Bắt đầu ngán đầu tư đa ngành
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Tiền doanh nghiệp bỏ vào đất, cổ phiếu trong năm 2007 đã bay hơn phân nửa.
Vươn tay trở thành tập đoàn là mơ ước của nhiều doanh nghiệp trong năm 2007. Tuy nhiên năm 2008, các doanh nghiệp gần như chối bỏ ước mơ ấy.
Lĩnh vực đầu tư tài chính như chứng khoán, bất động sản... trước đây là mục tiêu “sống còn” của các doanh nghiệp niêm yết, thậm chí còn đánh bóng ầm ĩ nhằm hút sự chú ý của nhà đầu tư.
Thế nhưng chưa đi hết chặng đường thì vỏ bọc đầu tư tài chính trở thành... cục nợ mà doanh nghiệp muốn dứt ra.
Lỗ tả tơi
Theo văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán ngày 25-4 của nhóm các công ty cổ phần cơ điện lạnh REE (gồm bảy công ty) thì kết quả kinh doanh quý I của nhóm này lỗ hơn 110 tỷ đồng.
Cụ thể, quý I tổng doanh thu thuần của nhóm đại gia này đạt hơn 275 tỷ đồng, chỉ bằng 25% so với kế hoạch năm 2008 và lợi nhuận trước thuế giảm hơn 106 tỷ đồng.
Lý giải lỗ, REE cho biết là do trong quý I công ty thực hiện trích lập dự phòng tài chính hơn 160 tỷ đồng cho các chứng khoán có giá thị trường giảm so với giá đang hạch toán trên sổ sách. Với các loại chứng khoán giảm giá, tổng vốn đầu tư của REE hơn 465 tỷ đồng.
Hiện tại giá trị thị trường của khoản đầu tư này bốc hơi chỉ còn 305 tỷ đồng. Do đó, công ty phải trích lập dự phòng hơn 160 tỷ đồng.
Đây không phải là trường hợp cá biệt của doanh nghiệp niêm yết trên sàn đầu tư đa ngành bị lỗ. Với giá cổ phiếu trên sàn sụt hơn 50% thị giá và giá nhà, đất hiện tại tụt 40%, có rất nhiều công ty niêm yết trước đây từng lấy việc đầu tư tài chính làm nền tảng tăng trưởng giờ đang lo sốt vó vì lỗ.
Dẫu chưa biết có lỗ hay không, có doanh nghiệp cũng mệt mỏi với bài học bạc tỷ. Quý I-2008, Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (TTF) cho biết lợi nhuận của công ty chỉ đạt 10 tỷ đồng, nguồn thu chủ yếu từ ngành sản xuất chính. Năm 2007, TTF đã đổ hơn 52 tỷ đồng vào đầu tư tài chính (chứng khoán, bất động sản...) và khó thu về nguyên vẹn.
Chính vì vậy, thời gian qua dù rất nhiều doanh nghiệp trên sàn công bố lợi nhuận cao, nhất là ngành ngân hàng nhưng vẫn không hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Đồng loạt chuyển hướng
Khác biệt lớn nhất của mùa đại hội cổ đông năm 2008 so với những năm trước là hầu hết 99% doanh nghiệp niêm yết trên sàn đều hứa với cổ đông sẽ tập trung vào lĩnh vực kinh doanh truyền thống.
Đơn cử là Công ty CP Dệt may Thành Công, một công ty được đánh giá là nhất nhì trong lĩnh vực may mặc bởi có trong tay khối tài sản nhà đất khổng lồ khiến không ít doanh nghiệp đầu tư bất động sản phải kiêng dè. Tuy nhiên, phát biểu trong đại hội, ông Nguyễn Đình Lâm - Phó Tổng giám đốc đơn vị này cho biết năm 2008, TCM chỉ tập trung sản xuất ngành nghề chính.
Theo đó, Thành Công tiếp tục đổ vốn đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm như nhà máy kéo sợi PE, Visco Ne30 nâng tổng sản lượng lên 20.000 tấn; nhà máy nhuộm, khu sản xuất vải mộc...
Chiến lược phát triển của Thành Công vẫn tiếp tục tập trung vào ngành nghề truyền thống, nâng cao vị thế là một công ty sản xuất, xuất khẩu hàng đầu về sản phẩm thun trong ngành dệt may. Và cam kết này cũng làm bất ngờ cho các nhà đầu tư.
