Chọn cổ phiếu nào để đầu tư?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Năm 2007, cổ phiếu (CP) ngành ngân hàng và bất động sản luôn đứng hàng đầu trong sự lựa chọn của nhà đầu tư. Thế nhưng, đã có sự "đổi ngôi" trong năm 2008.
Ngân hàng không còn "gặt hái" nhiều
Lợi nhuận của nhiều ngân hàng (NH) thương mại trong năm 2007 ở mức cao ngất ngưởng, khoảng 25 - 30%, thậm chí khá nhiều NH có tỷ suất lợi nhuận đến 40%.
Điều đó lý giải vì sao CP ngành này luôn được nhà đầu tư săn đón, mặc dù giá của nó liên tục tăng lên.
Thế nhưng bước sang đầu năm nay, ngành NH đang phải chịu nhiều tác động và các chuyên gia, nhà đầu tư đều e ngại về sự phát triển của nó. Chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ khiến cho việc của các NH trở nên căng thẳng hơn. Thực tế này đã buộc các NH không ngừng tăng lãi suất huy động vốn. Cùng với việc gia tăng dự trữ bắt buộc, mua tín phiếu tín dụng... dẫn đến thu nhập của các NH thương mại bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, các NH còn phải đối diện với một thách thức nữa là khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế trong năm 2008 và sự cạnh tranh khốc liệt khi có sự tham gia của các NH ngoại.
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương - trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cho rằng định chế tài chính vẫn là xương sống của nền kinh tế Việt Nam. "Tuy nhiên, đây là ngành chịu nhiều tác động từ những thay đổi vĩ mô trong và ngoài nước, nên trong năm 2008 này, lợi nhuận sẽ không còn cao như trước và đó là điều tất yếu", Tiến sĩ Dương nói. Ông Đinh Như Đức Thiện - Trưởng phòng phân tích Công ty chứng khoán Gia Quyền (EPS) - cho rằng, các NH có phần lớn thu nhập đến từ hoạt động tín dụng, nhất là liên quan đến bất động sản và thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng nhiều. "Thế nhưng, cơ hội đầu tư vẫn còn đối với những NH có mảng dịch vụ phát triển, vốn có mức độ ổn định cao hơn và ít rủi ro hơn; và ngành tài chính ngân hàng vẫn còn tiềm năng phát triển trong dài hạn, song hành cùng sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam", ông Thiện nói.
Theo ông Đinh Như Đức Thiện, chính sách thuế và các quy định hành chính có thể làm cho thị trường bất động sản chững lại trong năm 2008. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này vì vậy sẽ bị ảnh hưởng.
Có một thực tế là giá bất động sản vừa qua tăng cao trong một thời gian quá ngắn, khuyến khích nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường, giá CP các doanh nghiệp này liên tục tăng cao. Một phương thức định giá phổ biến mà nhà đầu tư hay ước tính là giá thị trường của bất động sản. Tuy vậy, nhà đầu tư cần lưu ý đến dòng tiền của các dự án mà công ty đang thực hiện, vì suy cho cùng chính dòng tiền sẽ ảnh hưởng đến giá CP. Ví dụ khi nói doanh nghiệp có một lô đất có giá trị thị trường 1.000 tỉ đồng nhưng nếu chưa được thương mại hóa và tạo nên dòng tiền cho doanh nghiệp thì khó có thể tính hết vào giá trị CP.
Ngành dịch vụ có lợi thế hơn
Theo Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, các ngành không liên quan nhiều đến sự thay đổi vĩ mô như tiêu dùng thiết yếu, y tế... sẽ mang tính ổn định hay còn gọi là ngành "phòng thủ". Những ngành chịu nhiều ảnh hưởng khi có sự thay đổi như NH, bất động sản và những ngành sản xuất khác thuộc nhóm ngành "tấn công". Đây là nhóm ngành có lợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng lớn. Ngoài ra còn có một số ngành sản xuất thuộc nhóm "đặc biệt" khi sử dụng những nguyên liệu đặc biệt như sản xuất xe máy hoặc ngành công nghệ thông tin với những chương trình, sáng chế độc quyền... Theo Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, tùy theo tính chất cũng như kỳ vọng của mình mà nhà đầu tư có thể chọn CP ở những lĩnh vực khác nhau, nhưng tốt nhất là nên cơ cấu danh mục hợp lý. Ví dụ phải có 1-2 mã CP thuộc nhóm ngành “phòng thủ” để mang tính an toàn, đồng thời đầu tư vào cả CP của hai nhóm còn lại.
Tỷ trọng các ngành kinh tế tại những thành phố lớn như TP.HCM đang có sự thay đổi mạnh mẽ, nghiêng về ngành dịch vụ. Tỷ suất lợi nhuận của ngành dịch vụ luôn được đánh giá cao nếu doanh nghiệp có tầm nhìn, khả năng quản trị tốt. Ông Huỳnh Anh Tuấn - Tổng giám đốc Công ty chứng khoán SJC - nhận định ngành dịch vụ trong năm 2008 sẽ có nhiều lợi thế hơn. "Đặc biệt những dịch vụ mà Việt Nam chưa mở cửa hoàn toàn thì doanh nghiệp trong nước sẽ có điều kiện để phát triển mạnh. Bên cạnh đó những lĩnh vực khai thác như dầu khí, khai khoáng cũng có nhiều tiềm năng", ông Tuấn nói.
Tuy nhiên, các chuyên gia trên đều cho rằng bất kỳ chọn CP nào thì nhà đầu tư phải hết sức lưu ý về tình hình tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là ban điều hành phải có năng lực.
