Giá chào sàn: Bao nhiêu là hợp lý?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Định giá như thế nào để tránh được hiện tượng cổ phiếu chào sàn xong liền rớt giá liên tục làm ảnh hưởng chung đến tình hình thị trường.
TTCK Việt Nam chưa có dấu hiệu hồi phục, mặc dù các yếu tố thuận lợi cho đầu tư dài hạn đã rõ ràng.
Báo cáo tài chính quý I/2008 của các công ty niêm yết lần lượt được công bố đã cho thấy, đa số doanh nghiệp Việt Nam không bị tác động nhiều bởi các biến động của kinh tế thế giới.
Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn tăng trưởng mạnh, đạt chỉ tiêu lợi nhuận vượt trội so với năm 2007 nhờ làm chủ được tình hình và tập trung vào các nghành nghề chính... nhưng tình hình TTCK vẫn chưa thay đổi.
Ngoài việc rất nhiều nhà đầu tư Việt Nam có phản ứng thái quá với diễn biến thị trường, với chính sách vĩ mô... thì vẫn còn đó những nhà đầu tư dài hạn, thực sự yêu thích chứng khoán, xem đợt giảm giá này là một cơ hội tốt nên vẫn tiếp tục đồng hành cùng thị trường.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để bảo vệ các nhà đầu tư này.
Hiện nay, ngoài việc gấp rút chuẩn bị giao dịch không sàn, minh bạch hóa các hoạt động tài chính của doanh nghiệp cũng như việc ổn định các yếu tố vĩ mô thì nhà đầu tư còn lo lắng về mức giá chào sàn quá cao của một số công ty.
Đã qua rồi thời kỳ doanh nghiệp pha loãng giá cổ phiếu rồi chào sàn với giá nào cũng được. Mối lo càng lớn khi các đại gia ngân hàng, tài chính, bất động sản chuẩn bị lên sàn với mức giá hứa hẹn sẽ rất cao có thể sẽ kéo thị trường đi xuống.
Có lẽ đây cũng là một trong những lý do mà HSBC đã đưa ra dự đoán VN-Index sẽ ở mức 600 điểm vào cuối năm nay.
Để tránh tình trạng một cổ phiếu chào sàn rớt giá liên tục như thời gian vừa qua, làm ảnh hưởng xấu đến tâm lý nhà đầu tư thì nên có quy định xử lý về hiện tượng này theo 2 cách mà doanh nghiệp có thể tự chọn:
Thứ nhất, nên quy định giá chào sàn của công ty mới niêm yết có chỉ số P/E bằng với chỉ số P/E trung bình của thị trường.
Thứ hai, doanh nghiệp và công ty tư vấn quyết định giá chào sàn nhưng phải có ràng buộc trách nhiệm, cụ thể quy định: nếu cổ phiếu mới niêm yết rớt giá khoảng từ 5 đến 10 phiên liên tục thì cổ phiếu đó phải điều chỉnh lại giá tham chiếu, sau khi điều chỉnh mà vẫn rớt giá thì buộc tạm ngưng giao dịch trên sàn cổ phiếu đó trong một thời gian.
Làm như vậy mới có thể tránh được hiện tượng cổ phiếu chào sàn xong liền rớt giá liên tục làm ảnh hưởng chung đến tình hình thị trường.
(Theo DTCK)
TTCK Việt Nam chưa có dấu hiệu hồi phục, mặc dù các yếu tố thuận lợi cho đầu tư dài hạn đã rõ ràng.
Báo cáo tài chính quý I/2008 của các công ty niêm yết lần lượt được công bố đã cho thấy, đa số doanh nghiệp Việt Nam không bị tác động nhiều bởi các biến động của kinh tế thế giới.
Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn tăng trưởng mạnh, đạt chỉ tiêu lợi nhuận vượt trội so với năm 2007 nhờ làm chủ được tình hình và tập trung vào các nghành nghề chính... nhưng tình hình TTCK vẫn chưa thay đổi.
Ngoài việc rất nhiều nhà đầu tư Việt Nam có phản ứng thái quá với diễn biến thị trường, với chính sách vĩ mô... thì vẫn còn đó những nhà đầu tư dài hạn, thực sự yêu thích chứng khoán, xem đợt giảm giá này là một cơ hội tốt nên vẫn tiếp tục đồng hành cùng thị trường.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để bảo vệ các nhà đầu tư này.
Hiện nay, ngoài việc gấp rút chuẩn bị giao dịch không sàn, minh bạch hóa các hoạt động tài chính của doanh nghiệp cũng như việc ổn định các yếu tố vĩ mô thì nhà đầu tư còn lo lắng về mức giá chào sàn quá cao của một số công ty.
Đã qua rồi thời kỳ doanh nghiệp pha loãng giá cổ phiếu rồi chào sàn với giá nào cũng được. Mối lo càng lớn khi các đại gia ngân hàng, tài chính, bất động sản chuẩn bị lên sàn với mức giá hứa hẹn sẽ rất cao có thể sẽ kéo thị trường đi xuống.
Có lẽ đây cũng là một trong những lý do mà HSBC đã đưa ra dự đoán VN-Index sẽ ở mức 600 điểm vào cuối năm nay.
Để tránh tình trạng một cổ phiếu chào sàn rớt giá liên tục như thời gian vừa qua, làm ảnh hưởng xấu đến tâm lý nhà đầu tư thì nên có quy định xử lý về hiện tượng này theo 2 cách mà doanh nghiệp có thể tự chọn:
Thứ nhất, nên quy định giá chào sàn của công ty mới niêm yết có chỉ số P/E bằng với chỉ số P/E trung bình của thị trường.
Thứ hai, doanh nghiệp và công ty tư vấn quyết định giá chào sàn nhưng phải có ràng buộc trách nhiệm, cụ thể quy định: nếu cổ phiếu mới niêm yết rớt giá khoảng từ 5 đến 10 phiên liên tục thì cổ phiếu đó phải điều chỉnh lại giá tham chiếu, sau khi điều chỉnh mà vẫn rớt giá thì buộc tạm ngưng giao dịch trên sàn cổ phiếu đó trong một thời gian.
Làm như vậy mới có thể tránh được hiện tượng cổ phiếu chào sàn xong liền rớt giá liên tục làm ảnh hưởng chung đến tình hình thị trường.
(Theo DTCK)
0 Responses to Giá chào sàn: Bao nhiêu là hợp lý?
Something to say?