Cổ đông nhỏ tiếp tục bị chèn ép
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Đại hội cổ đông thường niên năm 2008 của Công ty cổ phần dầu thực vật Tường An (TAC) ngày 24.4 đã diễn ra đầy kịch tính khi nhiều cổ đông bỏ về và không thông qua biên bản đại hội cổ đông (ĐHCĐ).
Cổ đông lớn ra quyền
Tính đến hết tháng 3.2008, có 18.980.200 cổ phiếu TAC được lưu hành. Trong đó, cổ đông nhà nước do Công ty dầu thực vật hương liệu mỹ phẩm Việt Nam (Vocarimex) đại diện nắm giữ 51%, cổ đông nước ngoài giữ 16,98% và các cổ đông khác nắm 32,02%. Vocarimex cử 3 đại diện cho phần vốn này vào Hội đồng quản trị (HĐQT) của TAC gồm ông Đoàn Tấn Nghiệp, Chủ tịch HĐQT TAC; ông Nguyễn Hùng Cường và ông Định Quốc Hưng là thành viên HĐQT TAC. Hai thành viên còn lại của HĐQT TAC gồm 1 đại diện của Quỹ đầu tư Dragon Capital và 1 của Quỹ đầu tư Jaccar Capital.
Rắc rối nảy sinh sau ĐHCĐ thường niên năm 2007. Cuối tháng 6.2007, HĐQT họp để lấy ý kiến về quy định tạm thời về việc mua hàng nguyên liệu nhập khẩu. Theo đó, các nhà cung cấp gửi bản chào giá bằng fax cho tổng giám đốc, đồng thời gửi trực tiếp đến số fax của chủ tịch HĐQT. Căn cứ tờ trình của tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT sẽ xem xét duyệt chọn nhà cung cấp trên cơ sở giá chào cạnh tranh có cùng điều kiện tương ứng. Hai thành viên HĐQT của 2 quỹ đầu tư đã không đồng ý ký vào biên bản với nội dung trên. Nhưng 3 thành viên HĐQT còn lại là người của Vocarimex đã ký thông qua và nghị quyết về việc mua hàng nguyên liệu nhập khẩu cũng được ban hành.
Nhiều cổ đông không thể không thắc mắc về nghị quyết này bởi lẽ ông Đoàn Tấn Nghiệp - Chủ tịch HĐQT TAC và là Phó tổng giám đốc của Vocarimex, mà Vocarimex lại là một trong những bên chào giá cạnh tranh cung cấp nguyên liệu cho TAC. Hơn nữa, Vocarimex cũng là công ty có cổ phần lớn trong Công ty dầu Cái Lân, đối thủ cạnh tranh của TAC. Như vậy, với quy định mới về mua hàng nguyên liệu nhập khẩu thì Vocarimex luôn biết trước giá chào bán của các đối tác trước khi đưa ra giá chào của mình. Điều đó vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc cơ bản của việc chào giá cạnh tranh.
Một cổ đông lớn cho rằng điều này phần nào lý giải cho việc công ty đã có sự tăng trưởng đột biến về doanh thu và lợi nhuận trong hai quý đầu năm nhưng lại giảm dần ở 2 quý cuối năm. Trên thực tế, Vocarimex cũng thường chào giá bán thấp hơn 1 USD/tấn so với giá mà các nhà cung cấp khác chào qua fax. Điều này có sự trùng hợp vào thời điểm khi công ty thay đổi người đại diện theo pháp luật từ tổng giám đốc sang chủ tịch HĐQT. Việc này được xem là xung đột lợi ích nghiêm trọng và không đảm bảo bí mật kinh doanh của công ty.
Cổ đông nhỏ phản ứng
Theo báo cáo tài chính, năm 2007 TAC đạt doanh thu trên 2.554 tỉ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 125,7 tỉ đồng, vượt 153,3% kế hoạch năm. Kết quả này đạt được là nhờ tổng giám đốc và thành viên ban giám đốc đã chủ động nhập khẩu dự trữ số lượng lớn nguyên liệu từ tháng 3, tháng 4.2007, ngay trước khi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao.
Theo tờ trình của HĐQT tại ĐHCĐ ngày 24.4.2008, bà Huỳnh Tuân Phương Mai được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc điều hành TAC theo Quyết định 33 ngày 9.5.2007 và nay đưa ra xin ý kiến cổ đông. Tuy nhiên, kết quả bỏ phiếu tại ĐHCĐ phê chuẩn việc HĐQT bổ nhiệm tổng giám đốc lại gây sốc cho các cổ đông nắm ít vốn, vì chỉ có 28% số phiếu đồng ý, còn lại 46% số phiếu phủ quyết không thông qua và khoảng 26% số phiếu có ý kiến khác. Đặc biệt, 2 thành viên HĐQT đại diện phần vốn nhà nước không thông qua và 1 không có ý kiến. Một số cổ đông đặt câu hỏi: Liệu có phải do tổng giám đốc thời gian qua đã có những ý kiến trái ngược với HĐQT nhằm bảo vệ lợi ích cho công ty, bảo vệ lợi ích cho cổ đông nên đã bị miễn nhiệm?
