Mua doanh nghiệp trên sàn rẻ hơn thành lập mới
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Giá cổ phiếu xuống thấp hơn giá trị sổ sách đang tạo ra cơ hội vàng cho những nhà đầu tư muốn mua doanh nghiệp để nắm giữ lâu dài.
Điều tra của Tập đoàn Tư vấn Kế toán và Tư vấn doanh nghiệp Grant Thornton mới đây cho biết, hơn 30% doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam có kế hoạch đầu tư vốn để mua lại những doanh nghiệp khác nhằm mục đích mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh trong vòng 3 năm tới; trong khi chỉ có 3% cho biết họ có ý định bán doanh nghiệp của mình.
Cung - cầu mất cân đối, lẽ ra giá trị doanh nghiệp phải được giao dịch với giá cao, nhưng nghịch lý thay hiện nay doanh nghiệp lại bị bán với giá rất rẻ.
Cách đầu tưtiện lợi hơn
Việc thành lập mới doanh nghiệp, ngoài đòi hỏi về vốn, những người sáng lập phải mất nhiều thời gian tổ chức hệ thống quản lý, sản xuất; xây dựng nhà xưởng, mạng lưới khách hàng, thương hiệu...
Để đưa một doanh nghiệp mới thành lập vào hoạt động ổn định và bắt đầu có lãi, nhà đầu tư phải đổ công sức, tiền của trong nhiều năm. Đó là chưa kể những rủi ro tiềm ẩn bởi bộ máy quản trị, điều hành chưa hiệu quả; thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt... làm cho doanh nghiệp thua lỗ, nhà đầu tư bị mất hết tiền của.
Do đó tại những nước phát triển, hằng năm số doanh nghiệp phá sản cũng gần bằng số doanh nghiệp mới thành lập. Vì vậy có tới 44% các nhà đầu tư trên thế giới thích mua lại doanh nghiệp để mở rộng sản xuất, kinh doanh hơn là thành lập mới. Con số này cao hơn gần 50% so với ở Việt Nam.
Giá thịtrường thấp hơn vốn chủsởhữu
Với mức giá cổ phiếu hiện tại, giá trị vốn hóa (tính theo thị trường) nhiều doanh nghiệp thấp hơn giá trị sổ sách.
Mặc dù vẫn làm ăn khấm khá, tương lai xán lạn, nhưng cổ phiếu của Công ty Cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (SAM) trên sàn giao dịch chứng khoán hiện tại chỉ có 35.700 đồng. Với mức giá đó thì tổng vốn hóa của SAM chỉ đạt 2.335 tỉ đồng (vốn điều lệ 654 tỉ đồng), thấp hơn 97 tỉ đồng so với giá trị vốn chủ sở hữu thể hiện trên sổ sách của doanh nghiệp.
Còn cổ phiếu của Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (GIL) trong phiên giao dịch ngày 29-4 mặc dù tăng nhưng chỉ đạt 26.500 đồng. GIL có vốn điều lệ 102 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu là 333 tỉ đồng. Vì giá cổ phiếu thấp nên theo thị trường, GIL chỉ có giá trị 270 tỉ đồng, thấp hơn 63 tỉ đồng (tương đương giảm 19%) so với nguồn vốn chủ sở hữu của công ty.
Hầu hết các doanh nghiệp niêm yết đã hoạt động nhiều năm nên vốn tích lũy gia tăng nhiều nhưng không thể hiện được trên sổ sách.
Trong đó, tích lũy về giá trị đất đai, hệ thống tổ chức, mạng lưới khách hàng, giá trị thương hiệu... rất khó định giá theo thời điểm hiện tại mà thường ghi chép theo giá trị đầu tư ban đầu.
Chẳng hạn, vị trí trụ sở Chi nhánh Ngân hàng ACB tại đường Mạc Đĩnh Chi, quận 3 - TPHCM, trước đây mua chỉ có 5 tỉ đồng, nhưng hiện tại lên đến hàng trăm tỉ đồng...
Vì nền kinh tế vĩ mô chưa ổn định nên nhiều nhà đầu tư còn chần chừ chưa mua cổ phiếu, do đó giá trị doanh nghiệp càng xuống thấp.
Nhiều chuyên gia cho rằng đây là cơ hội vàng cho những ai muốn mua doanh nghiệp để nắm giữ lâu dài.
