VN Index - hướng đi hợp lý?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
TTCK trồi, sụt, lên, xuống thất thường, trong đó xu hướng giảm là chủ đạo trong suốt hơn một năm qua kể từ khi VN-Index đạt đỉnh 1.170 điểm vào ngày 25/3/2007.
Nhưng yếu tố nào làm VN-Index giảm sâu trong thời gian vừa qua? Đó là tình hình giải chấp cổ phiếu của các NHTM, các giải pháp của cơ quan quản lý, nhiễu thông tin và rối rắm trong phát ngôn đặc biệt là từ các chuyên gia.
Kịch bản sau khi NHTM giải chấp CP cầm cố
Ở thời điểm nhiều nhất các NHTM cho vay khoảng 20.000 tỷ đồng chiếm 1% so với tổng tài sản 2 triệu tỷ đồng và thời điểm hiện nay khoảng 9.000 - 10.000 tỷ (chiếm khoảng 0,5% tài sản).
Tuy vậy, theo TS Lê Xuân Nghĩa - Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng thuộc NHNN thì đây không phải là tỷ lệ cao. Các NHTM hoàn toàn có thể chiụ đựng được trong giai đoạn hiện nay để ngưng giải chấp.
Thêm nữa, Chính phủ đã chỉ đạo NHNN cho vay tái chiết khấu với lãi suất 9%/năm khi NHTM thiếu tính thanh khoản. Sau vài phiên tăng trần liên tục với biên độ thu hẹp, thị trường đã đảo chiều nhanh chóng của VN-Index khi sang ngày thứ hai nới biên độ. Vì vậy, nhà đầu tư hoàn toàn có cơ sở nghi ngại về một đợt giải chấp tiếp theo của NHTM.
Vì xét về mặt lý, NHTM có quyền làm vậy khi tính thanh khoản của chứng khoán cầm cố ngày càng yếu cộng thêm nhiều điều kiện vĩ mô không thuận lợi như khan hiếm tiền đồng, mua tín phiếu bắt buộc của NHNN.
Hiện nay, hầu hết các NHTM đang dừng hết cho vay các khoản repo cầm cố. Nếu có thì lãi suất rất cao lên tới 1,7%, 1,8%/tháng. Đến ngày 31/12/2007, khi hạn mức cho vay về 3% dư nợ của NHNN có hiệu lực thì đa số các ngân hàng thương mại chủ yếu thu tiền về trừ các hợp đồng còn hạn.
Bên cạnh đó, khi giá cổ phiếu xuống thì những hợp đồng còn hạn này một là đóng thêm tiền, hai là giải chấp. Nếu đóng thêm tiền đến hết hạn hợp đồng mà các ngân hàng không gia hạn hợp đồng buộc nhà đầu tư phải thanh lý trả nợ ngân hàng.
Nếu không trả được nợ, buộc ngân hàng phải giải chấp. Các nhà đầu tư đang thực sự đau đầu bởi ngân hàng không gia hạn cho vay tiếp.
Nhưng nếu được vay tiếp đi chăng nữa thì lãi suất quá cao, nếu bán đi thì mất cả chì lẫn chài. Ví dụ cách đây 6 tháng, nhà đầu tư có 1.000 cổ phiếu REE trị giá 160 triệu.
Nhà đầu tư có thể cầm cố để vay tối đa 60 triệu. Thế nhưng ai có thể ngờ giá của REE hiện nay chưa tới 60.000 đồng/CP. Ngoài việc phải đóng thêm tiền, nếu giờ đây hợp đồng hết hạn nhà đầu tư sẽ trắng tay vì tiền bán CP chỉ đủ trả ngân hàng và điều này có thể lý giải tại sao một loạt cổ phiếu bluechips một thời như REE, SAM, GMD, FPT, SSI giảm đến không ngờ.
Một nghịch lý là nếu người dân thế chấp sổ đỏ để trồng trọt hay chăn nuôi thì trong trường hợp thất bại, ngân hàng hầu như "lực bất tòng tâm" trong việc thu hồi nợ vì việc đuổi hàng ngàn hộ dân ra đường gần như không thể.
Nhưng đối với chứng khoán, ngân hàng dễ dàng đem cổ phiếu của hàng ngàn nhà đầu tư bán ra ở mức giá sàn thì mất bao nhiêu phiên mới giải chấp hết mấy ngàn tỷ trong khi khối lượng giá trị giao dịch hiện nay rất yếu. Khi đó, VN-Index sẽ đi về đâu?
Vậy phải làm thế nào để ngăn chặn làn sóng giải chấp đối với những hợp đồng đã và đang hết hạn này?
