Các nhà đầu tư nước ngoài tìm cách "cứu thị trường"
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Chuyển phương thức từ thu gom cổ phiếu đại trà ở giá sàn, khối nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đã chắt lọc và tập trung mua vào một số cổ phiếu blue-chip mang tính dẫn dắt thị trường. Đây được coi là động thái tích cực của họ nhằm cứu thị trường nói chung và chính mình nói riêng.
Tuần qua, trong tất cả các phiên, nhà ĐTNN luôn có lượng mua vào lớn hơn bán ra với tổng lượng mua ròng trị giá 390,6 tỷ đồng ở phương thức khớp lệnh. Phiên giao dịch cuối tuần, ngày 29/1, đã thể hiện rõ xu hướng của khối nhà đầu tư ngoại trong việc “cứu giá” một số cổ phiếu blue-chip.
Quan sát cách mua của nhóm nhà đầu tư này có thể thấy, họ quyết tâm kích giá những cổ phiếu họ quan tâm. Các cổ phiếu như ITA, ANV, DPM… được họ tập trung mua vào ở giá cao. Chính điều này khiến giá những cổ phiếu này không chỉ hạn chế được mức giảm theo xu thế thị trường, mà còn có thể tăng giá.
Ví dụ như: trong 78.570 cổ phiếu ITA được khớp, nhà ĐTNN mua ròng 73.570 cổ phiếu; với cổ phiếu ANV, họ mua ròng 191.020 cổ phiếu trong số 233.120 cổ phiếu được khớp; cổ phiếu DPM được tiếp tục được họ mua ròng với khối lượng chiếm gần 1/4 số cổ phiếu được khớp (chưa tính 20.000 cổ phiếu mua thỏa thuận)…
Một chuyên gia phân tích cho rằng, xu hướng tập trung mua vào một số cổ phiếu với số lượng lớn trong một phiên giao dịch của nhà ĐTNN là tín hiệu giúp đỡ nguồn cung cho thị trường; đồng thời, tạo tâm lý an tâm và thúc đẩy mua vào cổ phiếu đối với nhà đầu tư trong nước.
Mặt khác, với sức mua áp đảo, khối đầu tư ngoại còn ngăn chặn tâm lý bán tháo những cổ phiếu này. Tuy nhiên, để giảm đà rơi của thị trường thì việc ngăn chặn tâm lý bán ra của nhà đầu tư quan trọng hơn nhiều so với việc bổ sung sức cầu.
Vì sao khối nhà đầu tư ngoại lại chuyển từ hình thức thu gom cổ phiếu sang động thái “đẩy” thị trường? Giám đốc một CTCK tại TP HCM cho rằng, với những thông tin có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thì việc tăng cường mua vào cổ phiếu của nhà ĐTNN có vẻ vô lý.
Tuy nhiên, không vì thế mà họ buông xuôi và bán ra cổ phiếu theo xu hướng giảm của thị trường. Bởi làm như vậy, chẳng khác nào họ “tự tay trói mình”, nhất là khi giá cổ phiếu đã giảm sâu. “Khi VN-Index ở ngưỡng 800 điểm, nhà ĐTNN đã thực hiện chiến lược tăng mua cổ phiếu ở giá sàn.
Nếu bán ra thì lợi nhuận của họ, đặc biệt là các quỹ đầu tư sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khả năng thu hút tiền từ cổ đông nhằm tái đầu tư sẽ khó khăn hơn. Chính vì thế, nỗ lực cứu thị trường của khối nhà đầu tư ngoại trong giai đoạn này là điều dễ hiểu”, vị giám đốc này cho biết.
Quá trình “tự cứu mình” hay động thái cứu thị trường của nhà ĐTNN có thành công hay không còn phụ thuộc vào khối nhà đầu tư trong nước. Bởi theo báo cáo phân tích của các CTCK, hiện số lượng cổ phiếu nắm giữ của nhà ĐTNN chiếm khoảng 1/3 thị trường. Vì thế, động thái của họ chỉ tác dụng dẫn dắt phần nào tâm lý nhà đầu tư nội.