(Theo NLD)
Điều tra của Tập đoàn Tư vấn Kế toán và Tư vấn doanh nghiệp Grant Thornton mới đây cho biết, hơn 30% doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam có kế hoạch đầu tư vốn để mua lại những doanh nghiệp khác nhằm mục đích mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh trong vòng 3 năm tới; trong khi chỉ có 3% cho biết họ có ý định bán doanh nghiệp của mình.
Cung - cầu mất cân đối, lẽ ra giá trị doanh nghiệp phải được giao dịch với giá cao, nhưng nghịch lý thay hiện nay doanh nghiệp lại bị bán với giá rất rẻ.
Cách đầu tưtiện lợi hơn
Việc thành lập mới doanh nghiệp, ngoài đòi hỏi về vốn, những người sáng lập phải mất nhiều thời gian tổ chức hệ thống quản lý, sản xuất; xây dựng nhà xưởng, mạng lưới khách hàng, thương hiệu...
Để đưa một doanh nghiệp mới thành lập vào hoạt động ổn định và bắt đầu có lãi, nhà đầu tư phải đổ công sức, tiền của trong nhiều năm. Đó là chưa kể những rủi ro tiềm ẩn bởi bộ máy quản trị, điều hành chưa hiệu quả; thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt... làm cho doanh nghiệp thua lỗ, nhà đầu tư bị mất hết tiền của.
Do đó tại những nước phát triển, hằng năm số doanh nghiệp phá sản cũng gần bằng số doanh nghiệp mới thành lập. Vì vậy có tới 44% các nhà đầu tư trên thế giới thích mua lại doanh nghiệp để mở rộng sản xuất, kinh doanh hơn là thành lập mới. Con số này cao hơn gần 50% so với ở Việt Nam.
Giá thịtrường thấp hơn vốn chủsởhữu
Với mức giá cổ phiếu hiện tại, giá trị vốn hóa (tính theo thị trường) nhiều doanh nghiệp thấp hơn giá trị sổ sách.
Mặc dù vẫn làm ăn khấm khá, tương lai xán lạn, nhưng cổ phiếu của Công ty Cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (SAM) trên sàn giao dịch chứng khoán hiện tại chỉ có 35.700 đồng. Với mức giá đó thì tổng vốn hóa của SAM chỉ đạt 2.335 tỉ đồng (vốn điều lệ 654 tỉ đồng), thấp hơn 97 tỉ đồng so với giá trị vốn chủ sở hữu thể hiện trên sổ sách của doanh nghiệp.
Còn cổ phiếu của Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (GIL) trong phiên giao dịch ngày 29-4 mặc dù tăng nhưng chỉ đạt 26.500 đồng. GIL có vốn điều lệ 102 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu là 333 tỉ đồng. Vì giá cổ phiếu thấp nên theo thị trường, GIL chỉ có giá trị 270 tỉ đồng, thấp hơn 63 tỉ đồng (tương đương giảm 19%) so với nguồn vốn chủ sở hữu của công ty.
Hầu hết các doanh nghiệp niêm yết đã hoạt động nhiều năm nên vốn tích lũy gia tăng nhiều nhưng không thể hiện được trên sổ sách.
Trong đó, tích lũy về giá trị đất đai, hệ thống tổ chức, mạng lưới khách hàng, giá trị thương hiệu... rất khó định giá theo thời điểm hiện tại mà thường ghi chép theo giá trị đầu tư ban đầu.
Chẳng hạn, vị trí trụ sở Chi nhánh Ngân hàng ACB tại đường Mạc Đĩnh Chi, quận 3 - TPHCM, trước đây mua chỉ có 5 tỉ đồng, nhưng hiện tại lên đến hàng trăm tỉ đồng...
Vì nền kinh tế vĩ mô chưa ổn định nên nhiều nhà đầu tư còn chần chừ chưa mua cổ phiếu, do đó giá trị doanh nghiệp càng xuống thấp.
Nhiều chuyên gia cho rằng đây là cơ hội vàng cho những ai muốn mua doanh nghiệp để nắm giữ lâu dài.
(Theo NLD)
0 Responses to Mua doanh nghiệp trên sàn rẻ hơn thành lập mới
Something to say?