Khôi phục TTCK: Ngân hàng không thể đứng ngoài cuộc
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Sáng 25/3, ngay sau khi VN Index xuống dưới ngưỡng nhạy cảm - 500 điểm, báo giới đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Bằng, Chủ tịch UBCK Nhà nước về những nhận định và giải pháp giúp khôi phục thị trường.
Thời gian qua Chính phủ, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã và đang có những biện pháp tổng thể nhằm duy trì sự phát triển ổn định của kinh tế vĩ mô nói chung và TTCK nói riêng, song đến nay vẫn không ngăn được đà tụt dốc, đến nay VN-Index đã ở xuống dưới 500 điểm. Ông nhìn nhận việc này thế nào?
Thực tế là, kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang gặp những khó khăn nhất định, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, những khó khăn này chỉ mang tính tạm thời. Về trung và dài hạn, kinh tế Việt Nam vẫn phát triển tốt và chúng ta vẫn quyết tâm đẩy mạnh nỗ lực cải cách.
Từ hơn một tháng nay, các nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước đã bắt đầu mua vào, nhưng chủ yếu mang tính thăm dò, vì thị trường vẫn tiếp tục đi xuống. Tình hình trong nước, quốc tế khó khăn cũng có những tác động với TTCK, nhưng không phải mức độ như hiện nay khiến các nhà đầu tư quá hốt hoảng, bán chứng khoán ra. Chính tâm lý không ổn định của các nhà đầu tư đã khiến thị trường liên tục đi xuống.
Hiện nay không chỉ các NĐT nhỏ lẻ hoảng hốt bán ra mà ngay cả các tổ chức như ngân hàng và CTCK đang “xả hàng” để giải tỏa các khoản cầm cố đối với các hợp đồng đến hạn hay số CP có giá xuống thấp. UBCK có động thái gì tác động vào việc này?
Chúng tôi cho rằng, vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc hỗ trợ TTCK rất quan trọng. Ngân hàng NN không thể đứng ngoài cuộc. Trên TTCK quốc tế thì ngân hàng trung ương cũng có những giải pháp rất tích cực để hỗ trợ vực dậy TTCK và từ đó vực dậy nền kinh tế nói chung. Ngay chiều 25/3, Chính phủ sẽ nghe riêng về TTCK và thứ 6 Thường trực Chính phủ nghe riêng một chuyên đề về chứng khoán. Như vậy, chúng ta có cơ hội trình bày những giải pháp cấp thiết để định lại thị trường.
Chúng tôi sẽ kiến nghị NHNN ngừng ngay việc giải chấp cổ phiếu ra bên ngoài. Vì khi thị trường đi xuống, việc giải chấp cổ phiếu khiến cho thị trường sụt giảm mạnh hơn. Chúng ta cần thiết phải cho nhà đầu tư cơ hội để họ có thể trả nợ.
Ngoài ra, chúng tôi cũng trao đổi với các công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán về việc mua vào. Bản thân SCIC mua vào đã tác động tốt đến thị trường, nhưng chưa đủ. Việc mua cổ phiếu quỹ sẽ gây khó khăn đến doanh nghiệp trong việc phát hành tăng vốn. Do đó, việc tham gia mua vào đồng loạt của các nhà đầu tư tổ chức cùng việc ngừng giải chấp sẽ giúp tăng cầu, giảm cung.
Giải pháp cấp bách là vậy, nhưng hiện nay, tâm lý NĐT không ổn định, rất có thể các giải pháp trên chỉ tác động trong ngắn hạn, để phục hồi và duy trì sự phát triển bền vững của thị trường cần phải có thêm các biện pháp mang tính chiến lược. UBCK có hoạch định thế nào?
Thứ nhất, Ủy ban đã xây dựng và gửi lấy ý kiến thẩm định lên Bộ Tư pháp để ban hành đề án quản lý chi nhánh quỹ đầu tư nước ngoài. Thứ hai là về tỷ lệ sở hữu chứng khoán của doanh nghiệp chưa niêm yết. Bên cạnh đó, Ủy ban đã tiến hành để sửa luôn tất cả những hướng dẫn về niêm yết để trình sửa đổi. Tiếp theo là cổ phần hoá, chúng tôi phối hợp với các đơn vị chức năng trong Bộ và sẽ có những cuộc họp trình Bộ những cơ chế định giá, chào bán trong thời gian tới cho thích hợp hơn với thị trường. Bản thân Chính phủ cũng nhận thức được việc này.
