TTCK đi lên trong hy vọng
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Trong thời điểm hiện nay, sự đi lên của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn là một cái gì đó mang đậm dáng dấp của "hy vọng".
Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của năm 2007, ngày 28/12/2007, VN-Index dừng tại 927,02 điểm; kết thúc phiên giao dịch ngày 25/4/2008, chỉ số này còn 515,88 điểm. Như vậy, trong vòng chưa đến 4 tháng, "hàn thử biểu" của nền kinh tế Việt Nam đã giảm 411,14 điểm, tương đương 45%! Đáng buồn hơn, trong bối cảnh hiện nay, mức giảm điểm đó chưa hẳn đã là "kỷ lục"!
Lầm lũi đi xuống
Các con số trên có lẽ cũng không khiến nhiều người tỏ ra ngạc nhiên hay lo lắng nhiều bởi "mãi rồi cũng quen". Điều làm cho không ít nhà đầu tư và chuyên gia kinh tế hiện nay cảm thấy bất an chính là sự "lầm lũi" đi xuống của VN-Index bất chấp nhiều giải pháp hết sức mạnh mẽ được đưa ra từ tất cả các "bà con họ hàng thân thích" của thị trường chứng khoán.
Sau thời điểm ngày 25/3/2008, khi VN-Index về "đầu 4" ở mức 496,64 điểm, giải pháp được coi là "bất đắc dĩ nhất" được đưa ra: Tạm thời giảm biên độ dao động giá chứng khoán trên cả 2 sàn HOSE và HASTC xuống lần lượt ở mức 1% và 2%. Được thực hiện từ ngày 27/3, giải pháp này góp công lớn khiến cho các chỉ số chung tại 2 sàn này "túc tắc" đi lên trong 7 phiên liên tiếp sau đó.
Dấu hiệu khả quan xuất hiện khiến cho các nhà quản lý quyết định nâng mức "tạm thời" của mỗi sàn thêm 1% từ ngày 07/4. "Trụ" được trong đúng 3 phiên "thử lửa", từ phiên giao dịch ngày 10/4, VN-Index bắt đầu giảm điểm. Mức giảm không lớn, và cũng không thể lớn bởi biên độ dao động chỉ có 2%, nhưng cái đáng sợ là ở sự đi xuống khá… chắc chắn của VN-Index.
Bất chấp việc có không ít thông tin tốt hỗ trợ liên tục được đưa ra, kể từ phiên giao dịch ngày 10/4 đến nay, chỉ số này chỉ có đúng 01 phiên tăng điểm ngày 17/4, còn lại chỉ có giảm và giảm.
Nếu chỉ tính riêng "hiệu quả" của biên độ dao động 2% (từ ngày 07/4), VN-Index mất 17,12 điểm (tính đến hết phiên giao dịch 25/4), trung bình mỗi phiên mất 1,32 điểm trong 13 phiên này.
Tuần vừa qua chứng kiến cả 5 phiên VN-Index đều giảm điểm với tổng "thiệt hại" là 21,43 điểm. Khối lượng giao dịch của 5 phiên này chỉ đạt hơn 35,35 triệu đơn vị, không lớn hơn nhiều so với 3 phiên của tuần trước đó (31,36 triệu đơn vị).
Thử tìm nguyên nhân
Trong thời điểm từ đầu tháng 4 tới nay, không có nhiều lý giải cho sự đi xuống của thị trường. Điều này không phải bởi vì không tìm được nguyên nhân, có lẽ chỉ đơn giản vì người ta đã mệt mỏi với việc tìm nguyên nhân, và người ta cũng đã coi sự đi xuống đó là một điều gì đó đương nhiên rồi.
Tuy vậy, mổ xẻ chi tiết ra thì thấy rằng sự đi xuống của thị trường xuất phát chủ yếu từ động thái của các nhà đầu tư nội. Giao dịch của khối này đa phần là bán ra, nếu không muốn nói là "xả lũ". Nhiều người cũng đã nhắc tới hoạt động giải chấp của các ngân hàng. Nhưng thực tế tham khảo từ nhiều ngân hàng cho thấy nhóm này vẫn chấp hành khá tốt lời kêu gọi từ phía Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Tại sao các nhà đầu tư nội liên tục bán ra?
