“Quỹ không phải để đầu cơ”
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Để có thêm thông tin về quỹ đầu tư - một sản phẩm mới trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay - chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Ngọc Bích, quyền Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Prudential Việt Nam (PVFMC).
Sau hơn một năm hoạt động, mức lợi nhuận mà Quỹ Đầu tư cân bằng (PRUBF1) đem lại là bao nhiêu, thưa ông?
Quỹ Đầu tư cân bằng (PRUBF1) là một quỹ đầu tư công chúng được thành lập từ tháng 10/2006, được quản lý bởi PVFMC.
Giá trị tài sản ròng (NAV) trên một chứng chỉ quỹ của PRUBF1 tính đến cuối ngày 31/12/2007 là 13.419đ so với mệnh giá là 10.000 đồng. Như vậy, PRUBF1 đã đạt được mức tăng trưởng hơn 34% tính từ ngày thành lập quỹ đến nay.
Trong cả năm 2007, quỹ đã đạt được kết quả khả quan 16,5%, vượt qua mức lợi nhuận chuẩn do Ban đại diện quỹ PRUBF1 định trước là 13,8%. Từ đầu năm 2007, mức lợi nhuận chuẩn đã được xác định căn cứ vào mức 65% tỷ số lợi nhuận trái phiếu Việt Nam, và 35% tỷ số lợi nhuận chỉ số cổ phiếu VN-Index.
Hiện nay, cổ phiếu niêm yết chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong danh mục đầu tư của quỹ, thưa ông?
Trong danh mục đầu tư của quỹ tính đến cuối ngày 31/12/2007, cổ phiếu chiếm 42% (28% cổ phiếu niêm yết và 14% cổ phiếu chưa niêm yết). Ngoài ra, trái phiếu chiếm 51% (26% trái phiếu Chính phủ và 25% trái phiếu công ty), 7% còn lại đầu tư vào tiền gửi có kỳ hạn.
Giá trị tài sản ròng (NAV) trên một chứng chỉ quỹ của PRUBF1 trong kỳ báo cáo ngày 22/02/2008 chỉ đạt 12.073 đồng, thấp hơn so với mức 12.753 đồng của kỳ báo cáo ngày 15/2/2008. Vì sao vậy thưa ông?
Giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ thay đổi theo hàng tuần là do sự biến động của thị trường chứng khoán. Quỹ đóng PRUBF1 là một sản phẩm đầu tư dài hạn và không phải là sản phẩm ngắn hạn để đầu cơ. Thời hạn hoạt động của quỹ là bảy năm, nên các nhà đầu tư không nên lo lắng về sự biến động của giá NAV hàng tuần hay hàng tháng.
Theo kinh nghiệm nhiều năm của chúng tôi tại thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như tại các nước khác, không có một lý thuyết hoặc tiêu chuẩn nhất định nào cho sự dao động của giá chứng chỉ quỹ so với giá trị tài sản ròng chứng chỉ quỹ. Giá thị trường biến động theo nhiều yếu tố như: cung-cầu, tâm lý thị trường và giá trị tài sản ròng của quỹ.
Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán còn nhỏ, tâm lý thị trường có xu hướng trở thành nhân tố chính cho sự biến động. Tâm lý thị trường nói chung đi theo xu hướng “tâm lý phần đông”. Khi tâm lý thị trường lạc quan, giá thị trường có chiều hướng tăng đột biến, hoặc ngược lại khi tâm lý thị trường không lạc quan, giá sẽ đột ngột giảm.
Hiện tượng này cũng xảy ra với giá quỹ đóng. Khi thị trường cổ phiếu Việt Nam nóng lên, giá chứng chỉ quỹ đóng có thể giao dịch cao hơn NAV (có thể lên đến 40%). Ngược lại, giá giao dịch sẽ thấp hơn NAV (có thể xuống thấp đến mức 30%) lúc thị trường giảm xuống. Khi thời hạn của quỹ đóng hết hạn, đơn vị quỹ thường giao dịch ở gần với NAV.