Đó là NHNN phải can thiệp, thay vì cho các ngân hàng vay với lãi suất chiết khấu 9%/năm, NHNN sẽ dùng khoản vay này gia hạn những hợp đồng repo đã hết hạn thông qua NHTM, các NHTM vay từ lãi suất chiết khấu 9%/năm từ NHNN sẽ gia hạn hợp đồng repo với nhà đầu tư với lãi suất không quá 12%/năm tương đương 1%/tháng, NHTM hưởng lợi 3%/năm nhà đầu tư sau những tháng ngày thua lỗ sẽ yên tâm phần nào với lãi suất ưu đãi.
Với dư nợ cho vay như hiện nay của NHTM nếu trừ đi các khoản vay cầm cố OTC thì không lớn đối NHNN, những hợp đồng được gia hạn sẽ không còn tình trạng giải chấp.
Và kịch bản của các giải pháp
Giãn biên độ giao dịch: Khi thị trường giảm quá mạnh trong khoảng thời gian ngắn, UBCK đã điều chỉnh biên độ cụ thể + 1% đối với Hose và + 2% đối với HaSTC, tuy nhiên khi nới thêm biên độ chúng ta thấy hiện tượng đảo chiều trên cả hai sàn. Về bản chất mục đích gắn biên độ đối với TTCK là hạn chế tăng quá nóng hoặc giảm quá lạnh.
Nếu như công việc của UBCK là hạn chế việc giảm giá của TTCK thì UBCK tại sao không để biên độ giảm thấp xuống còn biên độ tăng giữ nguyên. Nếu như chúng ta để biên độ giảm bằng biên độ tăng thì bao lâu nữa thị trường mới phục hồi?
5 ngày tăng của biên độ mới chưa bằng một ngày giảm của biên độ cũ vì chúng ta đều biết cổ phiếu từ giá thấp tăng lên sẽ lâu hơn so với giá giảm xuống. Một cổ phiếu giá 100 giảm xuống 50 tức 50% mất khoảng 12 phiên, còn một cổ phiếu giá 50 tăng lên 100 tức 100% sẽ mất gần 20 phiên.
Ngắt mạch giao dịch: Theo thống kê thì chỉ số VN-Index của chúng ta đạt mức giảm quán quân trong số 90 chỉ số được khảo sát trên thế giới. Sau đợt Tết Nguyên Đán vừa qua, Vn-Index giảm kỷ lục 8 ngày liên tiếp và chắc rằng cũng giữ kỷ lục về số ngày và tỷ lệ % mất điểm. Với một DN niêm yết làm ăn yếu kém, thua lỗ thì chuyện giảm sàn là đương nhiên.
Nhưng với Thị trường chứng khoán Việt Nam thì việc giảm sàn liên tiếp nhiều phiên xảy ra với hầu hết mọi cổ phiếu tốt xấu lẫn lộn. Trong điều kiện các DN niêm yết vẫn làm ăn tốt thì việc ngắt mạch giao dịch là việc làm thực sự cần thiết vừa đảm bảo tính vĩ mô bền vững vừa bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ lẻ trước tâm lý không ổn định hay hành vi thao túng làm giá.
Ngăn chặn việc thao túng lũng đoạn thị trường: Một vị lãnh đạo của Ban phát triển thị trường thuộc UBCKNN cách đây vài tháng đã lên tiếng khi phát hiện được những giao dịch mua ghìm giá của các tổ chức lớn, đặc biệt có bàn tay của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN).
Đáng tiếc là chúng ta vẫn chỉ dừng lại ở mức độ phát hiện chứ chưa xử lý nghiêm minh, dứt điểm cụ thể một vụ nào. Điều gì xảy ra khi những đối tượng này "hy sinh" một lượng cổ phiếu nào đó bán với giá sàn liên tục? Hậu quả là thị trường suy giảm không phanh đến một mức giảm nào đó thì những đối tượng này lại tìm cách mua vào.
Chẳng hạn như cổ phiếu SSI, NĐTNN sẽ bán rất nhiều tại mức giá 160, 155, 150 kéo theo làn sóng bán ra của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, các ngân hàng giải chấp... khiến cho giá cổ phiếu SSI có lúc chỉ trên 50 một chút. Trong khi các nhà đầu tư mua cổ phiếu SSI giá 200 "méo mặt" thì giờ đây chỉ cần SSI về lại mức giá 100, nhóm nhà đầu tư mua SSI giá 50 đã lời gần 100% trong khi các nhà đầu tư dài hạn mua giá 200 lại lỗ sơ sơ có 50%.