Tương tự, trong đại hội cổ đông của Công ty CP Nước giải khát Tribeco mới đây, ông Phan Minh Có - Tổng Giám đốc doanh nghiệp này khi đăng đàn rất ít đả động đến việc xây dựng khu căn hộ cao cấp Mỹ Vinh và dự án cao ốc văn phòng cho thuê tại Kỳ Đồng. Thay vào đó, ông Có chỉ nói đến việc làm sao Tribeco trở thành tập đoàn kinh tế dẫn đầu thị trường nước uống Việt Nam và châu Á.
Vậy mà cổ đông rất hài lòng. Trao đổi với báo giới, ông Có cho biết cũng vì tập trung vào lĩnh vực truyền thống là nước giải khát nên trong tháng 3 vừa qua, sản phẩm trà xanh của đơn vị bán không kịp sản xuất, công nhân làm ngày, làm đêm.
Coi chừng ngồi trên lửa
Trong lời khuyên cho các nhà đầu tư lựa chọn mua cổ phiếu trên sàn, tiến sĩ Nguyễn Văn Thuận Trưởng khoa Tài chính ngân hàng, Đại học Mở bán công TP.HCM chỉ ra: Doanh nghiệp nào trong cáo bạch có mảng đầu tư tài chính lớn thì hãy... lánh xa. Ông Thuận phân tích rằng thị trường vốn luôn đi trước những biến động của nền kinh tế.
Vì thế khi có lạm phát hay khủng hoảng kinh tế là những doanh nghiệp này chịu lỗ trước tiên. Vì thế, nhà đầu tư nếu muốn lợi nhuận cao chọn mua những chứng khoán loại này thì cũng xem như đang ngồi trên lửa.
Theo chuyên gia chứng khoán Nguyễn Tấn Dũng (20 năm đầu tư tại Mỹ), đợt sụt giảm của thị trường vừa qua là cơn sốc tốt cho doanh nghiệp niêm yết cũng như nhà đầu tư cá nhân. Thực tế rất nhiều nhà đầu tư đã mất bạc tỷ vào cổ phiếu trên sàn. Tuy nhiên, cơn rủi này lại là bài học hay cho cả hai đối tượng của thị trường vốn.
Doanh nghiệp niêm yết chạy đua đa ngành phải lường hết rủi ro, còn nhà đầu tư khi mua chứng khoán nào cũng cần phải suy xét doanh nghiệp đó có tiềm năng phát triển hiện tại cũng như dài lâu ra sao.
(Theo PhapLuat)
Vươn tay trở thành tập đoàn là mơ ước của nhiều doanh nghiệp trong năm 2007. Tuy nhiên năm 2008, các doanh nghiệp gần như chối bỏ ước mơ ấy.
Lĩnh vực đầu tư tài chính như chứng khoán, bất động sản... trước đây là mục tiêu “sống còn” của các doanh nghiệp niêm yết, thậm chí còn đánh bóng ầm ĩ nhằm hút sự chú ý của nhà đầu tư.
Thế nhưng chưa đi hết chặng đường thì vỏ bọc đầu tư tài chính trở thành... cục nợ mà doanh nghiệp muốn dứt ra.
Lỗ tả tơi
Theo văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán ngày 25-4 của nhóm các công ty cổ phần cơ điện lạnh REE (gồm bảy công ty) thì kết quả kinh doanh quý I của nhóm này lỗ hơn 110 tỷ đồng.
Cụ thể, quý I tổng doanh thu thuần của nhóm đại gia này đạt hơn 275 tỷ đồng, chỉ bằng 25% so với kế hoạch năm 2008 và lợi nhuận trước thuế giảm hơn 106 tỷ đồng.
Lý giải lỗ, REE cho biết là do trong quý I công ty thực hiện trích lập dự phòng tài chính hơn 160 tỷ đồng cho các chứng khoán có giá thị trường giảm so với giá đang hạch toán trên sổ sách. Với các loại chứng khoán giảm giá, tổng vốn đầu tư của REE hơn 465 tỷ đồng.
Hiện tại giá trị thị trường của khoản đầu tư này bốc hơi chỉ còn 305 tỷ đồng. Do đó, công ty phải trích lập dự phòng hơn 160 tỷ đồng.
Đây không phải là trường hợp cá biệt của doanh nghiệp niêm yết trên sàn đầu tư đa ngành bị lỗ. Với giá cổ phiếu trên sàn sụt hơn 50% thị giá và giá nhà, đất hiện tại tụt 40%, có rất nhiều công ty niêm yết trước đây từng lấy việc đầu tư tài chính làm nền tảng tăng trưởng giờ đang lo sốt vó vì lỗ.