Phải khẳng định rằng tại thời điểm hiện nay, trừ những người vừa mới tham gia thị trường chứng khoán, còn lại hầu hết đều đang trong tình trạng thua lỗ. Việc bán ra chủ yếu nhằm cắt lỗ và chuyển hướng đầu tư. Ngược lại, nhóm có tiền cũng chẳng mặn mà gì với việc mua vào bởi một tâm lý chung là thờ ơ với chứng khoán.
Có lẽ tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay chính là mở đầu cho mọi câu chuyện. Lạm phát 4 tháng đầu năm nay dự kiến lên đến 11,6%, Chính phủ cũng đã đề nghị Quốc hội cho phép hạ chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2008 này. Ngân hàng Phát triển Châu Á mới đưa ra dự báo lạm phát năm nay của Việt Nam sẽ vào khoảng 18,3%, so với mức 11,6% của 4 tháng đầu thì đây là mức dự đoán hoàn toàn có cơ sở.
Thử làm một phép tính đơn giản, giả sử đến cuối năm VN-Index lên đến mức 600 điểm (như dự báo của HSBC), tức là những nhà đầu tư mua vào tại thời điểm hiện nay có thể kỳ vọng mức lợi nhuận tương đương (600 - 515)/515 = 14,14%. Mức cổ tức kỳ vọng (thường cao hơn lãi suất ngân hàng) giả sử là 12%.
Như vậy, đến cuối năm, các nhà đầu tư có thể có được mức lợi nhuận 26,14%; trừ đi mức lạm phát, còn khoảng gần 8%!
Đây không phải là mức lợi nhuận thấp, nhưng so với những gì có thể "gặt hái" được ở thị trường chứng khoán Việt Nam những năm trước thì 8% không phải là mức đủ hấp dẫn nhiều nhà đầu tư.
Đi lên trong… hy vọng
Trong thời gian gần trước mắt, một thông tin tốt khiến nhà đầu tư có thể hy vọng thị trường đi lên là các biện pháp hành chính của các cơ quan quản lý. Cụ thể là thông tin chính thức từ cuộc họp của Bộ Tài chính trong tuần vừa qua. Tuy nhiên, xét cho cùng thì hiện nay các cơ quan quản lý cũng không còn nhiều lựa chọn cho các giải pháp đưa ra.
Mục tiêu hàng đầu là chống lạm phát, vậy thì nhà đầu tư hãy tạm quên vấn đề "mở rộng tín dụng" đi. Giải pháp có phần mang tính thị trường nhất hiện nay có lẽ là mở rộng hoạt động mua vào của SCIC. Còn giải pháp hành chính nhất có lẽ sẽ lại liên quan tới biên độ dao động, co lại chăng?
Trong khi đó, tình hình kinh tế vĩ mô trước mắt rõ ràng vẫn là một mối lo lớn cho không chỉ các nhà đầu tư chứng khoán. Mức lạm phát của tháng 4 là 2,2%, có giảm so với các tháng trước nhưng thực tế tổng cộng 4 tháng 11,6% là con số khá… ấn tượng.
Trên thế giới, sự phục hồi của chứng khoán Mỹ, Trung Quốc; của giá vàng, giá USD so với EUR không thể được coi là "cứu cánh" cho chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Vậy nên mọi hy vọng sẽ chỉ có được trên "sân bóng", chính xác và cụ thể là từ các "cầu thủ" đang chơi trên sân.
Một trong những điểm tựa khá vững trong nhiều phiên vừa qua giúp cho chỉ số chung của thị trường không bị sụt giảm mạnh chính là hoạt động mua vào của các nhà đầu tư ngoại. Từ đầu tháng 4 đến nay, khối này đã mua vào hơn 35,3 triệu đơn vị trong khi chỉ bán ra hơn 7,8 triệu đơn vị.
Theo nhiều nguồn tin, chỉ trong ba tháng và 17 ngày đầu tiên của năm 2008, 10 tổ chức nước ngoài đang đầu tư chứng khoán tại Việt Nam đã thua lỗ hơn 1,3 tỷ USD (khoảng 20,8 ngàn tỷ đồng). Chính vì vậy, việc ngăn không cho thị trường tiếp tục giảm mạnh có tầm quan trọng sống còn với họ.