Nếu chúng ta không ngăn chặn kịp thời, thì từ việc làm giá một vài cổ phiếu đến làm lũng đoạn toàn thị trường có thể là một tương lai không xa.
Mở room cho nhà ĐTNN: Một điều đáng ngạc nhiên và cần phải chú ý là mặc dù giá nhiều loại cổ phiếu giảm rất mạnh trong những ngày qua nhưng khối này vẫn tiếp tục mua vào nhiều hơn bán ra. Nhiều mã như STB, ACB hầu như không bao giờ bán. Room của REE, GMD, CII, BMP, TDH luôn bị lấp đầy 49%.
Có thể thấy, chúng ta hạn chế room dành cho NĐTNN chủ yếu với mục đích ngăn chặn hậu quả của sự rút vốn đầu tư gián tiếp đột ngột. Thế nhưng đối tượng rút vốn nhiều chủ yếu gần đây lại là các nhà đầu tư nội. Câu hỏi được đặt ra là: nếu NĐTNN xác định đầu tư dài hạn thì tại sao chúng ta không mở room cho họ?
Mặt khác, theo lộ trình gia nhập WTO, Việt Nam cũng dần phải mở room cho nhóm đối tượng này. Mở room tại thời điểm này vừa tạo được sức cầu, vừa đưa giá cổ phiếu NHCP như STB, ACB về giá trị thật vừa góp phần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các ngân hàng quốc doanh như ICB, MHB, BIDV, những cổ phiếu đại gia như VCB không lỗi hẹn lên sàn vì giá quá thấp...
Ngoài ra việc mở room cũng làm cán cân cung cầu cân bằng hơn, người mua muốn mua, người bán muốn bán đều ở mức giá kỳ vọng, như CP NH An Bình trong khi NĐTNN mua với giá hơn 50.000đ/CP thì ngoài thị trường OTC giá chưa đầy 20.000đ/CP.
Chúng ta phải tìm ra nguyên nhân giảm của TTCK Việt Nam vừa qua: nếu giảm vì các DN làm ăn thua lỗ thì tất yếu phải để thị trường phán xét. Tuy nhiên, nếu giảm do giải chấp cầm cố, do mất niềm tin, do lũng đoạn thị trường thì chúng ta phải giải quyết dứt điểm những vấn đề đó.
(Theo DDDN)
Nhưng yếu tố nào làm VN-Index giảm sâu trong thời gian vừa qua? Đó là tình hình giải chấp cổ phiếu của các NHTM, các giải pháp của cơ quan quản lý, nhiễu thông tin và rối rắm trong phát ngôn đặc biệt là từ các chuyên gia.
Kịch bản sau khi NHTM giải chấp CP cầm cố
Ở thời điểm nhiều nhất các NHTM cho vay khoảng 20.000 tỷ đồng chiếm 1% so với tổng tài sản 2 triệu tỷ đồng và thời điểm hiện nay khoảng 9.000 - 10.000 tỷ (chiếm khoảng 0,5% tài sản).
Tuy vậy, theo TS Lê Xuân Nghĩa - Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng thuộc NHNN thì đây không phải là tỷ lệ cao. Các NHTM hoàn toàn có thể chiụ đựng được trong giai đoạn hiện nay để ngưng giải chấp.
Thêm nữa, Chính phủ đã chỉ đạo NHNN cho vay tái chiết khấu với lãi suất 9%/năm khi NHTM thiếu tính thanh khoản. Sau vài phiên tăng trần liên tục với biên độ thu hẹp, thị trường đã đảo chiều nhanh chóng của VN-Index khi sang ngày thứ hai nới biên độ. Vì vậy, nhà đầu tư hoàn toàn có cơ sở nghi ngại về một đợt giải chấp tiếp theo của NHTM.
Vì xét về mặt lý, NHTM có quyền làm vậy khi tính thanh khoản của chứng khoán cầm cố ngày càng yếu cộng thêm nhiều điều kiện vĩ mô không thuận lợi như khan hiếm tiền đồng, mua tín phiếu bắt buộc của NHNN.
Hiện nay, hầu hết các NHTM đang dừng hết cho vay các khoản repo cầm cố. Nếu có thì lãi suất rất cao lên tới 1,7%, 1,8%/tháng. Đến ngày 31/12/2007, khi hạn mức cho vay về 3% dư nợ của NHNN có hiệu lực thì đa số các ngân hàng thương mại chủ yếu thu tiền về trừ các hợp đồng còn hạn.
