Chứng khoán thế giới chờ động thái của FED
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Chứng khoán thế giới ngày 28/4 không có nhiều biến động do khả năng FED sẽ cắt giảm lãi suất vào ngày 30/4.
Thị trường châu Á diễn biến trái chiều
Cổ phiếu tài chính phục hồi tiếp tục kéo thị trường chứng khoán châu Á lên cao nhất trong vòng ba tháng qua.
Các cổ phiếu blue-chip của Nhật đều tăng giá cao nhất trong vòng hai tháng trở lại đây, dẫn đầu là khối ngân hàng như Mitsubitshi UFJ và Mizuho. Các cổ phiếu này đã đẩy chỉ số Nikkei 225 tăng thêm 30,90 điểm, tương đương 0,2%, đóng cửa ở mức 13.894,37 điểm.
Trong khi đó, chứng khoán Trung Quốc đã có phiên khởi đầu tuần mới không thành công. Sau 4 ngày liên tiếp tăng, chỉ số CSI 300 đã mất điểm do những lo ngại liên quan đến doanh thu của của nhiều tập đoàn lớn giảm do đầu tư trực tiếp và chi phí tăng cao.
Cổ phiếu của hai tập đoàn lớn là Tập đoàn Bảo hiểm China Life và Tập đoàn Hóa chất & Xăng dầu Trung Quốc đều giảm sau khi công bố lợi nhuận trong quý I thấp.
Cổ phiếu của Tập đoàn Khoáng sản Zijin cũng giảm sau khi đưa ra báo báo để hạ nhiệt sức cầu của nhà đầu tư do cổ phiếu này tăng giá dữ dội trong ngày giao dịch đầu tiên.
Cụ thể, chỉ số CSI 300 đã giảm 73,92 điểm, tương đương 1,9%, đóng cửa ở mức 3.729,15 điểm. Tuần trước, chỉ số này đã tăng 16% chỉ trong 4 ngày sau khi chính phủ cắt giảm thuế đánh vào giao dịch để chống đỡ thị trường.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 149,51 điểm, tương đương 0,6%, đóng cửa ở mức 25.666,29 điểm bất chấp tình hình không khả quan của China Life. Lý do nhờ cổ phiếu năng lượng và cổ phiếu tài chính tăng.
Chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương tăng 0,9%, đóng cửa ở mức 150,51 điểm, mức cao nhất kể từ 15/1.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm nhẹ 1,51 điểm, tương đương 0,08%, đóng cửa ở mức 1.823,17 điểm.
Chứng khoán Mỹ chờ FED sẽ cắt giảm lãi suất
Sau khi có thông tin, Hãng Mars cùng với sự hậu thuẫn của hãng Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett đã chào giá 23 tỷ USD để mua lại nhà sản xuất kẹo Wrigley, hãng kẹo nổi tiếng sở hữu thương hiệu kẹo cao su Doublemint, chứng khoán Mỹ đã có lúc tăng điểm.
Giao dịch ngày hôm qua của chứng khoán Mỹ không có những đột biến do nhà đầu tư vẫn đang chờ động thái tiếp theo của FED về cắt giảm lãi suất cơ bản. Phiên này chỉ số Nasdaq tăng điểm, trong khi chỉ số Dow Jones và S&P 500 giảm nhẹ.
Cchỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 20,11 điểm, tương đương -0,16%, đóng cửa ở mức 12.871,75. Cuối cùng, chỉ số S&P 500 giảm 1,47 điểm, tương đương -0,11%, đóng cửa ở mức 1.396,37. Chỉ số Nasdaq phiên này tăng 1,47 điểm, tương ứng với 0,06%, đóng ở mức 2.424,40.
Thị trường chứng khoán châu Âu cũng tăng điểm liên tiếp ngày thứ 4 nhờ vào giá cổ phiếu ngân hàng và năng lượng. Chỉ số FTSE 100 gần như không có sự thay đổi, giảm 1 điểm, tương đương 0,02%, đóng cửa ở mức 6.090,40 điểm.
