Nhiều nhà đầu tư 'ôn văn luyện võ' chờ thị trường hồi phục
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Hết giờ làm việc buổi chiều, chị Thanh vội vã qua đón cậu con trai đang học tiểu học, rồi 2 mẹ con đến sàn chứng khoán để mẹ bổ túc kiến thức. Mất hơn 50% giá trị cổ phiếu trên sàn, song chị cho hay sẽ học hỏi lại từ đầu để quyết "chơi đến cùng".
Trong lúc chị Thanh ngồi chăm chú nghe và ghi chép vào cuốn sổ nhỏ những kiến thức tài chính được các chuyên viên phân tích cung cấp, cậu con trai 9 tuổi nhảy chân sáo quanh sàn và hút sữa hộp.
Tham gia thị trường từ lúc Vn-Index còn ở trên 1.000 điểm, nhà đầu tư trên sàn chứng khoán Hoàng Gia (IRS) kể, chị bước vào thị trường do bạn bè hướng dẫn. Không qua một trường lớp nào về chứng khoán, mà phần nhiều do bạn bè tư vấn, chị "lướt sóng" và thời gian đầu có lãi. Tuy nhiên, về sau, giá trị số cổ phiếu của chị mỗi ngày lại "bay hơi" vài phần.
"Dần dần mới thấy rằng, không học sẽ không trụ lâu được", nhà đầu tư này rút ra kinh nghiệm. Hàng ngày, sau giờ làm việc, chị lại ghé qua công ty chứng khoán để nghe chuyên viên phân tích cung cấp tổng hợp thông tin giao dịch hàng ngày và nhận định thị trường.
Phần đặt câu hỏi với các chuyên viên phân tích tại IRS thường là phần sôi động nhất. Câu hỏi không còn là nhận định tình hình thị trường những phiên tới ra sao, hay yêu cầu được tư vấn đầu tư vào những mã nào, mà gắn với kiến thức trước đây có phần "cao siêu" với nhiều nhà đầu tư.
Tình hình nhà đất như thế nào được xác định là bong bóng, khủng hoảng tín dụng tại Mỹ trầm trọng đến đâu, lãi suất liên ngân hàng tại các nền kinh tế thường ở mức bao nhiêu, tình hình thị trường chứng khoán Thái Lan sau cơn bão tài chính năm 1997 diễn biến như thế nào... đều được đặt ra.
Chuyên viên phân tích thường cũng không "xui" nhà đầu tư rót tiền vào những mã nào, nên tháo chạy hay bám trụ, mà thường đưa ra thông tin tổng quát về thị trường, bối cảnh kinh tế vĩ mô trong nước, cũng như thị trường chứng khoán, kinh tế khu vực, thế giới.
Trong bối cảnh thị trường có nhiều phiên mất điểm hơn là đi lên, khiến tâm lý nhà đầu tư dao động, ngày càng nhiều công ty chứng khoán tổ chức các buổi hỗ trợ thông tin cho khách hàng. Ngoài IRS, các công ty chứng khoán Sacombank (SBS), Tân Việt, Đại Việt, HSC, VIS đều tổ chức các buổi hỗ trợ thông tin cho khách hàng.
Cùng với những nhà đầu tư muốn tìm kiếm kiến thức tài chính cho đầu tư lâu dài, nhiều người tham dự những buổi hỗ trợ thông tin cũng nhằm được tư vấn nên bán hay mua mã nào trong ngắn hạn. Một nhà đầu tư cho hay, tư vấn "nóng" của một công ty chứng khoán đã giúp anh thoát khỏi thị trường kịp thời, nên hàng tuần anh đều đến để biết được nên bán hay mua ở từng thời điểm.
Nhà đầu tư Trần Tiến Dũng tại sàn VPBS nhận xét, thị trường đi xuống giúp sàng lọc những nhà đầu tư theo phong trào. Nhiều người lỗ nặng đã phải lặng lẽ rút lui, song cũng có những người ở lại và tìm hiểu một cách bài bản hơn về chứng khoán. "Sẽ có những nhà đầu đầu tư mới, có kinh nghiệm hơn sau khi thua lỗ. Có cả những người chưa từng đầu tư, do giá cổ phiếu trước đây cao, nay mới có cơ hội mua vào", ông Dũng nhận định.
Tuy nhiên, nhà đầu tư này cũng cho rằng, việc nhà đầu tư tìm hiểu về thị trường là quá trình liên tục và cần nhiều thời gian. Vì thế, các chương trình hỗ trợ của công ty chứng khoán chỉ có hiệu quả khi được thực hiện thường xuyên và được lập kế hoạch tốt.