(Theo DTCK)
Tuần qua, trong tất cả các phiên, nhà ĐTNN luôn có lượng mua vào lớn hơn bán ra với tổng lượng mua ròng trị giá 390,6 tỷ đồng ở phương thức khớp lệnh. Phiên giao dịch cuối tuần, ngày 29/1, đã thể hiện rõ xu hướng của khối nhà đầu tư ngoại trong việc “cứu giá” một số cổ phiếu blue-chip.
Quan sát cách mua của nhóm nhà đầu tư này có thể thấy, họ quyết tâm kích giá những cổ phiếu họ quan tâm. Các cổ phiếu như ITA, ANV, DPM… được họ tập trung mua vào ở giá cao. Chính điều này khiến giá những cổ phiếu này không chỉ hạn chế được mức giảm theo xu thế thị trường, mà còn có thể tăng giá.
Ví dụ như: trong 78.570 cổ phiếu ITA được khớp, nhà ĐTNN mua ròng 73.570 cổ phiếu; với cổ phiếu ANV, họ mua ròng 191.020 cổ phiếu trong số 233.120 cổ phiếu được khớp; cổ phiếu DPM được tiếp tục được họ mua ròng với khối lượng chiếm gần 1/4 số cổ phiếu được khớp (chưa tính 20.000 cổ phiếu mua thỏa thuận)…
Một chuyên gia phân tích cho rằng, xu hướng tập trung mua vào một số cổ phiếu với số lượng lớn trong một phiên giao dịch của nhà ĐTNN là tín hiệu giúp đỡ nguồn cung cho thị trường; đồng thời, tạo tâm lý an tâm và thúc đẩy mua vào cổ phiếu đối với nhà đầu tư trong nước.
Mặt khác, với sức mua áp đảo, khối đầu tư ngoại còn ngăn chặn tâm lý bán tháo những cổ phiếu này. Tuy nhiên, để giảm đà rơi của thị trường thì việc ngăn chặn tâm lý bán ra của nhà đầu tư quan trọng hơn nhiều so với việc bổ sung sức cầu.
Vì sao khối nhà đầu tư ngoại lại chuyển từ hình thức thu gom cổ phiếu sang động thái “đẩy” thị trường? Giám đốc một CTCK tại TP HCM cho rằng, với những thông tin có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thì việc tăng cường mua vào cổ phiếu của nhà ĐTNN có vẻ vô lý.
Tuy nhiên, không vì thế mà họ buông xuôi và bán ra cổ phiếu theo xu hướng giảm của thị trường. Bởi làm như vậy, chẳng khác nào họ “tự tay trói mình”, nhất là khi giá cổ phiếu đã giảm sâu. “Khi VN-Index ở ngưỡng 800 điểm, nhà ĐTNN đã thực hiện chiến lược tăng mua cổ phiếu ở giá sàn.
Nếu bán ra thì lợi nhuận của họ, đặc biệt là các quỹ đầu tư sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khả năng thu hút tiền từ cổ đông nhằm tái đầu tư sẽ khó khăn hơn. Chính vì thế, nỗ lực cứu thị trường của khối nhà đầu tư ngoại trong giai đoạn này là điều dễ hiểu”, vị giám đốc này cho biết.
Quá trình “tự cứu mình” hay động thái cứu thị trường của nhà ĐTNN có thành công hay không còn phụ thuộc vào khối nhà đầu tư trong nước. Bởi theo báo cáo phân tích của các CTCK, hiện số lượng cổ phiếu nắm giữ của nhà ĐTNN chiếm khoảng 1/3 thị trường. Vì thế, động thái của họ chỉ tác dụng dẫn dắt phần nào tâm lý nhà đầu tư nội.
(Theo DTCK)
0 Responses to Các nhà đầu tư nước ngoài tìm cách "cứu thị trường"
Something to say?