Dẫu chưa biết có lỗ hay không, có doanh nghiệp cũng mệt mỏi với bài học bạc tỷ. Quý I-2008, Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (TTF) cho biết lợi nhuận của công ty chỉ đạt 10 tỷ đồng, nguồn thu chủ yếu từ ngành sản xuất chính. Năm 2007, TTF đã đổ hơn 52 tỷ đồng vào đầu tư tài chính (chứng khoán, bất động sản...) và khó thu về nguyên vẹn.
Chính vì vậy, thời gian qua dù rất nhiều doanh nghiệp trên sàn công bố lợi nhuận cao, nhất là ngành ngân hàng nhưng vẫn không hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Đồng loạt chuyển hướng
Khác biệt lớn nhất của mùa đại hội cổ đông năm 2008 so với những năm trước là hầu hết 99% doanh nghiệp niêm yết trên sàn đều hứa với cổ đông sẽ tập trung vào lĩnh vực kinh doanh truyền thống.
Đơn cử là Công ty CP Dệt may Thành Công, một công ty được đánh giá là nhất nhì trong lĩnh vực may mặc bởi có trong tay khối tài sản nhà đất khổng lồ khiến không ít doanh nghiệp đầu tư bất động sản phải kiêng dè. Tuy nhiên, phát biểu trong đại hội, ông Nguyễn Đình Lâm - Phó Tổng giám đốc đơn vị này cho biết năm 2008, TCM chỉ tập trung sản xuất ngành nghề chính.
Theo đó, Thành Công tiếp tục đổ vốn đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm như nhà máy kéo sợi PE, Visco Ne30 nâng tổng sản lượng lên 20.000 tấn; nhà máy nhuộm, khu sản xuất vải mộc...
Chiến lược phát triển của Thành Công vẫn tiếp tục tập trung vào ngành nghề truyền thống, nâng cao vị thế là một công ty sản xuất, xuất khẩu hàng đầu về sản phẩm thun trong ngành dệt may. Và cam kết này cũng làm bất ngờ cho các nhà đầu tư.
Tương tự, trong đại hội cổ đông của Công ty CP Nước giải khát Tribeco mới đây, ông Phan Minh Có - Tổng Giám đốc doanh nghiệp này khi đăng đàn rất ít đả động đến việc xây dựng khu căn hộ cao cấp Mỹ Vinh và dự án cao ốc văn phòng cho thuê tại Kỳ Đồng. Thay vào đó, ông Có chỉ nói đến việc làm sao Tribeco trở thành tập đoàn kinh tế dẫn đầu thị trường nước uống Việt Nam và châu Á.
Vậy mà cổ đông rất hài lòng. Trao đổi với báo giới, ông Có cho biết cũng vì tập trung vào lĩnh vực truyền thống là nước giải khát nên trong tháng 3 vừa qua, sản phẩm trà xanh của đơn vị bán không kịp sản xuất, công nhân làm ngày, làm đêm.
Coi chừng ngồi trên lửa
Trong lời khuyên cho các nhà đầu tư lựa chọn mua cổ phiếu trên sàn, tiến sĩ Nguyễn Văn Thuận Trưởng khoa Tài chính ngân hàng, Đại học Mở bán công TP.HCM chỉ ra: Doanh nghiệp nào trong cáo bạch có mảng đầu tư tài chính lớn thì hãy... lánh xa. Ông Thuận phân tích rằng thị trường vốn luôn đi trước những biến động của nền kinh tế.
Vì thế khi có lạm phát hay khủng hoảng kinh tế là những doanh nghiệp này chịu lỗ trước tiên. Vì thế, nhà đầu tư nếu muốn lợi nhuận cao chọn mua những chứng khoán loại này thì cũng xem như đang ngồi trên lửa.
Theo chuyên gia chứng khoán Nguyễn Tấn Dũng (20 năm đầu tư tại Mỹ), đợt sụt giảm của thị trường vừa qua là cơn sốc tốt cho doanh nghiệp niêm yết cũng như nhà đầu tư cá nhân. Thực tế rất nhiều nhà đầu tư đã mất bạc tỷ vào cổ phiếu trên sàn. Tuy nhiên, cơn rủi này lại là bài học hay cho cả hai đối tượng của thị trường vốn.
Doanh nghiệp niêm yết chạy đua đa ngành phải lường hết rủi ro, còn nhà đầu tư khi mua chứng khoán nào cũng cần phải suy xét doanh nghiệp đó có tiềm năng phát triển hiện tại cũng như dài lâu ra sao.
(Theo PhapLuat)
0 Responses to Bắt đầu ngán đầu tư đa ngành
Something to say?