Và có lẽ đó cũng là nguyên nhân khiến cho họ duy trì mức mua vào khá mạnh thời gian qua. Tuy nhiên, con số 1,3 tỷ USD lại không phải là lớn và cũng không thực sự khiến cho các tổ chức này phải quá lo lắng. Đây chính là điều đáng lo ngại cho những thành phần còn lại trên thị trường. Nếu thị trường tiếp tục giảm, trong khi sức cầu ngoại chỉ có hạn (do "room"), không thể loại trừ tình huống khối này sẽ bán ra để cắt lỗ.
Và đây rất có thể sẽ là một hiệu ứng "domino" cho sự sụp đổ toàn diện của thị trường. Bởi "lăm le" bên lề thị trường hiện vẫn là khoảng 20.000 tỷ chứng khoán giải chấp của các ngân hàng. Thậm chí, khi thị trường sụt giảm đến một ngưỡng nhất định, các ngân hàng sẽ là "người tiên phong" chứ không phải là khối ngoại.
Trong khi đó, tâm lý của các nhà đầu tư nội thì vẫn là một cái gì đó thâm sâu, khó dò. Những giao dịch gần đây của họ cho thấy đa phần chỉ nhằm "lướt sóng" để gỡ gạc lại được phần vốn nào hay phần đó.
Còn đại đa số đã chấp nhận thua lỗ để lựa chọn hai con đường. Thứ nhất là "cứ để đó", coi như đầu tư dài hạn, hy vọng sau này thị trường lên thì có lãi. Thứ hai là tìm mọi cách để rút vốn ra đầu tư vào các lĩnh vực khác.
Vậy nên, trong thời điểm hiện nay, sự đi lên của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn là một cái gì đó mang đậm dáng dấp của "hy vọng". Thực tế cho thấy, muốn thị trường đi lên, cách lâu dài và căn bản nhất là ngăn chặn lạm phát, xì hơi bong bóng nhà đất và hạ nhiệt nền kinh tế từ từ. Những vấn đề này phụ thuộc rất lớn vào sự điều hành nền kinh tế của Chính phủ và các cơ quan quản lý.
(Theo VietnamNet)
Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của năm 2007, ngày 28/12/2007, VN-Index dừng tại 927,02 điểm; kết thúc phiên giao dịch ngày 25/4/2008, chỉ số này còn 515,88 điểm. Như vậy, trong vòng chưa đến 4 tháng, "hàn thử biểu" của nền kinh tế Việt Nam đã giảm 411,14 điểm, tương đương 45%! Đáng buồn hơn, trong bối cảnh hiện nay, mức giảm điểm đó chưa hẳn đã là "kỷ lục"!
Lầm lũi đi xuống
Các con số trên có lẽ cũng không khiến nhiều người tỏ ra ngạc nhiên hay lo lắng nhiều bởi "mãi rồi cũng quen". Điều làm cho không ít nhà đầu tư và chuyên gia kinh tế hiện nay cảm thấy bất an chính là sự "lầm lũi" đi xuống của VN-Index bất chấp nhiều giải pháp hết sức mạnh mẽ được đưa ra từ tất cả các "bà con họ hàng thân thích" của thị trường chứng khoán.
Sau thời điểm ngày 25/3/2008, khi VN-Index về "đầu 4" ở mức 496,64 điểm, giải pháp được coi là "bất đắc dĩ nhất" được đưa ra: Tạm thời giảm biên độ dao động giá chứng khoán trên cả 2 sàn HOSE và HASTC xuống lần lượt ở mức 1% và 2%. Được thực hiện từ ngày 27/3, giải pháp này góp công lớn khiến cho các chỉ số chung tại 2 sàn này "túc tắc" đi lên trong 7 phiên liên tiếp sau đó.
Dấu hiệu khả quan xuất hiện khiến cho các nhà quản lý quyết định nâng mức "tạm thời" của mỗi sàn thêm 1% từ ngày 07/4. "Trụ" được trong đúng 3 phiên "thử lửa", từ phiên giao dịch ngày 10/4, VN-Index bắt đầu giảm điểm. Mức giảm không lớn, và cũng không thể lớn bởi biên độ dao động chỉ có 2%, nhưng cái đáng sợ là ở sự đi xuống khá… chắc chắn của VN-Index.