Bên cạnh đó, khi giá cổ phiếu xuống thì những hợp đồng còn hạn này một là đóng thêm tiền, hai là giải chấp. Nếu đóng thêm tiền đến hết hạn hợp đồng mà các ngân hàng không gia hạn hợp đồng buộc nhà đầu tư phải thanh lý trả nợ ngân hàng.
Nếu không trả được nợ, buộc ngân hàng phải giải chấp. Các nhà đầu tư đang thực sự đau đầu bởi ngân hàng không gia hạn cho vay tiếp.
Nhưng nếu được vay tiếp đi chăng nữa thì lãi suất quá cao, nếu bán đi thì mất cả chì lẫn chài. Ví dụ cách đây 6 tháng, nhà đầu tư có 1.000 cổ phiếu REE trị giá 160 triệu.
Nhà đầu tư có thể cầm cố để vay tối đa 60 triệu. Thế nhưng ai có thể ngờ giá của REE hiện nay chưa tới 60.000 đồng/CP. Ngoài việc phải đóng thêm tiền, nếu giờ đây hợp đồng hết hạn nhà đầu tư sẽ trắng tay vì tiền bán CP chỉ đủ trả ngân hàng và điều này có thể lý giải tại sao một loạt cổ phiếu bluechips một thời như REE, SAM, GMD, FPT, SSI giảm đến không ngờ.
Một nghịch lý là nếu người dân thế chấp sổ đỏ để trồng trọt hay chăn nuôi thì trong trường hợp thất bại, ngân hàng hầu như "lực bất tòng tâm" trong việc thu hồi nợ vì việc đuổi hàng ngàn hộ dân ra đường gần như không thể.
Nhưng đối với chứng khoán, ngân hàng dễ dàng đem cổ phiếu của hàng ngàn nhà đầu tư bán ra ở mức giá sàn thì mất bao nhiêu phiên mới giải chấp hết mấy ngàn tỷ trong khi khối lượng giá trị giao dịch hiện nay rất yếu. Khi đó, VN-Index sẽ đi về đâu?
Vậy phải làm thế nào để ngăn chặn làn sóng giải chấp đối với những hợp đồng đã và đang hết hạn này?
Đó là NHNN phải can thiệp, thay vì cho các ngân hàng vay với lãi suất chiết khấu 9%/năm, NHNN sẽ dùng khoản vay này gia hạn những hợp đồng repo đã hết hạn thông qua NHTM, các NHTM vay từ lãi suất chiết khấu 9%/năm từ NHNN sẽ gia hạn hợp đồng repo với nhà đầu tư với lãi suất không quá 12%/năm tương đương 1%/tháng, NHTM hưởng lợi 3%/năm nhà đầu tư sau những tháng ngày thua lỗ sẽ yên tâm phần nào với lãi suất ưu đãi.
Với dư nợ cho vay như hiện nay của NHTM nếu trừ đi các khoản vay cầm cố OTC thì không lớn đối NHNN, những hợp đồng được gia hạn sẽ không còn tình trạng giải chấp.
Và kịch bản của các giải pháp
Giãn biên độ giao dịch: Khi thị trường giảm quá mạnh trong khoảng thời gian ngắn, UBCK đã điều chỉnh biên độ cụ thể + 1% đối với Hose và + 2% đối với HaSTC, tuy nhiên khi nới thêm biên độ chúng ta thấy hiện tượng đảo chiều trên cả hai sàn. Về bản chất mục đích gắn biên độ đối với TTCK là hạn chế tăng quá nóng hoặc giảm quá lạnh.
Nếu như công việc của UBCK là hạn chế việc giảm giá của TTCK thì UBCK tại sao không để biên độ giảm thấp xuống còn biên độ tăng giữ nguyên. Nếu như chúng ta để biên độ giảm bằng biên độ tăng thì bao lâu nữa thị trường mới phục hồi?
5 ngày tăng của biên độ mới chưa bằng một ngày giảm của biên độ cũ vì chúng ta đều biết cổ phiếu từ giá thấp tăng lên sẽ lâu hơn so với giá giảm xuống. Một cổ phiếu giá 100 giảm xuống 50 tức 50% mất khoảng 12 phiên, còn một cổ phiếu giá 50 tăng lên 100 tức 100% sẽ mất gần 20 phiên.
Ngắt mạch giao dịch: Theo thống kê thì chỉ số VN-Index của chúng ta đạt mức giảm quán quân trong số 90 chỉ số được khảo sát trên thế giới. Sau đợt Tết Nguyên Đán vừa qua, Vn-Index giảm kỷ lục 8 ngày liên tiếp và chắc rằng cũng giữ kỷ lục về số ngày và tỷ lệ % mất điểm. Với một DN niêm yết làm ăn yếu kém, thua lỗ thì chuyện giảm sàn là đương nhiên.