Còn một vấn đề nữa mà thời gian vừa qua chúng ta đã đề cập, đó là việc mua ngoại tệ cho đầu tư chứng khoán. Hiện tại, ưu tiên cho mua ngoại tệ đầu tư chứng khoán đang ở vị trí rất thấp, do vậy, cũng tồn đọng khối lượng tiền chưa được chuyển đổi, làm hạn chế cầu. Dự kiến, chúng tôi sẽ trình Chính phủ đề nghị Ngân hàng Nhà nước nâng cao thứ tự ưu tiên cho việc mua ngoại tệ đầu tư chứng khoán.
Có một số quan điểm cho rằng, chứng khoán không đại diện cho phần đông dân số nên không thể vì chứng khoán mà ảnh hưởng đến lợi ích chung?
Thực tế, nếu tính cả cổ phiếu chưa niêm yết và cổ phiếu giao dịch trên thị trường chính thức, tổng giá trị vốn hóa thị trường đã chiếm khoảng 90 - 100% GDP. Do vậy, không thể nói rằng TTCK là một thị trường nhỏ bé mà bỏ qua sự ổn định của nó. Nếu TTCK suy giảm, các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn cho việc huy động vốn (không chỉ các công ty niêm yết mà cả các công ty cổ phần nói chung). Điều này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và quay trở lại chính là vấn đề lạm phát. Ổn định TTCK sẽ tạo môi trường đầu tư tốt, hình ảnh của VN trong công cuộc cải cách, cam kết WTO, trong việc ổn định phát triển kinh tế thị trường theo cam kết WTO. Chúng tôi cho rằng, Chính phủ nhận thức được điều đó và quan tâm xử lý. Thời gian vừa qua, Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng đã nghe và chỉ đạo có tinh thần của Quyết định 319.
(Theo KinhTeDoThi)
Thời gian qua Chính phủ, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã và đang có những biện pháp tổng thể nhằm duy trì sự phát triển ổn định của kinh tế vĩ mô nói chung và TTCK nói riêng, song đến nay vẫn không ngăn được đà tụt dốc, đến nay VN-Index đã ở xuống dưới 500 điểm. Ông nhìn nhận việc này thế nào?
Thực tế là, kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang gặp những khó khăn nhất định, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, những khó khăn này chỉ mang tính tạm thời. Về trung và dài hạn, kinh tế Việt Nam vẫn phát triển tốt và chúng ta vẫn quyết tâm đẩy mạnh nỗ lực cải cách.
Từ hơn một tháng nay, các nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước đã bắt đầu mua vào, nhưng chủ yếu mang tính thăm dò, vì thị trường vẫn tiếp tục đi xuống. Tình hình trong nước, quốc tế khó khăn cũng có những tác động với TTCK, nhưng không phải mức độ như hiện nay khiến các nhà đầu tư quá hốt hoảng, bán chứng khoán ra. Chính tâm lý không ổn định của các nhà đầu tư đã khiến thị trường liên tục đi xuống.
Hiện nay không chỉ các NĐT nhỏ lẻ hoảng hốt bán ra mà ngay cả các tổ chức như ngân hàng và CTCK đang “xả hàng” để giải tỏa các khoản cầm cố đối với các hợp đồng đến hạn hay số CP có giá xuống thấp. UBCK có động thái gì tác động vào việc này?
Chúng tôi cho rằng, vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc hỗ trợ TTCK rất quan trọng. Ngân hàng NN không thể đứng ngoài cuộc. Trên TTCK quốc tế thì ngân hàng trung ương cũng có những giải pháp rất tích cực để hỗ trợ vực dậy TTCK và từ đó vực dậy nền kinh tế nói chung. Ngay chiều 25/3, Chính phủ sẽ nghe riêng về TTCK và thứ 6 Thường trực Chính phủ nghe riêng một chuyên đề về chứng khoán. Như vậy, chúng ta có cơ hội trình bày những giải pháp cấp thiết để định lại thị trường.