Liệu với kết quả như vậy, Ban điều hành quỹ có ý định thay đổi chiến lược đầu tư không?
Chúng tôi sẽ liên tục quản lý danh mục đầu tư của quỹ để đầu tư vào các cổ phiếu và trái phiếu Việt Nam có chất lượng cao với giá tốt nhất. Với tình hình thị trường hiện nay, giá cổ phiếu hạ thấp chúng tôi đang chuẩn bị tăng cường mua vào cổ phiếu. Nhưng chúng tôi vẫn phải phân phối tài sản không vượt quá mức giới hạn cho phép của bản cáo bạch.
Giá giao dịch của chứng chỉ quỹ PRUBF1 đã có lúc giảm dưới mệnh giá và hiện đang thấp hơn giá phát hành lần đầu. Với tình hình hiện nay, không ai có thể nói trước rằng giá của chứng chỉ sẽ không lùi sâu hơn nữa. Ban lãnh đạo đã chuẩn bị cho tình huống xấu đó ra sao?
Giá chứng chỉ quỹ PRUBF1 đã xuống thấp hơn mệnh giá vào những ngày cuối năm 2007, nhưng chỉ trong 1-2 tuần sau đó đã lên lại mức cao hơn mệnh giá. Không ai có thể dự đoán được giá biến động trong khoảng thời gian ngắn, vì sự biến động này do ảnh hưởng của sự cung-cầu và tâm lý thị trường. Một trong những biện pháp giải quyết tình trạng giá chứng chỉ quỹ sụt giảm quá nhiều so với NAV là mua lại các đơn vị quỹ từ thị trường.
Tuy nhiên, theo luật hiện hành, các công ty quản lý quỹ không được phép mua lại chứng chỉ quỹ đối với các quỹ đóng. Một biện pháp khác là các công ty quản lý quỹ đầu tư sử dụng một khoản chi phí của quỹ để thực hiện của chương trình tiếp thị hoặc cho các hoạt động quan hệ các nhà đầu tư, với hy vọng là giá chứng chỉ quỹ sẽ khả quan hơn. Nhưng lưu ý đây là những biện pháp khá tốn kém cho quỹ và không bảo đảm đem lại hiệu quả tích cực lâu dài.
Ông đánh giá thế nào về cơ hội trên thị trường chứng khoán hiện nay?
Về mặt lâu dài thì thị trường chứng khoán vẫn còn tiềm năng tăng trưởng cao và sẽ phát triển mạnh mẽ. Nhưng trong ngắn hạn thì vẫn còn biến động do Chính phủ vẫn còn phải đưa ra nhiều biện pháp chống lạm phát bằng cách siết chặt tín dụng.
Đến khi lạm phát nằm trong vòng kiểm soát, điều kiện tín dụng sẽ được thông thoáng hơn thời điểm hiện nay, thì giá cổ phiếu cũng sẽ tốt hơn. Thị trường chứng khoán trong lúc này vẫn sẽ là một cơ hội sinh lời vốn tốt cho các nhà đầu tư nếu nhìn về phương diện lâu dài.
Tình hình thị trường biến động lúc này có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động đầu tư của quỹ?
Chúng tôi là các nhà phân tích và đầu tư chuyên nghiệp, hành nghề với nhiều kinh nghiệm trên thị trường chứng khoán Việt Nam và quốc tế. Sự biến động của thị trường chứng khoán sẽ không có ảnh hưởng đáng kể đến quỹ của chúng tôi đang quản lý nếu nói về mức độ lâu dài.
Ngược lại, sự biến động tạm thời của thị trường có thể đem lại các cơ hội đầu tư hấp dẫn khi nhà đầu tư có thể mua lại các cổ phiếu với giá rẻ hơn, nhưng rủi ro sẽ cao và không nằm trong vòng kiểm soát của nhà đầu tư.