(Theo Reuters,Bloomberg)
Thị trường châu Á diễn biến trái chiều
Cổ phiếu tài chính phục hồi tiếp tục kéo thị trường chứng khoán châu Á lên cao nhất trong vòng ba tháng qua.
Các cổ phiếu blue-chip của Nhật đều tăng giá cao nhất trong vòng hai tháng trở lại đây, dẫn đầu là khối ngân hàng như Mitsubitshi UFJ và Mizuho. Các cổ phiếu này đã đẩy chỉ số Nikkei 225 tăng thêm 30,90 điểm, tương đương 0,2%, đóng cửa ở mức 13.894,37 điểm.
Trong khi đó, chứng khoán Trung Quốc đã có phiên khởi đầu tuần mới không thành công. Sau 4 ngày liên tiếp tăng, chỉ số CSI 300 đã mất điểm do những lo ngại liên quan đến doanh thu của của nhiều tập đoàn lớn giảm do đầu tư trực tiếp và chi phí tăng cao.
Cổ phiếu của hai tập đoàn lớn là Tập đoàn Bảo hiểm China Life và Tập đoàn Hóa chất & Xăng dầu Trung Quốc đều giảm sau khi công bố lợi nhuận trong quý I thấp.
Cổ phiếu của Tập đoàn Khoáng sản Zijin cũng giảm sau khi đưa ra báo báo để hạ nhiệt sức cầu của nhà đầu tư do cổ phiếu này tăng giá dữ dội trong ngày giao dịch đầu tiên.
Cụ thể, chỉ số CSI 300 đã giảm 73,92 điểm, tương đương 1,9%, đóng cửa ở mức 3.729,15 điểm. Tuần trước, chỉ số này đã tăng 16% chỉ trong 4 ngày sau khi chính phủ cắt giảm thuế đánh vào giao dịch để chống đỡ thị trường.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 149,51 điểm, tương đương 0,6%, đóng cửa ở mức 25.666,29 điểm bất chấp tình hình không khả quan của China Life. Lý do nhờ cổ phiếu năng lượng và cổ phiếu tài chính tăng.
Chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương tăng 0,9%, đóng cửa ở mức 150,51 điểm, mức cao nhất kể từ 15/1.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm nhẹ 1,51 điểm, tương đương 0,08%, đóng cửa ở mức 1.823,17 điểm.
Chứng khoán Mỹ chờ FED sẽ cắt giảm lãi suất
Sau khi có thông tin, Hãng Mars cùng với sự hậu thuẫn của hãng Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett đã chào giá 23 tỷ USD để mua lại nhà sản xuất kẹo Wrigley, hãng kẹo nổi tiếng sở hữu thương hiệu kẹo cao su Doublemint, chứng khoán Mỹ đã có lúc tăng điểm.
Giao dịch ngày hôm qua của chứng khoán Mỹ không có những đột biến do nhà đầu tư vẫn đang chờ động thái tiếp theo của FED về cắt giảm lãi suất cơ bản. Phiên này chỉ số Nasdaq tăng điểm, trong khi chỉ số Dow Jones và S&P 500 giảm nhẹ.
Cchỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 20,11 điểm, tương đương -0,16%, đóng cửa ở mức 12.871,75. Cuối cùng, chỉ số S&P 500 giảm 1,47 điểm, tương đương -0,11%, đóng cửa ở mức 1.396,37. Chỉ số Nasdaq phiên này tăng 1,47 điểm, tương ứng với 0,06%, đóng ở mức 2.424,40.
Thị trường chứng khoán châu Âu cũng tăng điểm liên tiếp ngày thứ 4 nhờ vào giá cổ phiếu ngân hàng và năng lượng. Chỉ số FTSE 100 gần như không có sự thay đổi, giảm 1 điểm, tương đương 0,02%, đóng cửa ở mức 6.090,40 điểm.
(Theo Reuters,Bloomberg)
0 Responses to Chứng khoán thế giới chờ động thái của FED
Something to say?