(Theo VnExpress)
Trong lúc chị Thanh ngồi chăm chú nghe và ghi chép vào cuốn sổ nhỏ những kiến thức tài chính được các chuyên viên phân tích cung cấp, cậu con trai 9 tuổi nhảy chân sáo quanh sàn và hút sữa hộp.
Tham gia thị trường từ lúc Vn-Index còn ở trên 1.000 điểm, nhà đầu tư trên sàn chứng khoán Hoàng Gia (IRS) kể, chị bước vào thị trường do bạn bè hướng dẫn. Không qua một trường lớp nào về chứng khoán, mà phần nhiều do bạn bè tư vấn, chị "lướt sóng" và thời gian đầu có lãi. Tuy nhiên, về sau, giá trị số cổ phiếu của chị mỗi ngày lại "bay hơi" vài phần.
"Dần dần mới thấy rằng, không học sẽ không trụ lâu được", nhà đầu tư này rút ra kinh nghiệm. Hàng ngày, sau giờ làm việc, chị lại ghé qua công ty chứng khoán để nghe chuyên viên phân tích cung cấp tổng hợp thông tin giao dịch hàng ngày và nhận định thị trường.
Phần đặt câu hỏi với các chuyên viên phân tích tại IRS thường là phần sôi động nhất. Câu hỏi không còn là nhận định tình hình thị trường những phiên tới ra sao, hay yêu cầu được tư vấn đầu tư vào những mã nào, mà gắn với kiến thức trước đây có phần "cao siêu" với nhiều nhà đầu tư.
Tình hình nhà đất như thế nào được xác định là bong bóng, khủng hoảng tín dụng tại Mỹ trầm trọng đến đâu, lãi suất liên ngân hàng tại các nền kinh tế thường ở mức bao nhiêu, tình hình thị trường chứng khoán Thái Lan sau cơn bão tài chính năm 1997 diễn biến như thế nào... đều được đặt ra.
Chuyên viên phân tích thường cũng không "xui" nhà đầu tư rót tiền vào những mã nào, nên tháo chạy hay bám trụ, mà thường đưa ra thông tin tổng quát về thị trường, bối cảnh kinh tế vĩ mô trong nước, cũng như thị trường chứng khoán, kinh tế khu vực, thế giới.
Trong bối cảnh thị trường có nhiều phiên mất điểm hơn là đi lên, khiến tâm lý nhà đầu tư dao động, ngày càng nhiều công ty chứng khoán tổ chức các buổi hỗ trợ thông tin cho khách hàng. Ngoài IRS, các công ty chứng khoán Sacombank (SBS), Tân Việt, Đại Việt, HSC, VIS đều tổ chức các buổi hỗ trợ thông tin cho khách hàng.
Cùng với những nhà đầu tư muốn tìm kiếm kiến thức tài chính cho đầu tư lâu dài, nhiều người tham dự những buổi hỗ trợ thông tin cũng nhằm được tư vấn nên bán hay mua mã nào trong ngắn hạn. Một nhà đầu tư cho hay, tư vấn "nóng" của một công ty chứng khoán đã giúp anh thoát khỏi thị trường kịp thời, nên hàng tuần anh đều đến để biết được nên bán hay mua ở từng thời điểm.
Nhà đầu tư Trần Tiến Dũng tại sàn VPBS nhận xét, thị trường đi xuống giúp sàng lọc những nhà đầu tư theo phong trào. Nhiều người lỗ nặng đã phải lặng lẽ rút lui, song cũng có những người ở lại và tìm hiểu một cách bài bản hơn về chứng khoán. "Sẽ có những nhà đầu đầu tư mới, có kinh nghiệm hơn sau khi thua lỗ. Có cả những người chưa từng đầu tư, do giá cổ phiếu trước đây cao, nay mới có cơ hội mua vào", ông Dũng nhận định.
Tuy nhiên, nhà đầu tư này cũng cho rằng, việc nhà đầu tư tìm hiểu về thị trường là quá trình liên tục và cần nhiều thời gian. Vì thế, các chương trình hỗ trợ của công ty chứng khoán chỉ có hiệu quả khi được thực hiện thường xuyên và được lập kế hoạch tốt.
(Theo VnExpress)
0 Responses to Nhiều nhà đầu tư 'ôn văn luyện võ' chờ thị trường hồi phục
Something to say?