Thay đổi biên độ dao động giá CK không phải là điều bất ngờ
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Sau 8 năm kể từ phiên giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 28/7/2000, đây là lần thứ 6 biên độ giao dịch được điều chỉnh.
Ngày 25/3/2008, UBCK Nhà nước đã chấp thuận tạm thời điều chỉnh lại biên độ giao dịch để nhà đầu tư trấn tĩnh lại trước các biến động của thị trường và trước khi có các chủ trương, giải pháp cần thiết.
Theo đó, HoSE tạm thời điều chỉnh biên độ dao động giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư từ 5% xuống 1%. HaSTC tạm thời điều chỉnh biên độ dao động giá cổ phiếu từ 10% xuống 2% và áp dụng từ ngày 27/3/2008.
UBCKNN sẽ chỉ đạo HoSE và HaSTC bãi bỏ việc điều chỉnh trên trong thời gian sớm, khi thị trường có dấu hiệu ổn định trở lại.
Đối với nhiều nhà đầu tư mới tham gia thị trường, dường như đều bất ngờ trước việc thay đổi biên độ này. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên biên độ giao dịch giá chứng khoán được thay đổi.
Sau 8 năm kể từ phiên giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 28/7/2000, đây là lần thứ 6 biên độ giao dịch được điều chỉnh.
Ngày 28/7/2000: Lần thay đổi biên độ giá đầu tiên xảy ra ngay trước khi phiên giao dịch đầu tiên diễn ra. Vào thời điểm đó, thị trường bắt đầu từ mốc 100 điểm của chỉ số VN-Index, một tuần giao dịch 3 phiên.
Để kích cầu, thay vì phải áp dụng đúng theo quy định với mức biên độ ±5%, các nhà chức trách đã linh hoạt sử dụng mức ±2%.
Qua đó thị trường sẽ tăng dễ dàng do biên độ nhỏ, tạo ra tâm lý phấn chấn đối với nhà đầu tư và càng làm cho thị trường tăng lên nhanh chóng hơn. Và 1 năm sau VN-Index tăng lên 571 điểm.
Ngày 13/6/2001: Biên độ giá được điều chỉnh tăng từ ±2% lên ±7%. Liên tục trong nhiều tháng, giá cổ phiếu tăng đều +2%/phiên.
Kết quả thị trường tiếp tục tăng nóng từ mốc 430 điểm lên mức 571 điểm trong vòng 6 phiên giao dịch trước khi tụt giảm kỉ lục xuống mức 203 điểm ngày 12/10/2001.
Ngày 15/10/2001: Lần thay đổi biên độ thứ ba diễn ra khi nhiều nhà đầu tư không còn chấp nhận nổi việc giá cổ phiếu rớt đều 7%/phiên. Nhà đầu tư hoảng loạn và rút ra khỏi thị trường khi thị trường chứng khoán rớt giá liên tục trong 1 tuần.
Khi đó Nhà nước quay lại kích cầu bằng cách giảm lô cổ phiếu chẵn từ 100 xuống 10, tăng phiên giao dịch (tuần 6 buổi) và giảm biên độ. Một mức an toàn nhất đã được Trung tâm Giao dịch Chứng khoán cứu xét là biên độ ± 2%.
Thi trường liên tục tăng 19 phiên giao dich liên tiếp lên sát mốc 300 điểm (28/11/2001) trước khi tụt giảm trở lại.
Ngày 1/8/2002: Tăng biên độ giá từ ±2% lên ±3%. Thị trường không phản ứng tức thời tuy nhiên vẫn trong giai đoạn suy giảm.
Ngày 23/12/2002: Tăng biên độ từ 3% lên 5% nhằm tăng tính hấp dẫn cho thị trường, tăng khả năng thanh khoản trong điều kiện cầu yếu hơn cung. Tuy nhiên, thị trường vẫn trong xu thế suy giảm trong suốt năm 2003.
Ngày 27/3/2008: Giảm biên độ giá từ 5% xuống 1% đối với HoSE và 10% xuống 2% đối với HaSTC.
Những tác dụng tích cực
Có thể thấy lần thay đổi biên độ giá hiện nay có mục đích giống với lần thay đổi từ 7% xuống 2% tháng 10/2001: nhằm bình ổn thị trường và tâm lý nhà đầu tư khi thị trường lao dốc quá nhanh và sâu.
Bối cảnh kinh tế vĩ mô tại thời điểm hiện nay và thời điểm đó cũng có nét tương đồng. Kinh tế Mỹ năm 2001 chìm vào suy thoái đặc biệt sau vụ khủng bố WTC ngày 11/9, kinh tế các cường quốc khác như Đức, Nhật cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Năm 2001, Việt Nam vẫn còn chịu dư âm của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997- 1999, tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 6,8%.
Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán VCBS, tác động của biện pháp này tới thị trường sẽ có những tác động trái chiều nhau. Biện pháp này có thể khiến gia tăng tính cạnh tranh giữa những người bán.
