thị trường quốc tế, P/E của các định chế tài chính lớn như Merrill Lynch và Citibank ở mức 5 lần, 8 lần. Nếu nhân với EPS của VCB với P/E của các NH này trên thị trường quốc tế thì giá của VCB càng gây thiệt hại cho cổ đông. Nên chăng, đề xuất ban lãnh đạo nên xin Chính phủ bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu với mức giá tại P/E hiện nay?
(Theo LaoDong)
Trong khi đó, việc giá cổ phiếu (CP) VCB ngày càng giảm sút đã khiến đại hội có một không khí nặng nề, không kể đến những bức xúc về quyền lợi của những cổ đông nhỏ trong việc bỏ phiếu thông qua những quyết định có tính chất định hướng phát triển của VCB thời gian tới.
Bao giờ niêm yết? Niêm yết giá nào?
Tuy thời gian tiến hành đại hội đã kéo dài hơn dự định tới gần 3 giờ đồng hồ (tức tới hơn 3 giờ chiều ngày (26/4) nhưng những thông tin quan trọng như thời gian niêm yết cụ thể của VCB là khi nào, giá bao nhiêu cũng như nhà đầu tư (NĐT) chiến lược là ai và họ được mua cổ phần với giá bao nhiêu vẫn còn là ẩn số.
Ông Nguyễn Phước Thanh - TGĐ VCB - cho biết, chưa thể nêu ra cụ thể thời điểm niêm yết, mà chỉ dự kiến trong năm 2008. Ông Thanh cho rằng: "Mọi việc cần có bước chuẩn bị cẩn trọng và quan trọng hơn là việc niêm yết này chịu sự quản lý, chấp thuận của các cơ quan khác". Còn phía VCB, như ông Thanh cho biết, sẽ cố gắng hoàn thành sớm, không để quá trễ.
Theo ý kiến một số cổ đông phát biểu trong đại hội, giá niêm yết bao nhiêu mới là điều họ quan tâm bởi nó đánh trực tiếp vào túi tiền của những NĐT này. Việc VCB giảm giá quá mạnh trong thời gian vừa qua, như ví von của nhiều người là "trượt dốc thẳng đứng".
Nếu niêm yết theo giá thị trường hiện nay thì ngẫu nhiên những NĐT trúng giá trong đợt IPO bị thiệt hại. Còn nếu chọn giá niêm yết là giá bình quân đợt IPO tức 107.000đ/CP thì dẫn tới lo ngại ảnh hưởng của CP VCB tới thị trường và VN-Index sẽ bị kéo xuống thấp hơn mức hiện nay.
Về giá bán cho NĐT chiến lược, ông Nguyễn Hoà Bình - Chủ tịch HĐQT VCB - cho biết: "Nếu căn cứ theo Nghị định 109 (không thấp hơn giá đầu bình quân) trong điều kiện hiện tại là không thể thực hiện được. Còn bán theo giá thị trường thì vô tình bán cho "người trong nhà" giá đắt, bán cho "thiên hạ" giá rẻ, mà điều này thì bản thân lãnh đạo VCB không hề muốn". Theo ông Thanh, VCB sẽ có trách nhiệm trình các phương án để Chính phủ có điều chỉnh thích hợp, cân bằng lợi ích của các bên mà vẫn đảm bảo cho quá trình Cổ phần hóa của ngân hàng .
Cổ đông nhỏ cần có đại diện trong HĐQT
Có lẽ do bắt nguồn từ sự chênh lệch về tỉ lệ sở hữu cổ phần VCB, cho nên một vấn đề đặt ra khi thảo luận là việc đảm bảo quyền lợi của các cổ đông nhỏ. Hiện nay trong số 15.500 cổ đông của VCB thì riêng Nhà nước đã nắm tới hơn 90% VĐL, những cổ đông còn lại kể cả cán bộ công nhân viên VCB mới sở hữu gần 10%.