Nhưng với Thị trường chứng khoán Việt Nam thì việc giảm sàn liên tiếp nhiều phiên xảy ra với hầu hết mọi cổ phiếu tốt xấu lẫn lộn. Trong điều kiện các DN niêm yết vẫn làm ăn tốt thì việc ngắt mạch giao dịch là việc làm thực sự cần thiết vừa đảm bảo tính vĩ mô bền vững vừa bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ lẻ trước tâm lý không ổn định hay hành vi thao túng làm giá.
Ngăn chặn việc thao túng lũng đoạn thị trường: Một vị lãnh đạo của Ban phát triển thị trường thuộc UBCKNN cách đây vài tháng đã lên tiếng khi phát hiện được những giao dịch mua ghìm giá của các tổ chức lớn, đặc biệt có bàn tay của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN).
Đáng tiếc là chúng ta vẫn chỉ dừng lại ở mức độ phát hiện chứ chưa xử lý nghiêm minh, dứt điểm cụ thể một vụ nào. Điều gì xảy ra khi những đối tượng này "hy sinh" một lượng cổ phiếu nào đó bán với giá sàn liên tục? Hậu quả là thị trường suy giảm không phanh đến một mức giảm nào đó thì những đối tượng này lại tìm cách mua vào.
Chẳng hạn như cổ phiếu SSI, NĐTNN sẽ bán rất nhiều tại mức giá 160, 155, 150 kéo theo làn sóng bán ra của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, các ngân hàng giải chấp... khiến cho giá cổ phiếu SSI có lúc chỉ trên 50 một chút. Trong khi các nhà đầu tư mua cổ phiếu SSI giá 200 "méo mặt" thì giờ đây chỉ cần SSI về lại mức giá 100, nhóm nhà đầu tư mua SSI giá 50 đã lời gần 100% trong khi các nhà đầu tư dài hạn mua giá 200 lại lỗ sơ sơ có 50%.
Nếu chúng ta không ngăn chặn kịp thời, thì từ việc làm giá một vài cổ phiếu đến làm lũng đoạn toàn thị trường có thể là một tương lai không xa.
Mở room cho nhà ĐTNN: Một điều đáng ngạc nhiên và cần phải chú ý là mặc dù giá nhiều loại cổ phiếu giảm rất mạnh trong những ngày qua nhưng khối này vẫn tiếp tục mua vào nhiều hơn bán ra. Nhiều mã như STB, ACB hầu như không bao giờ bán. Room của REE, GMD, CII, BMP, TDH luôn bị lấp đầy 49%.
Có thể thấy, chúng ta hạn chế room dành cho NĐTNN chủ yếu với mục đích ngăn chặn hậu quả của sự rút vốn đầu tư gián tiếp đột ngột. Thế nhưng đối tượng rút vốn nhiều chủ yếu gần đây lại là các nhà đầu tư nội. Câu hỏi được đặt ra là: nếu NĐTNN xác định đầu tư dài hạn thì tại sao chúng ta không mở room cho họ?
Mặt khác, theo lộ trình gia nhập WTO, Việt Nam cũng dần phải mở room cho nhóm đối tượng này. Mở room tại thời điểm này vừa tạo được sức cầu, vừa đưa giá cổ phiếu NHCP như STB, ACB về giá trị thật vừa góp phần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các ngân hàng quốc doanh như ICB, MHB, BIDV, những cổ phiếu đại gia như VCB không lỗi hẹn lên sàn vì giá quá thấp...
Ngoài ra việc mở room cũng làm cán cân cung cầu cân bằng hơn, người mua muốn mua, người bán muốn bán đều ở mức giá kỳ vọng, như CP NH An Bình trong khi NĐTNN mua với giá hơn 50.000đ/CP thì ngoài thị trường OTC giá chưa đầy 20.000đ/CP.
Chúng ta phải tìm ra nguyên nhân giảm của TTCK Việt Nam vừa qua: nếu giảm vì các DN làm ăn thua lỗ thì tất yếu phải để thị trường phán xét. Tuy nhiên, nếu giảm do giải chấp cầm cố, do mất niềm tin, do lũng đoạn thị trường thì chúng ta phải giải quyết dứt điểm những vấn đề đó.
(Theo DDDN)
0 Responses to VN Index - hướng đi hợp lý?
Something to say?