Ngoài ra, cổ đông cũng thắc mắc việc xây dựng dự án Nhà máy dầu Phú Mỹ đã kéo dài quá lâu. Theo nghị quyết ĐHCĐ năm 2007, nhà máy này sẽ đi vào hoạt động trong quý 3/2007, nhưng cho đến nay dự án vẫn chưa hoàn thành; một số hạng mục đã hoàn thành như bồn chứa, hệ thống đường ống dẫn dầu cũng không được đưa vào sử dụng ngay khiến công ty không thể nâng cao sản lượng. Kết quả là thị phần của Tường An năm 2007 đã giảm 4% so với năm 2006 (từ 35% còn 31%). Trong khi đó, đối thủ cạnh tranh là Công ty dầu Cái Lân đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhà máy mới tại Hiệp Phước có công suất tương đương nhà máy của TAC tại Phú Mỹ nên thị phần của Cái Lân năm 2007 đã tăng lên, vượt qua cả thị phần của TAC.
Rõ ràng với những giải đáp chưa được thỏa đáng, nhiều cổ đông của TAC đã không thông qua biên bản ĐHCĐ 2008 là điều tất yếu. Theo một nguồn tin riêng của Thanh Niên, nhiều cổ đông cho biết sẽ tập hợp ý kiến để yêu cầu HĐQT triệu tập lại ĐHCĐ để làm rõ thêm nhiều vấn đề, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các cổ đông.
* Theo một chuyên gia tài chính, các cổ đông lớn nắm cổ phần chi phối có quyền biểu quyết về nhiều vấn đề trong hoạt động của công ty phải song hành với quyền lợi chung của tất cả cổ đông. Không thể lấy quyền cổ đông lớn để đưa ra những quyết định gây thiệt hại cho công ty và các cổ đông khác. Điều đó sẽ tạo ra hình ảnh xấu về hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa, gây mất niềm tin cho nhà đầu tư.
(Theo ThanhNien)
Cổ đông lớn ra quyền
Tính đến hết tháng 3.2008, có 18.980.200 cổ phiếu TAC được lưu hành. Trong đó, cổ đông nhà nước do Công ty dầu thực vật hương liệu mỹ phẩm Việt Nam (Vocarimex) đại diện nắm giữ 51%, cổ đông nước ngoài giữ 16,98% và các cổ đông khác nắm 32,02%. Vocarimex cử 3 đại diện cho phần vốn này vào Hội đồng quản trị (HĐQT) của TAC gồm ông Đoàn Tấn Nghiệp, Chủ tịch HĐQT TAC; ông Nguyễn Hùng Cường và ông Định Quốc Hưng là thành viên HĐQT TAC. Hai thành viên còn lại của HĐQT TAC gồm 1 đại diện của Quỹ đầu tư Dragon Capital và 1 của Quỹ đầu tư Jaccar Capital.
Rắc rối nảy sinh sau ĐHCĐ thường niên năm 2007. Cuối tháng 6.2007, HĐQT họp để lấy ý kiến về quy định tạm thời về việc mua hàng nguyên liệu nhập khẩu. Theo đó, các nhà cung cấp gửi bản chào giá bằng fax cho tổng giám đốc, đồng thời gửi trực tiếp đến số fax của chủ tịch HĐQT. Căn cứ tờ trình của tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT sẽ xem xét duyệt chọn nhà cung cấp trên cơ sở giá chào cạnh tranh có cùng điều kiện tương ứng. Hai thành viên HĐQT của 2 quỹ đầu tư đã không đồng ý ký vào biên bản với nội dung trên. Nhưng 3 thành viên HĐQT còn lại là người của Vocarimex đã ký thông qua và nghị quyết về việc mua hàng nguyên liệu nhập khẩu cũng được ban hành.