Theo cổ đông Phan Hồng Quân - TGĐ CTCK Euro Capital, theo quy định hiện nay việc thông qua các quyết định của DN chỉ cần ít nhất 65% trong tổng số phiếu, còn những quyết định quan trọng hơn như việc thay đổi điều lệ Cty thì cần 75% số phiếu được quyền biểu quyết. "Như vậy, nếu Nhà nước nắm giữ hơn 90% VĐL thì những ý kiến của những cổ đông khác không còn mấy ý nghĩa".
Theo kiến nghị của ông Quân, đối trường hợp của VCB, có thể nâng tỉ lệ biểu quyết lên tới hơn 90% số phiếu và cần phải sửa đổi để cổ đông nhỏ có một đại diện trong HĐQT. Bởi nếu tính gộp tổng tỉ lệ sở hữu của cổ đông nhỏ lại thì cũng chưa thoả mãn tỉ lệ 5% yêu cầu theo luật định. Chính vì vậy, một số cổ đông kiến nghị nên giảm tỉ lệ này xuống hoặc HĐQT VCB nên có đặc cách một thành viên trong HĐQT do nhóm cổ đông nhỏ (hiện chiếm số lượng rất lớn) bầu chọn. Như thế sẽ tránh tình trạng với hơn 90% tỉ lệ, cổ đông Nhà nước có thể đơn phương đưa ra mọi quyết định.
Bình luận về những ý kiến bức xúc của cổ đông nhỏ, ông Nguyễn Phước Thanh cho biết, tâm lý lo lắng trên của cổ đông là điều dễ hiểu. "Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để đảm bảo quyền lợi của tất cả các cổ đông, cả cổ đông lớn và cổ đông nhỏ" - ông Thanh khẳng định. Ông cũng cho rằng, không nên có sự chia rẽ, phân biệt giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ. Lịch sử của VCB từ 100% vốn nhà nước, hiện nay còn hơn 90% và để thay đổi tỉ lệ này trong thời gian tới cần có những bước chuyển tiếp dần dần.
Theo ông Nguyễn Phước Thanh, trong thời gian tới khi phát hành cho đối tác chiến lược nước ngoài 20% VĐL sẽ đa dạng hơn đối tượng sở hữu, quyền lợi cổ đông cũng được đảm bảo hơn. Lãnh đạo VCB sẽ cố gắng hoàn tất vấn đề sổ cổ đông đảm bảo quyền lợi cho các NĐT, tránh tình trạng nhiều NĐT phải bán CP với giá quá thấp gây ra tình trạng giảm giá quá nhanh như thời gian vừa qua.
* Cổ đông không tán thành kế hoạch niêm yết năm 2008
Theo ý kiến cổ đông phát biểu tại đại hội: Giả dụ lợi nhuận đạt như kế hoạch 2008, thì EPS của VCB là 1.624 đồng/CP. Trong khi đó, P/E của 2 NH đang niêm yết hiện nay là STB và ACB là khoảng 10-14 lần. Nếu nhân EPS của VCB với P/E khoảng 10-14 lần với trên thì giá CP VCB là khoảng 16.000đ/CP đến 22.000đ/CP.
Như vậy, VCB có nên niêm yết CP trong năm 2008 không? Hơn nữa, hiện nay, VCB mới phát hành chưa được 8% thì làm sao đủ điều kiện niêm yết? Chuyện niêm yết ở nước ngoài càng mơ hồ.
Tại thị trường quốc tế, P/E của các định chế tài chính lớn như Merrill Lynch và Citibank ở mức 5 lần, 8 lần. Nếu nhân với EPS của VCB với P/E của các NH này trên thị trường quốc tế thì giá của VCB càng gây thiệt hại cho cổ đông. Nên chăng, đề xuất ban lãnh đạo nên xin Chính phủ bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu với mức giá tại P/E hiện nay?
(Theo LaoDong)
0 Responses to Vietcombank: Bức xúc quyền lợi cổ đông nhỏ
Something to say?