Chiến thuật "chờ đợi"
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Khi thị trường chứng khoán Việt Nam có một dấu hiệu gì đó "bất thường" một số chuyên gia đều đưa ra lời khuyên "chờ đợi".
Thiệt hại đôi bên
Chờ đợi có lẽ là khôn ngoan khi ta chưa thể nhìn rõ thị trường, chưa tự tin vào phán đoán. Nhưng nhìn ở một góc độ khác, thái độ đó cũng là một nguyên nhân đẩy thị trường xuống quá sâu.
Trong tổng thể thị trường, nếu các NĐT đều "án binh bất động" chắc chắn tính thanh khoản sẽ ngay lập tức giảm mạnh. Ai cũng muốn mua rẻ, nên cứ chờ, chờ rẻ hơn, giá cứ xuống, đến mức quá thấp rối mới bắt đầu "tung" lệnh mua thì sức ì của thị trường ở mức quá lớn. Như vậy thiệt hại không chỉ dành cho người bán mà quyền lợi của những người thích "chờ" quá lâu cũng sẽ ảnh hưởng.
Phần lớn các NĐT cá nhân chờ không phải để toan tính mà chờ để... "hùa theo". Họ thay đổi trạng thái rất nhanh, mới phiên 1 có thể đang ở trạng thái chờ nhưng khi có 1 tin đại loại như "áp dụng biên độ lệch" thì chưa cần biết đúng sai, lệnh mua được tuôn ra ào ào.
Các CTCK khi tư vấn cho khách hàng của mình cũng bị đẩy vào thế kẹt, nếu khi thị trường đi xuống mà tư vấn mua vào, rủi như xuống nữa sẽ bị ảnh hưởng uy tín, mà nếu tư vấn chờ nhiều quá, thì khách hàng tham gia giao dịch ít đi, thị trường cũng sẽ mất thanh khoản kèm theo đó là lợi nhuận Cty bị sụt giảm.
Chờ những gì?
Chờ UBCKNN ban hành các biện pháp hỗ trợ thị trường cũng là tâm lý chung hiện nay. Tuy nhiên các NĐT nên nhớ UBCKNN cũng đang... chờ thị trường như thế nào mới có thể ban hành các quy chế được. Một cách nào đó, các NĐT đã đẩy mình vào thế bị động với trạng thái chờ.
UBCKNN cũng không thể đưa ra các giải pháp nếu TTCK không có dấu hiệu rõ ràng. Kiểu đầu tư "chờ tin tốt" cũng đã khiến không ít các đại gia phải lao đao. Khi quá trình làm giá cho một mã CK nào đó đại loại như tung tin "nội gián" hay "nước ngoài chú ý" hoặc "lợi nhuận đột biến" diễn ra kéo theo đó sẽ là hàng loạt người tham gia dẫn đến giá được "thổi" lên không ngừng.
Càng chờ, càng mua thêm và khi tin tốt không thấy đâu thì giá giảm thê thảm là đương nhiên. Một số NĐT không nhìn ra được vấn đề lại chờ khi giá giảm để mua và... "chờ" nó bật lên lần nữa.
Nên chờ hay không?
Màu xanh vẫn chưa 1 lần xuất hiện trên điểm số của VN-Index từ đầu tuần. Tuy nhiên tính thanh khoản của thị trường tiếp tục được củng cố. Quan sát bảng điện tử những ngày qua, có thể thấy, có những khoảng thời gian, hiện tượng bán tháo xuất hiện, nhưng sức cầu vẫn đáp ứng được và xua tan những lo ngại thị trường sụp đổ.
Dường như các NĐT tiếp tục chờ những động thái từ phía các cơ quan quản lý, nhất là vấn đề trần lãi suất vẫn đang được bàn thảo sôi nổi nhằm tìm ra hướng đi cho các NH và cũng đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Thị trường phát triển đòi hỏi phải có sự góp sức của tất cả các thành phần tham gia. Trong thời điểm hiện nay, để giữ vững TTCK, chắc chắn động thái "chờ" phải được hạn chế. Chính phủ luôn chủ trương ổn định và phát triển bền vững TTCK và các động thái gần đây đã khẳng định rõ nét điều đó.