Nhiều cổ đông không thể không thắc mắc về nghị quyết này bởi lẽ ông Đoàn Tấn Nghiệp - Chủ tịch HĐQT TAC và là Phó tổng giám đốc của Vocarimex, mà Vocarimex lại là một trong những bên chào giá cạnh tranh cung cấp nguyên liệu cho TAC. Hơn nữa, Vocarimex cũng là công ty có cổ phần lớn trong Công ty dầu Cái Lân, đối thủ cạnh tranh của TAC. Như vậy, với quy định mới về mua hàng nguyên liệu nhập khẩu thì Vocarimex luôn biết trước giá chào bán của các đối tác trước khi đưa ra giá chào của mình. Điều đó vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc cơ bản của việc chào giá cạnh tranh.
Một cổ đông lớn cho rằng điều này phần nào lý giải cho việc công ty đã có sự tăng trưởng đột biến về doanh thu và lợi nhuận trong hai quý đầu năm nhưng lại giảm dần ở 2 quý cuối năm. Trên thực tế, Vocarimex cũng thường chào giá bán thấp hơn 1 USD/tấn so với giá mà các nhà cung cấp khác chào qua fax. Điều này có sự trùng hợp vào thời điểm khi công ty thay đổi người đại diện theo pháp luật từ tổng giám đốc sang chủ tịch HĐQT. Việc này được xem là xung đột lợi ích nghiêm trọng và không đảm bảo bí mật kinh doanh của công ty.
Cổ đông nhỏ phản ứng
Theo báo cáo tài chính, năm 2007 TAC đạt doanh thu trên 2.554 tỉ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 125,7 tỉ đồng, vượt 153,3% kế hoạch năm. Kết quả này đạt được là nhờ tổng giám đốc và thành viên ban giám đốc đã chủ động nhập khẩu dự trữ số lượng lớn nguyên liệu từ tháng 3, tháng 4.2007, ngay trước khi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao.
Theo tờ trình của HĐQT tại ĐHCĐ ngày 24.4.2008, bà Huỳnh Tuân Phương Mai được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc điều hành TAC theo Quyết định 33 ngày 9.5.2007 và nay đưa ra xin ý kiến cổ đông. Tuy nhiên, kết quả bỏ phiếu tại ĐHCĐ phê chuẩn việc HĐQT bổ nhiệm tổng giám đốc lại gây sốc cho các cổ đông nắm ít vốn, vì chỉ có 28% số phiếu đồng ý, còn lại 46% số phiếu phủ quyết không thông qua và khoảng 26% số phiếu có ý kiến khác. Đặc biệt, 2 thành viên HĐQT đại diện phần vốn nhà nước không thông qua và 1 không có ý kiến. Một số cổ đông đặt câu hỏi: Liệu có phải do tổng giám đốc thời gian qua đã có những ý kiến trái ngược với HĐQT nhằm bảo vệ lợi ích cho công ty, bảo vệ lợi ích cho cổ đông nên đã bị miễn nhiệm?
Ngoài ra, cổ đông cũng thắc mắc việc xây dựng dự án Nhà máy dầu Phú Mỹ đã kéo dài quá lâu. Theo nghị quyết ĐHCĐ năm 2007, nhà máy này sẽ đi vào hoạt động trong quý 3/2007, nhưng cho đến nay dự án vẫn chưa hoàn thành; một số hạng mục đã hoàn thành như bồn chứa, hệ thống đường ống dẫn dầu cũng không được đưa vào sử dụng ngay khiến công ty không thể nâng cao sản lượng. Kết quả là thị phần của Tường An năm 2007 đã giảm 4% so với năm 2006 (từ 35% còn 31%). Trong khi đó, đối thủ cạnh tranh là Công ty dầu Cái Lân đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhà máy mới tại Hiệp Phước có công suất tương đương nhà máy của TAC tại Phú Mỹ nên thị phần của Cái Lân năm 2007 đã tăng lên, vượt qua cả thị phần của TAC.
Rõ ràng với những giải đáp chưa được thỏa đáng, nhiều cổ đông của TAC đã không thông qua biên bản ĐHCĐ 2008 là điều tất yếu. Theo một nguồn tin riêng của Thanh Niên, nhiều cổ đông cho biết sẽ tập hợp ý kiến để yêu cầu HĐQT triệu tập lại ĐHCĐ để làm rõ thêm nhiều vấn đề, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các cổ đông.
* Theo một chuyên gia tài chính, các cổ đông lớn nắm cổ phần chi phối có quyền biểu quyết về nhiều vấn đề trong hoạt động của công ty phải song hành với quyền lợi chung của tất cả cổ đông. Không thể lấy quyền cổ đông lớn để đưa ra những quyết định gây thiệt hại cho công ty và các cổ đông khác. Điều đó sẽ tạo ra hình ảnh xấu về hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa, gây mất niềm tin cho nhà đầu tư.
(Theo ThanhNien)
0 Responses to Cổ đông nhỏ tiếp tục bị chèn ép
Something to say?