Bất chấp việc có không ít thông tin tốt hỗ trợ liên tục được đưa ra, kể từ phiên giao dịch ngày 10/4 đến nay, chỉ số này chỉ có đúng 01 phiên tăng điểm ngày 17/4, còn lại chỉ có giảm và giảm.
Nếu chỉ tính riêng "hiệu quả" của biên độ dao động 2% (từ ngày 07/4), VN-Index mất 17,12 điểm (tính đến hết phiên giao dịch 25/4), trung bình mỗi phiên mất 1,32 điểm trong 13 phiên này.
Tuần vừa qua chứng kiến cả 5 phiên VN-Index đều giảm điểm với tổng "thiệt hại" là 21,43 điểm. Khối lượng giao dịch của 5 phiên này chỉ đạt hơn 35,35 triệu đơn vị, không lớn hơn nhiều so với 3 phiên của tuần trước đó (31,36 triệu đơn vị).
Thử tìm nguyên nhân
Trong thời điểm từ đầu tháng 4 tới nay, không có nhiều lý giải cho sự đi xuống của thị trường. Điều này không phải bởi vì không tìm được nguyên nhân, có lẽ chỉ đơn giản vì người ta đã mệt mỏi với việc tìm nguyên nhân, và người ta cũng đã coi sự đi xuống đó là một điều gì đó đương nhiên rồi.
Tuy vậy, mổ xẻ chi tiết ra thì thấy rằng sự đi xuống của thị trường xuất phát chủ yếu từ động thái của các nhà đầu tư nội. Giao dịch của khối này đa phần là bán ra, nếu không muốn nói là "xả lũ". Nhiều người cũng đã nhắc tới hoạt động giải chấp của các ngân hàng. Nhưng thực tế tham khảo từ nhiều ngân hàng cho thấy nhóm này vẫn chấp hành khá tốt lời kêu gọi từ phía Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Tại sao các nhà đầu tư nội liên tục bán ra?
Phải khẳng định rằng tại thời điểm hiện nay, trừ những người vừa mới tham gia thị trường chứng khoán, còn lại hầu hết đều đang trong tình trạng thua lỗ. Việc bán ra chủ yếu nhằm cắt lỗ và chuyển hướng đầu tư. Ngược lại, nhóm có tiền cũng chẳng mặn mà gì với việc mua vào bởi một tâm lý chung là thờ ơ với chứng khoán.
Có lẽ tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay chính là mở đầu cho mọi câu chuyện. Lạm phát 4 tháng đầu năm nay dự kiến lên đến 11,6%, Chính phủ cũng đã đề nghị Quốc hội cho phép hạ chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2008 này. Ngân hàng Phát triển Châu Á mới đưa ra dự báo lạm phát năm nay của Việt Nam sẽ vào khoảng 18,3%, so với mức 11,6% của 4 tháng đầu thì đây là mức dự đoán hoàn toàn có cơ sở.
Thử làm một phép tính đơn giản, giả sử đến cuối năm VN-Index lên đến mức 600 điểm (như dự báo của HSBC), tức là những nhà đầu tư mua vào tại thời điểm hiện nay có thể kỳ vọng mức lợi nhuận tương đương (600 - 515)/515 = 14,14%. Mức cổ tức kỳ vọng (thường cao hơn lãi suất ngân hàng) giả sử là 12%.
Như vậy, đến cuối năm, các nhà đầu tư có thể có được mức lợi nhuận 26,14%; trừ đi mức lạm phát, còn khoảng gần 8%!
Đây không phải là mức lợi nhuận thấp, nhưng so với những gì có thể "gặt hái" được ở thị trường chứng khoán Việt Nam những năm trước thì 8% không phải là mức đủ hấp dẫn nhiều nhà đầu tư.
Đi lên trong… hy vọng
Trong thời gian gần trước mắt, một thông tin tốt khiến nhà đầu tư có thể hy vọng thị trường đi lên là các biện pháp hành chính của các cơ quan quản lý. Cụ thể là thông tin chính thức từ cuộc họp của Bộ Tài chính trong tuần vừa qua. Tuy nhiên, xét cho cùng thì hiện nay các cơ quan quản lý cũng không còn nhiều lựa chọn cho các giải pháp đưa ra.