(Theo ThanhNien)
Ngân hàng không còn "gặt hái" nhiều
Lợi nhuận của nhiều ngân hàng (NH) thương mại trong năm 2007 ở mức cao ngất ngưởng, khoảng 25 - 30%, thậm chí khá nhiều NH có tỷ suất lợi nhuận đến 40%.
Điều đó lý giải vì sao CP ngành này luôn được nhà đầu tư săn đón, mặc dù giá của nó liên tục tăng lên.
Thế nhưng bước sang đầu năm nay, ngành NH đang phải chịu nhiều tác động và các chuyên gia, nhà đầu tư đều e ngại về sự phát triển của nó. Chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ khiến cho việc của các NH trở nên căng thẳng hơn. Thực tế này đã buộc các NH không ngừng tăng lãi suất huy động vốn. Cùng với việc gia tăng dự trữ bắt buộc, mua tín phiếu tín dụng... dẫn đến thu nhập của các NH thương mại bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, các NH còn phải đối diện với một thách thức nữa là khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế trong năm 2008 và sự cạnh tranh khốc liệt khi có sự tham gia của các NH ngoại.
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương - trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cho rằng định chế tài chính vẫn là xương sống của nền kinh tế Việt Nam. "Tuy nhiên, đây là ngành chịu nhiều tác động từ những thay đổi vĩ mô trong và ngoài nước, nên trong năm 2008 này, lợi nhuận sẽ không còn cao như trước và đó là điều tất yếu", Tiến sĩ Dương nói. Ông Đinh Như Đức Thiện - Trưởng phòng phân tích Công ty chứng khoán Gia Quyền (EPS) - cho rằng, các NH có phần lớn thu nhập đến từ hoạt động tín dụng, nhất là liên quan đến bất động sản và thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng nhiều. "Thế nhưng, cơ hội đầu tư vẫn còn đối với những NH có mảng dịch vụ phát triển, vốn có mức độ ổn định cao hơn và ít rủi ro hơn; và ngành tài chính ngân hàng vẫn còn tiềm năng phát triển trong dài hạn, song hành cùng sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam", ông Thiện nói.
Theo ông Đinh Như Đức Thiện, chính sách thuế và các quy định hành chính có thể làm cho thị trường bất động sản chững lại trong năm 2008. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này vì vậy sẽ bị ảnh hưởng.
Có một thực tế là giá bất động sản vừa qua tăng cao trong một thời gian quá ngắn, khuyến khích nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường, giá CP các doanh nghiệp này liên tục tăng cao. Một phương thức định giá phổ biến mà nhà đầu tư hay ước tính là giá thị trường của bất động sản. Tuy vậy, nhà đầu tư cần lưu ý đến dòng tiền của các dự án mà công ty đang thực hiện, vì suy cho cùng chính dòng tiền sẽ ảnh hưởng đến giá CP. Ví dụ khi nói doanh nghiệp có một lô đất có giá trị thị trường 1.000 tỉ đồng nhưng nếu chưa được thương mại hóa và tạo nên dòng tiền cho doanh nghiệp thì khó có thể tính hết vào giá trị CP.
Ngành dịch vụ có lợi thế hơn
Theo Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, các ngành không liên quan nhiều đến sự thay đổi vĩ mô như tiêu dùng thiết yếu, y tế... sẽ mang tính ổn định hay còn gọi là ngành "phòng thủ". Những ngành chịu nhiều ảnh hưởng khi có sự thay đổi như NH, bất động sản và những ngành sản xuất khác thuộc nhóm ngành "tấn công". Đây là nhóm ngành có lợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng lớn. Ngoài ra còn có một số ngành sản xuất thuộc nhóm "đặc biệt" khi sử dụng những nguyên liệu đặc biệt như sản xuất xe máy hoặc ngành công nghệ thông tin với những chương trình, sáng chế độc quyền... Theo Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, tùy theo tính chất cũng như kỳ vọng của mình mà nhà đầu tư có thể chọn CP ở những lĩnh vực khác nhau, nhưng tốt nhất là nên cơ cấu danh mục hợp lý. Ví dụ phải có 1-2 mã CP thuộc nhóm ngành “phòng thủ” để mang tính an toàn, đồng thời đầu tư vào cả CP của hai nhóm còn lại.
Tỷ trọng các ngành kinh tế tại những thành phố lớn như TP.HCM đang có sự thay đổi mạnh mẽ, nghiêng về ngành dịch vụ. Tỷ suất lợi nhuận của ngành dịch vụ luôn được đánh giá cao nếu doanh nghiệp có tầm nhìn, khả năng quản trị tốt. Ông Huỳnh Anh Tuấn - Tổng giám đốc Công ty chứng khoán SJC - nhận định ngành dịch vụ trong năm 2008 sẽ có nhiều lợi thế hơn. "Đặc biệt những dịch vụ mà Việt Nam chưa mở cửa hoàn toàn thì doanh nghiệp trong nước sẽ có điều kiện để phát triển mạnh. Bên cạnh đó những lĩnh vực khai thác như dầu khí, khai khoáng cũng có nhiều tiềm năng", ông Tuấn nói.
Tuy nhiên, các chuyên gia trên đều cho rằng bất kỳ chọn CP nào thì nhà đầu tư phải hết sức lưu ý về tình hình tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là ban điều hành phải có năng lực.
(Theo ThanhNien)
0 Responses to Chọn cổ phiếu nào để đầu tư?
Something to say?