Biên độ hẹp khó "lướt sóng"
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Màu xanh tiếp tục bao phủ bảng giao dịch điện tử ngày 27.3, nhưng mức độ tăng giá không nhiều vì biên độ HaSTC chỉ còn 2% và HoSE là 1%.
Mặc dù bảng điện tử phủ kín màu xanh nhưng không khí giao dịch chứng khoán tại các sàn lại kém sôi động. Kết thúc phiên, giá trị giao dịch khớp lệnh chỉ đạt 324,768 tỉ đồng; VN-Index tăng thêm 4,08 điểm chốt ở mức 508,75 điểm.
Trong phiên giao dịch, các lệnh bán được đưa ra khá ít. Theo một nhân viên của Công ty chứng khoán Tràng An, những lệnh bán đó là của một số trường hợp bắt buộc nhà đầu tư phải bán do sức ép của ngân hàng. Bình thường, không có nhà đầu tư nào bán vào lúc này. Nhân viên này cho biết: "Nhà đầu tư đã phần nào tỏ ra yên tâm với xu hướng của thị trường. Với biên độ dao động giá cổ phiếu (CP) 1%, trong trường hợp xấu đi nữa, thị trường có xuống tiếp, giảm sàn liên tục 5 phiên liền thì cũng chỉ bằng một phiên giảm sàn trước đây. Trong bối cảnh hiện tại, Chính phủ đã ban hành một loạt chính sách mạnh, VN-Index khó có thể tụt dốc mạnh nữa". Vẫn theo nhân viên trên, không phải đến bây giờ nhà đầu tư mới hiểu được thị giá của nhiều CP đã xuống mức rất tốt để mua vào, nhưng do yếu tố tâm lý nên không dám quyết định mua.
Hiện nay, nhà đầu tư đã bình tĩnh lại, tâm lý được trấn an nên họ mua vào. Chính điều này đã khiến cho phần dư mua của bảng điện tử xuất hiện những con số dày đặc. Trong tổng số 150 CP và 3 chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn, có tới 145 mã CP tăng kịch trần, 3 chứng chỉ quỹ cũng tăng kịch trần.
Quyết định giảm biên độ giao dịch giá CP còn thanh lọc được nhà đầu tư. Nhà đầu tư Nguyễn Hùng, trên sàn giao dịch của Công ty chứng khoán SME, giải thích: "Hiện tại, nhiều công ty chứng khoán áp dụng mức phí giao dịch 0,4%. Như vậy, với hai lệnh mua đi, bán lại thì nhà đầu tư đã phải trả phí 0,8% rồi, lợi nhuận còn lại chỉ có 0,2%. Với mức ít ỏi như thế, chẳng ai "lướt sóng". Anh Hùng nhận xét: "Với biên độ dao động giá CP 1% của HoSE, các nhà đầu tư đặt lệnh mua vào trong lúc này, phần lớn là đều có ý định đầu tư lâu dài". Anh Trần Trọng Quang, nhà đầu tư trên sàn Công ty chứng khoán VIS lại suy nghĩ: "Mấy ngày trước, VN-Index sụt giảm mạnh, các biện pháp cứu thị trường của cơ quan quản lý nhà nước đưa ra không theo kịp với diễn biến của thị trường. Việc giảm biên độ giao dịch giá CP là cần thiết trong lúc này, giúp cơ quan quản lý có thời gian tiếp tục nghiên cứu, có những quyết sách tốt hơn. Tôi cho rằng, các nhà đầu tư vẫn đang chờ đợi một điều gì đó từ cơ quan quản lý chứ không phải là hài lòng với biện pháp hiện nay".
(Theo ThanhNien)
Mặc dù bảng điện tử phủ kín màu xanh nhưng không khí giao dịch chứng khoán tại các sàn lại kém sôi động. Kết thúc phiên, giá trị giao dịch khớp lệnh chỉ đạt 324,768 tỉ đồng; VN-Index tăng thêm 4,08 điểm chốt ở mức 508,75 điểm.
Trong phiên giao dịch, các lệnh bán được đưa ra khá ít. Theo một nhân viên của Công ty chứng khoán Tràng An, những lệnh bán đó là của một số trường hợp bắt buộc nhà đầu tư phải bán do sức ép của ngân hàng. Bình thường, không có nhà đầu tư nào bán vào lúc này. Nhân viên này cho biết: "Nhà đầu tư đã phần nào tỏ ra yên tâm với xu hướng của thị trường. Với biên độ dao động giá cổ phiếu (CP) 1%, trong trường hợp xấu đi nữa, thị trường có xuống tiếp, giảm sàn liên tục 5 phiên liền thì cũng chỉ bằng một phiên giảm sàn trước đây. Trong bối cảnh hiện tại, Chính phủ đã ban hành một loạt chính sách mạnh, VN-Index khó có thể tụt dốc mạnh nữa". Vẫn theo nhân viên trên, không phải đến bây giờ nhà đầu tư mới hiểu được thị giá của nhiều CP đã xuống mức rất tốt để mua vào, nhưng do yếu tố tâm lý nên không dám quyết định mua.
Hiện nay, nhà đầu tư đã bình tĩnh lại, tâm lý được trấn an nên họ mua vào. Chính điều này đã khiến cho phần dư mua của bảng điện tử xuất hiện những con số dày đặc. Trong tổng số 150 CP và 3 chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn, có tới 145 mã CP tăng kịch trần, 3 chứng chỉ quỹ cũng tăng kịch trần.
Quyết định giảm biên độ giao dịch giá CP còn thanh lọc được nhà đầu tư. Nhà đầu tư Nguyễn Hùng, trên sàn giao dịch của Công ty chứng khoán SME, giải thích: "Hiện tại, nhiều công ty chứng khoán áp dụng mức phí giao dịch 0,4%. Như vậy, với hai lệnh mua đi, bán lại thì nhà đầu tư đã phải trả phí 0,8% rồi, lợi nhuận còn lại chỉ có 0,2%. Với mức ít ỏi như thế, chẳng ai "lướt sóng". Anh Hùng nhận xét: "Với biên độ dao động giá CP 1% của HoSE, các nhà đầu tư đặt lệnh mua vào trong lúc này, phần lớn là đều có ý định đầu tư lâu dài". Anh Trần Trọng Quang, nhà đầu tư trên sàn Công ty chứng khoán VIS lại suy nghĩ: "Mấy ngày trước, VN-Index sụt giảm mạnh, các biện pháp cứu thị trường của cơ quan quản lý nhà nước đưa ra không theo kịp với diễn biến của thị trường. Việc giảm biên độ giao dịch giá CP là cần thiết trong lúc này, giúp cơ quan quản lý có thời gian tiếp tục nghiên cứu, có những quyết sách tốt hơn. Tôi cho rằng, các nhà đầu tư vẫn đang chờ đợi một điều gì đó từ cơ quan quản lý chứ không phải là hài lòng với biện pháp hiện nay".
(Theo ThanhNien)
0 Responses to Biên độ hẹp khó "lướt sóng"
Something to say?