(Theo TBKTVN)
Sau hơn một năm hoạt động, mức lợi nhuận mà Quỹ Đầu tư cân bằng (PRUBF1) đem lại là bao nhiêu, thưa ông?
Quỹ Đầu tư cân bằng (PRUBF1) là một quỹ đầu tư công chúng được thành lập từ tháng 10/2006, được quản lý bởi PVFMC.
Giá trị tài sản ròng (NAV) trên một chứng chỉ quỹ của PRUBF1 tính đến cuối ngày 31/12/2007 là 13.419đ so với mệnh giá là 10.000 đồng. Như vậy, PRUBF1 đã đạt được mức tăng trưởng hơn 34% tính từ ngày thành lập quỹ đến nay.
Trong cả năm 2007, quỹ đã đạt được kết quả khả quan 16,5%, vượt qua mức lợi nhuận chuẩn do Ban đại diện quỹ PRUBF1 định trước là 13,8%. Từ đầu năm 2007, mức lợi nhuận chuẩn đã được xác định căn cứ vào mức 65% tỷ số lợi nhuận trái phiếu Việt Nam, và 35% tỷ số lợi nhuận chỉ số cổ phiếu VN-Index.
Hiện nay, cổ phiếu niêm yết chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong danh mục đầu tư của quỹ, thưa ông?
Trong danh mục đầu tư của quỹ tính đến cuối ngày 31/12/2007, cổ phiếu chiếm 42% (28% cổ phiếu niêm yết và 14% cổ phiếu chưa niêm yết). Ngoài ra, trái phiếu chiếm 51% (26% trái phiếu Chính phủ và 25% trái phiếu công ty), 7% còn lại đầu tư vào tiền gửi có kỳ hạn.
Giá trị tài sản ròng (NAV) trên một chứng chỉ quỹ của PRUBF1 trong kỳ báo cáo ngày 22/02/2008 chỉ đạt 12.073 đồng, thấp hơn so với mức 12.753 đồng của kỳ báo cáo ngày 15/2/2008. Vì sao vậy thưa ông?
Giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ thay đổi theo hàng tuần là do sự biến động của thị trường chứng khoán. Quỹ đóng PRUBF1 là một sản phẩm đầu tư dài hạn và không phải là sản phẩm ngắn hạn để đầu cơ. Thời hạn hoạt động của quỹ là bảy năm, nên các nhà đầu tư không nên lo lắng về sự biến động của giá NAV hàng tuần hay hàng tháng.
Theo kinh nghiệm nhiều năm của chúng tôi tại thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như tại các nước khác, không có một lý thuyết hoặc tiêu chuẩn nhất định nào cho sự dao động của giá chứng chỉ quỹ so với giá trị tài sản ròng chứng chỉ quỹ. Giá thị trường biến động theo nhiều yếu tố như: cung-cầu, tâm lý thị trường và giá trị tài sản ròng của quỹ.
Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán còn nhỏ, tâm lý thị trường có xu hướng trở thành nhân tố chính cho sự biến động. Tâm lý thị trường nói chung đi theo xu hướng “tâm lý phần đông”. Khi tâm lý thị trường lạc quan, giá thị trường có chiều hướng tăng đột biến, hoặc ngược lại khi tâm lý thị trường không lạc quan, giá sẽ đột ngột giảm.
Hiện tượng này cũng xảy ra với giá quỹ đóng. Khi thị trường cổ phiếu Việt Nam nóng lên, giá chứng chỉ quỹ đóng có thể giao dịch cao hơn NAV (có thể lên đến 40%). Ngược lại, giá giao dịch sẽ thấp hơn NAV (có thể xuống thấp đến mức 30%) lúc thị trường giảm xuống. Khi thời hạn của quỹ đóng hết hạn, đơn vị quỹ thường giao dịch ở gần với NAV.
