Cả hai quỹ đầu tư VMFVF1 và MAFPF1 vừa có thông báo về thay đổi giá trị tài sản ròng trong kỳ.

Cả hai quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VMFVF1) và quỹ đầu tư Tăng trưởng Manulife (MAFPF1) vừa có thông báo về thay đổi giá trị tài sản ròng (NAV) trong kỳ, trong đó giá trị tài sản ròng của VF1 đã giảm gần 77 tỷ đồng còn MAFPF1 giảm gần 2,3 tỷ đồng.


Báo cáo thay đổi giá trị tài sản ròng của VF1 được báo cáo từ thứ Sáu của tuần báo cáo trước đến thứ Năm của tuần báo cáo sau. Ngày định giá báo cáo thay đổi giá trị tài sản ròng là ngày thứ Sáu hàng tuần.

Trong báo cáo cách đây 1 tháng, giá trị tài sản ròng cuối kỳ của VF1 tuần từ 24/03 – 28/03/2008 đạt 2.548 tỷ. Hiện tại, giá trị tài sản ròng cuối kỳ của VF1 chỉ còn 2.362 tỷ đồng, giảm 186 tỷ đồng trong vòng 1 tháng.

Giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ của VF1 hiện tại là 23.629 đồng/chứng chỉ quỹ. Giá VF1 hiện tại là 14.100 đồng/chứng chỉ quỹ, như vậy VF1 đang bị định giá khá thấp.

Giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ của MAFPF1 hiện tại là 6.653 đồng/chứng chỉ quỹ. Giá MAFPF1 hiện tại là 6.900 đồng/chứng chỉ quỹ.

Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng trong kỳ của Quỹ đầu tư Tăng trưởng Manulife - MAFPF1:




Đơn vị tính: VNĐ

STT

CHỈ TIÊU

KỲ BÁO CÁO
Ngày 24/04/2008

KỲ TRƯỚC
Ngày 17/04/2008

1

Thay đổi của giá trị tài sản ròng của quỹ do các hoạt động đầu tư trong kỳ

(2,295,076,562)

(977,410,258)

2

Thay đổi của giá trị tài sản ròng của quỹ do việc phân phối thu nhập của quỹ đối với các nhà đầu tư



3

Thay đổi trong giá trị tài sản ròng của quỹ (1+2)

(2,295,076,562)

(977,410,258)

4

Giá trị tài sản ròng đầu kỳ

144,739,282,406

145,716,692,664

5

Giá trị tài sản ròng cuối kỳ

142,444,205,844

144,739,282,406

6

Giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ (*)

6,653

6,761


(*): Tính trên 21.409.530 chứng chỉ quỹ

Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng trong kỳ của Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam - VF1:




Đơn vị tính: VNĐ

STT

Chỉ tiêu

KỲ BÁO CÁO
Ngày 24/04/2008

KỲ TRƯỚC
Ngày 17/04/2008

1

Thay đổi của giá trị tài sản ròng của quỹ do các hoạt động đầu tư trong kỳ

(76,916,966,236)

(55,420,282,856)

2

Thay đổi của giá trị tài sản ròng của quỹ do việc phân phối thu nhập của quỹ đối với các nhà đầu tư


(120,000,000,000)

3

Thay đổi trong giá trị tài sản ròng của quỹ (1+2)

(76,916,966,236)

(175,420,282,856)

4

Giá trị tài sản ròng đầu kỳ

2,439,809,397,014

2,615,229,679,870

5

Giá trị tài sản ròng cuối kỳ

2,362,892,430,778

2,439,809,397,014

6

Giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ (*)

23,629

24,398


(*): Tính trên 100.000.000 chứng chỉ quỹ
Giá trị tài sản ròng (NAV) của qũy hỗ tương đại diện cho giá trị thị trường trên mỗi cổ phần của quỹ đó. Đây là mức giá mà các nhà đầu tư mua cổ phần của quỹ từ một công ty quản lý quỹ và bán chúng (giá chuộc lại) cho một công ty quản lý quỹ.
NAV được tính bằng cách lấy tổng giá trị bao gồm tất cả tiền mặt và chứng khoán trong danh mục đầu tư của quỹ trừ đi bất cứ một lượng nợ phải trả nào, sau đó chia cho tổng số cổ phần đang lưu hành. NAV được tính toán một lần vào cuối ngày giao dịch dựa trên giá đóng cửa của các chứng khoán trong danh mục.

Ví dụ: Nếu tài sản của một quỹ là $50 triệu và nợ phải trả là $10 triệu, thì giá trị NAV của quỹ là $40 triệu

Con số này rất quan trọng đối với nhà đầu tư bởi vì, từ giá trị của NAV mà chúng ta có thể tính được giá trị một cổ phần của quỹ bằng cách lấy NAV chia cho tổng số cổ phần đang lưu hành.
Trong ví dụ trên, nếu quỹ này có 4 triệu cổ phần đang lưu hành thì, giá mỗi cổ phần của nó sẽ bằng $40 triệu chia cho 4 triệu bằng $10 một cổ phần.

Bởi vì hầu hết quỹ hỗ tương phân phối tất cả thu nhập và phần thặng dư vốn cho các cổ đông của quỹ, do đó giá trị NAV của quỹ là thước đo tương quan không đáng kể trong việc đánh giá khả năng thể hiện của quỹ. Khả năng thể hiện của quỹ được đánh giá tốt nhất bằng thước đo tổng sinh lợi của nó. (Nguồn: Saga)

(Theo CafeF)