(Theo LaoDong)
Thiệt hại đôi bên
Chờ đợi có lẽ là khôn ngoan khi ta chưa thể nhìn rõ thị trường, chưa tự tin vào phán đoán. Nhưng nhìn ở một góc độ khác, thái độ đó cũng là một nguyên nhân đẩy thị trường xuống quá sâu.
Trong tổng thể thị trường, nếu các NĐT đều "án binh bất động" chắc chắn tính thanh khoản sẽ ngay lập tức giảm mạnh. Ai cũng muốn mua rẻ, nên cứ chờ, chờ rẻ hơn, giá cứ xuống, đến mức quá thấp rối mới bắt đầu "tung" lệnh mua thì sức ì của thị trường ở mức quá lớn. Như vậy thiệt hại không chỉ dành cho người bán mà quyền lợi của những người thích "chờ" quá lâu cũng sẽ ảnh hưởng.
Phần lớn các NĐT cá nhân chờ không phải để toan tính mà chờ để... "hùa theo". Họ thay đổi trạng thái rất nhanh, mới phiên 1 có thể đang ở trạng thái chờ nhưng khi có 1 tin đại loại như "áp dụng biên độ lệch" thì chưa cần biết đúng sai, lệnh mua được tuôn ra ào ào.
Các CTCK khi tư vấn cho khách hàng của mình cũng bị đẩy vào thế kẹt, nếu khi thị trường đi xuống mà tư vấn mua vào, rủi như xuống nữa sẽ bị ảnh hưởng uy tín, mà nếu tư vấn chờ nhiều quá, thì khách hàng tham gia giao dịch ít đi, thị trường cũng sẽ mất thanh khoản kèm theo đó là lợi nhuận Cty bị sụt giảm.
Chờ những gì?
Chờ UBCKNN ban hành các biện pháp hỗ trợ thị trường cũng là tâm lý chung hiện nay. Tuy nhiên các NĐT nên nhớ UBCKNN cũng đang... chờ thị trường như thế nào mới có thể ban hành các quy chế được. Một cách nào đó, các NĐT đã đẩy mình vào thế bị động với trạng thái chờ.
UBCKNN cũng không thể đưa ra các giải pháp nếu TTCK không có dấu hiệu rõ ràng. Kiểu đầu tư "chờ tin tốt" cũng đã khiến không ít các đại gia phải lao đao. Khi quá trình làm giá cho một mã CK nào đó đại loại như tung tin "nội gián" hay "nước ngoài chú ý" hoặc "lợi nhuận đột biến" diễn ra kéo theo đó sẽ là hàng loạt người tham gia dẫn đến giá được "thổi" lên không ngừng.
Càng chờ, càng mua thêm và khi tin tốt không thấy đâu thì giá giảm thê thảm là đương nhiên. Một số NĐT không nhìn ra được vấn đề lại chờ khi giá giảm để mua và... "chờ" nó bật lên lần nữa.
Nên chờ hay không?
Màu xanh vẫn chưa 1 lần xuất hiện trên điểm số của VN-Index từ đầu tuần. Tuy nhiên tính thanh khoản của thị trường tiếp tục được củng cố. Quan sát bảng điện tử những ngày qua, có thể thấy, có những khoảng thời gian, hiện tượng bán tháo xuất hiện, nhưng sức cầu vẫn đáp ứng được và xua tan những lo ngại thị trường sụp đổ.
Dường như các NĐT tiếp tục chờ những động thái từ phía các cơ quan quản lý, nhất là vấn đề trần lãi suất vẫn đang được bàn thảo sôi nổi nhằm tìm ra hướng đi cho các NH và cũng đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Thị trường phát triển đòi hỏi phải có sự góp sức của tất cả các thành phần tham gia. Trong thời điểm hiện nay, để giữ vững TTCK, chắc chắn động thái "chờ" phải được hạn chế. Chính phủ luôn chủ trương ổn định và phát triển bền vững TTCK và các động thái gần đây đã khẳng định rõ nét điều đó.
(Theo LaoDong)
0 Responses to Chiến thuật "chờ đợi"
Something to say?