Mục tiêu hàng đầu là chống lạm phát, vậy thì nhà đầu tư hãy tạm quên vấn đề "mở rộng tín dụng" đi. Giải pháp có phần mang tính thị trường nhất hiện nay có lẽ là mở rộng hoạt động mua vào của SCIC. Còn giải pháp hành chính nhất có lẽ sẽ lại liên quan tới biên độ dao động, co lại chăng?
Trong khi đó, tình hình kinh tế vĩ mô trước mắt rõ ràng vẫn là một mối lo lớn cho không chỉ các nhà đầu tư chứng khoán. Mức lạm phát của tháng 4 là 2,2%, có giảm so với các tháng trước nhưng thực tế tổng cộng 4 tháng 11,6% là con số khá… ấn tượng.
Trên thế giới, sự phục hồi của chứng khoán Mỹ, Trung Quốc; của giá vàng, giá USD so với EUR không thể được coi là "cứu cánh" cho chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Vậy nên mọi hy vọng sẽ chỉ có được trên "sân bóng", chính xác và cụ thể là từ các "cầu thủ" đang chơi trên sân.
Một trong những điểm tựa khá vững trong nhiều phiên vừa qua giúp cho chỉ số chung của thị trường không bị sụt giảm mạnh chính là hoạt động mua vào của các nhà đầu tư ngoại. Từ đầu tháng 4 đến nay, khối này đã mua vào hơn 35,3 triệu đơn vị trong khi chỉ bán ra hơn 7,8 triệu đơn vị.
Theo nhiều nguồn tin, chỉ trong ba tháng và 17 ngày đầu tiên của năm 2008, 10 tổ chức nước ngoài đang đầu tư chứng khoán tại Việt Nam đã thua lỗ hơn 1,3 tỷ USD (khoảng 20,8 ngàn tỷ đồng). Chính vì vậy, việc ngăn không cho thị trường tiếp tục giảm mạnh có tầm quan trọng sống còn với họ.
Và có lẽ đó cũng là nguyên nhân khiến cho họ duy trì mức mua vào khá mạnh thời gian qua. Tuy nhiên, con số 1,3 tỷ USD lại không phải là lớn và cũng không thực sự khiến cho các tổ chức này phải quá lo lắng. Đây chính là điều đáng lo ngại cho những thành phần còn lại trên thị trường. Nếu thị trường tiếp tục giảm, trong khi sức cầu ngoại chỉ có hạn (do "room"), không thể loại trừ tình huống khối này sẽ bán ra để cắt lỗ.
Và đây rất có thể sẽ là một hiệu ứng "domino" cho sự sụp đổ toàn diện của thị trường. Bởi "lăm le" bên lề thị trường hiện vẫn là khoảng 20.000 tỷ chứng khoán giải chấp của các ngân hàng. Thậm chí, khi thị trường sụt giảm đến một ngưỡng nhất định, các ngân hàng sẽ là "người tiên phong" chứ không phải là khối ngoại.
Trong khi đó, tâm lý của các nhà đầu tư nội thì vẫn là một cái gì đó thâm sâu, khó dò. Những giao dịch gần đây của họ cho thấy đa phần chỉ nhằm "lướt sóng" để gỡ gạc lại được phần vốn nào hay phần đó.
Còn đại đa số đã chấp nhận thua lỗ để lựa chọn hai con đường. Thứ nhất là "cứ để đó", coi như đầu tư dài hạn, hy vọng sau này thị trường lên thì có lãi. Thứ hai là tìm mọi cách để rút vốn ra đầu tư vào các lĩnh vực khác.
Vậy nên, trong thời điểm hiện nay, sự đi lên của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn là một cái gì đó mang đậm dáng dấp của "hy vọng". Thực tế cho thấy, muốn thị trường đi lên, cách lâu dài và căn bản nhất là ngăn chặn lạm phát, xì hơi bong bóng nhà đất và hạ nhiệt nền kinh tế từ từ. Những vấn đề này phụ thuộc rất lớn vào sự điều hành nền kinh tế của Chính phủ và các cơ quan quản lý.
(Theo VietnamNet)
0 Responses to TTCK đi lên trong hy vọng
Something to say?