Đứng trước nguy cơ đóng băng giao dịch, những người bán trong đó có ngân hàng bán cổ phiếu cầm cố phải tìm cách bán ra nhanh hơn trước để thu hồi vốn. Mức giảm giá thấp hơn cũng khiến động cơ bán của họ mạnh hơn vì tỷ lệ thiệt vốn giảm xuống.
Do đó, biện pháp này có thể không làm suy giảm lượng bán ra. Những người mua lướt sóng thì hầu như không còn động lực. Với biên độ dao động chỉ 1% trong khi phí môi giới cả chiều mua và bán lên tới 0.7 – 0.8% cộng các chi phí liên quan khác khiến việc lướt sóng T+ trở nên không hấp dẫn.
Về phía người mua dài hạn cảm thấy an toàn hơn khi mức giảm giá hàng ngày không còn là 5% - 10%. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo là họ sẽ mua vào nhiều hơn. Họ sẽ mua vào một cách thong thả và kiên nhẫn hơn.
Biện pháp hành chính này cũng sẽ làm giảm tính hấp dẫn và tính thanh khoản của thị trường vốn là chức năng chính của thị trường thứ cấp. Đồng thời tác động không tích cực tới hoạt động môi giới, tự doanh của các công ty chứng khoán.
Nếu quy định này kéo dài, doanh thu và lợi nhuận của các công ty chứng khoán có thể tụt giảm, đặc biệt là các công ty có hoạt động môi giới mạnh như SSI.
Do đó, nhóm các công ty chứng khoán niêm yết như SSI, BVS, HPC, KLS có thể tiếp tục giảm giá. Tuy nhiên, UBCKNN cũng cho biét đây chỉ là biện pháp tạm thời và sẽ nhanh chóng được gỡ bỏ khi thị trường ổn định trở lại.
Đây là biện pháp cần thiết nhằm giúp bình ổn thị trường, tránh thiệt hại cho nhà đầu tư khi mất bình tĩnh do việc chứng khoán giảm giá quá nhanh. Biện pháp này sẽ chỉ có tác dụng nếu trong thời gian áp dụng,
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước tiến hành mua thỏa thuận các hợp đồng cầm cố repo cổ phiếu đến hạn bị giải chấp bởi các ngân hàng thương mại.
Cùng với các việc thực hiện các giải pháp đồng bộ của Chính Phủ đưa ra trong thời gian tới sẽ giúp thị trường lấy được sự ổn định, tạo tiền đề cho sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán.
(Theo DTCK)
Ngày 25/3/2008, UBCK Nhà nước đã chấp thuận tạm thời điều chỉnh lại biên độ giao dịch để nhà đầu tư trấn tĩnh lại trước các biến động của thị trường và trước khi có các chủ trương, giải pháp cần thiết.
Theo đó, HoSE tạm thời điều chỉnh biên độ dao động giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư từ 5% xuống 1%. HaSTC tạm thời điều chỉnh biên độ dao động giá cổ phiếu từ 10% xuống 2% và áp dụng từ ngày 27/3/2008.
UBCKNN sẽ chỉ đạo HoSE và HaSTC bãi bỏ việc điều chỉnh trên trong thời gian sớm, khi thị trường có dấu hiệu ổn định trở lại.
Đối với nhiều nhà đầu tư mới tham gia thị trường, dường như đều bất ngờ trước việc thay đổi biên độ này. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên biên độ giao dịch giá chứng khoán được thay đổi.
Sau 8 năm kể từ phiên giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 28/7/2000, đây là lần thứ 6 biên độ giao dịch được điều chỉnh.
Ngày 28/7/2000: Lần thay đổi biên độ giá đầu tiên xảy ra ngay trước khi phiên giao dịch đầu tiên diễn ra. Vào thời điểm đó, thị trường bắt đầu từ mốc 100 điểm của chỉ số VN-Index, một tuần giao dịch 3 phiên.
Để kích cầu, thay vì phải áp dụng đúng theo quy định với mức biên độ ±5%, các nhà chức trách đã linh hoạt sử dụng mức ±2%.
Qua đó thị trường sẽ tăng dễ dàng do biên độ nhỏ, tạo ra tâm lý phấn chấn đối với nhà đầu tư và càng làm cho thị trường tăng lên nhanh chóng hơn. Và 1 năm sau VN-Index tăng lên 571 điểm.
Ngày 13/6/2001: Biên độ giá được điều chỉnh tăng từ ±2% lên ±7%. Liên tục trong nhiều tháng, giá cổ phiếu tăng đều +2%/phiên.
Kết quả thị trường tiếp tục tăng nóng từ mốc 430 điểm lên mức 571 điểm trong vòng 6 phiên giao dịch trước khi tụt giảm kỉ lục xuống mức 203 điểm ngày 12/10/2001.