Chúng tôi sẽ kiến nghị NHNN ngừng ngay việc giải chấp cổ phiếu ra bên ngoài. Vì khi thị trường đi xuống, việc giải chấp cổ phiếu khiến cho thị trường sụt giảm mạnh hơn. Chúng ta cần thiết phải cho nhà đầu tư cơ hội để họ có thể trả nợ.
Ngoài ra, chúng tôi cũng trao đổi với các công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán về việc mua vào. Bản thân SCIC mua vào đã tác động tốt đến thị trường, nhưng chưa đủ. Việc mua cổ phiếu quỹ sẽ gây khó khăn đến doanh nghiệp trong việc phát hành tăng vốn. Do đó, việc tham gia mua vào đồng loạt của các nhà đầu tư tổ chức cùng việc ngừng giải chấp sẽ giúp tăng cầu, giảm cung.
Giải pháp cấp bách là vậy, nhưng hiện nay, tâm lý NĐT không ổn định, rất có thể các giải pháp trên chỉ tác động trong ngắn hạn, để phục hồi và duy trì sự phát triển bền vững của thị trường cần phải có thêm các biện pháp mang tính chiến lược. UBCK có hoạch định thế nào?
Thứ nhất, Ủy ban đã xây dựng và gửi lấy ý kiến thẩm định lên Bộ Tư pháp để ban hành đề án quản lý chi nhánh quỹ đầu tư nước ngoài. Thứ hai là về tỷ lệ sở hữu chứng khoán của doanh nghiệp chưa niêm yết. Bên cạnh đó, Ủy ban đã tiến hành để sửa luôn tất cả những hướng dẫn về niêm yết để trình sửa đổi. Tiếp theo là cổ phần hoá, chúng tôi phối hợp với các đơn vị chức năng trong Bộ và sẽ có những cuộc họp trình Bộ những cơ chế định giá, chào bán trong thời gian tới cho thích hợp hơn với thị trường. Bản thân Chính phủ cũng nhận thức được việc này.
Còn một vấn đề nữa mà thời gian vừa qua chúng ta đã đề cập, đó là việc mua ngoại tệ cho đầu tư chứng khoán. Hiện tại, ưu tiên cho mua ngoại tệ đầu tư chứng khoán đang ở vị trí rất thấp, do vậy, cũng tồn đọng khối lượng tiền chưa được chuyển đổi, làm hạn chế cầu. Dự kiến, chúng tôi sẽ trình Chính phủ đề nghị Ngân hàng Nhà nước nâng cao thứ tự ưu tiên cho việc mua ngoại tệ đầu tư chứng khoán.
Có một số quan điểm cho rằng, chứng khoán không đại diện cho phần đông dân số nên không thể vì chứng khoán mà ảnh hưởng đến lợi ích chung?
Thực tế, nếu tính cả cổ phiếu chưa niêm yết và cổ phiếu giao dịch trên thị trường chính thức, tổng giá trị vốn hóa thị trường đã chiếm khoảng 90 - 100% GDP. Do vậy, không thể nói rằng TTCK là một thị trường nhỏ bé mà bỏ qua sự ổn định của nó. Nếu TTCK suy giảm, các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn cho việc huy động vốn (không chỉ các công ty niêm yết mà cả các công ty cổ phần nói chung). Điều này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và quay trở lại chính là vấn đề lạm phát. Ổn định TTCK sẽ tạo môi trường đầu tư tốt, hình ảnh của VN trong công cuộc cải cách, cam kết WTO, trong việc ổn định phát triển kinh tế thị trường theo cam kết WTO. Chúng tôi cho rằng, Chính phủ nhận thức được điều đó và quan tâm xử lý. Thời gian vừa qua, Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng đã nghe và chỉ đạo có tinh thần của Quyết định 319.
(Theo KinhTeDoThi)
0 Responses to Khôi phục TTCK: Ngân hàng không thể đứng ngoài cuộc
Something to say?