Liệu với kết quả như vậy, Ban điều hành quỹ có ý định thay đổi chiến lược đầu tư không?
Chúng tôi sẽ liên tục quản lý danh mục đầu tư của quỹ để đầu tư vào các cổ phiếu và trái phiếu Việt Nam có chất lượng cao với giá tốt nhất. Với tình hình thị trường hiện nay, giá cổ phiếu hạ thấp chúng tôi đang chuẩn bị tăng cường mua vào cổ phiếu. Nhưng chúng tôi vẫn phải phân phối tài sản không vượt quá mức giới hạn cho phép của bản cáo bạch.
Giá giao dịch của chứng chỉ quỹ PRUBF1 đã có lúc giảm dưới mệnh giá và hiện đang thấp hơn giá phát hành lần đầu. Với tình hình hiện nay, không ai có thể nói trước rằng giá của chứng chỉ sẽ không lùi sâu hơn nữa. Ban lãnh đạo đã chuẩn bị cho tình huống xấu đó ra sao?
Giá chứng chỉ quỹ PRUBF1 đã xuống thấp hơn mệnh giá vào những ngày cuối năm 2007, nhưng chỉ trong 1-2 tuần sau đó đã lên lại mức cao hơn mệnh giá. Không ai có thể dự đoán được giá biến động trong khoảng thời gian ngắn, vì sự biến động này do ảnh hưởng của sự cung-cầu và tâm lý thị trường. Một trong những biện pháp giải quyết tình trạng giá chứng chỉ quỹ sụt giảm quá nhiều so với NAV là mua lại các đơn vị quỹ từ thị trường.
Tuy nhiên, theo luật hiện hành, các công ty quản lý quỹ không được phép mua lại chứng chỉ quỹ đối với các quỹ đóng. Một biện pháp khác là các công ty quản lý quỹ đầu tư sử dụng một khoản chi phí của quỹ để thực hiện của chương trình tiếp thị hoặc cho các hoạt động quan hệ các nhà đầu tư, với hy vọng là giá chứng chỉ quỹ sẽ khả quan hơn. Nhưng lưu ý đây là những biện pháp khá tốn kém cho quỹ và không bảo đảm đem lại hiệu quả tích cực lâu dài.
Ông đánh giá thế nào về cơ hội trên thị trường chứng khoán hiện nay?
Về mặt lâu dài thì thị trường chứng khoán vẫn còn tiềm năng tăng trưởng cao và sẽ phát triển mạnh mẽ. Nhưng trong ngắn hạn thì vẫn còn biến động do Chính phủ vẫn còn phải đưa ra nhiều biện pháp chống lạm phát bằng cách siết chặt tín dụng.
Đến khi lạm phát nằm trong vòng kiểm soát, điều kiện tín dụng sẽ được thông thoáng hơn thời điểm hiện nay, thì giá cổ phiếu cũng sẽ tốt hơn. Thị trường chứng khoán trong lúc này vẫn sẽ là một cơ hội sinh lời vốn tốt cho các nhà đầu tư nếu nhìn về phương diện lâu dài.
Tình hình thị trường biến động lúc này có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động đầu tư của quỹ?
Chúng tôi là các nhà phân tích và đầu tư chuyên nghiệp, hành nghề với nhiều kinh nghiệm trên thị trường chứng khoán Việt Nam và quốc tế. Sự biến động của thị trường chứng khoán sẽ không có ảnh hưởng đáng kể đến quỹ của chúng tôi đang quản lý nếu nói về mức độ lâu dài.
Ngược lại, sự biến động tạm thời của thị trường có thể đem lại các cơ hội đầu tư hấp dẫn khi nhà đầu tư có thể mua lại các cổ phiếu với giá rẻ hơn, nhưng rủi ro sẽ cao và không nằm trong vòng kiểm soát của nhà đầu tư.
(Theo TBKTVN)
0 Responses to “Quỹ không phải để đầu cơ”
Something to say?