Ngày 15/10/2001: Lần thay đổi biên độ thứ ba diễn ra khi nhiều nhà đầu tư không còn chấp nhận nổi việc giá cổ phiếu rớt đều 7%/phiên. Nhà đầu tư hoảng loạn và rút ra khỏi thị trường khi thị trường chứng khoán rớt giá liên tục trong 1 tuần.
Khi đó Nhà nước quay lại kích cầu bằng cách giảm lô cổ phiếu chẵn từ 100 xuống 10, tăng phiên giao dịch (tuần 6 buổi) và giảm biên độ. Một mức an toàn nhất đã được Trung tâm Giao dịch Chứng khoán cứu xét là biên độ ± 2%.
Thi trường liên tục tăng 19 phiên giao dich liên tiếp lên sát mốc 300 điểm (28/11/2001) trước khi tụt giảm trở lại.
Ngày 1/8/2002: Tăng biên độ giá từ ±2% lên ±3%. Thị trường không phản ứng tức thời tuy nhiên vẫn trong giai đoạn suy giảm.
Ngày 23/12/2002: Tăng biên độ từ 3% lên 5% nhằm tăng tính hấp dẫn cho thị trường, tăng khả năng thanh khoản trong điều kiện cầu yếu hơn cung. Tuy nhiên, thị trường vẫn trong xu thế suy giảm trong suốt năm 2003.
Ngày 27/3/2008: Giảm biên độ giá từ 5% xuống 1% đối với HoSE và 10% xuống 2% đối với HaSTC.
Những tác dụng tích cực
Có thể thấy lần thay đổi biên độ giá hiện nay có mục đích giống với lần thay đổi từ 7% xuống 2% tháng 10/2001: nhằm bình ổn thị trường và tâm lý nhà đầu tư khi thị trường lao dốc quá nhanh và sâu.
Bối cảnh kinh tế vĩ mô tại thời điểm hiện nay và thời điểm đó cũng có nét tương đồng. Kinh tế Mỹ năm 2001 chìm vào suy thoái đặc biệt sau vụ khủng bố WTC ngày 11/9, kinh tế các cường quốc khác như Đức, Nhật cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Năm 2001, Việt Nam vẫn còn chịu dư âm của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997- 1999, tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 6,8%.
Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán VCBS, tác động của biện pháp này tới thị trường sẽ có những tác động trái chiều nhau. Biện pháp này có thể khiến gia tăng tính cạnh tranh giữa những người bán.
Đứng trước nguy cơ đóng băng giao dịch, những người bán trong đó có ngân hàng bán cổ phiếu cầm cố phải tìm cách bán ra nhanh hơn trước để thu hồi vốn. Mức giảm giá thấp hơn cũng khiến động cơ bán của họ mạnh hơn vì tỷ lệ thiệt vốn giảm xuống.
Do đó, biện pháp này có thể không làm suy giảm lượng bán ra. Những người mua lướt sóng thì hầu như không còn động lực. Với biên độ dao động chỉ 1% trong khi phí môi giới cả chiều mua và bán lên tới 0.7 – 0.8% cộng các chi phí liên quan khác khiến việc lướt sóng T+ trở nên không hấp dẫn.
Về phía người mua dài hạn cảm thấy an toàn hơn khi mức giảm giá hàng ngày không còn là 5% - 10%. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo là họ sẽ mua vào nhiều hơn. Họ sẽ mua vào một cách thong thả và kiên nhẫn hơn.
Biện pháp hành chính này cũng sẽ làm giảm tính hấp dẫn và tính thanh khoản của thị trường vốn là chức năng chính của thị trường thứ cấp. Đồng thời tác động không tích cực tới hoạt động môi giới, tự doanh của các công ty chứng khoán.
Nếu quy định này kéo dài, doanh thu và lợi nhuận của các công ty chứng khoán có thể tụt giảm, đặc biệt là các công ty có hoạt động môi giới mạnh như SSI.
Do đó, nhóm các công ty chứng khoán niêm yết như SSI, BVS, HPC, KLS có thể tiếp tục giảm giá. Tuy nhiên, UBCKNN cũng cho biét đây chỉ là biện pháp tạm thời và sẽ nhanh chóng được gỡ bỏ khi thị trường ổn định trở lại.
Đây là biện pháp cần thiết nhằm giúp bình ổn thị trường, tránh thiệt hại cho nhà đầu tư khi mất bình tĩnh do việc chứng khoán giảm giá quá nhanh. Biện pháp này sẽ chỉ có tác dụng nếu trong thời gian áp dụng,
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước tiến hành mua thỏa thuận các hợp đồng cầm cố repo cổ phiếu đến hạn bị giải chấp bởi các ngân hàng thương mại.
Cùng với các việc thực hiện các giải pháp đồng bộ của Chính Phủ đưa ra trong thời gian tới sẽ giúp thị trường lấy được sự ổn định, tạo tiền đề cho sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán.
(Theo DTCK)
0 Responses to Thay đổi biên độ dao động giá CK không phải là điều bất ngờ
Something to say?