Tài khoản của nhà đầu tư bị công ty chứng khoán chiếm dụng
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Tài khoản của nhà đầu tư chứng khoán đang bị một số nhân viên công ty chứng khoán và công ty chứng khoán “mượn tạm” phục vụ cho lợi ích của mình, trong khi nhà đầu tư không hề hay biết.
Việc công ty chứng khoán (CTCK) mượn tiền, chứng khoán của nhà đầu tư ngày càng phổ biến trên thị trường hiện nay.
Bí mật... “mượn”!
Chị Phan Thị T., nhà đầu tư có số tài khoản... 58 tại CTCK ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS) kể, ngày 25.2 vừa qua, nhân viên SBS gọi điện nói rằng kiểm tra tài khoản chị có 40.000 cổ phiếu SBT và hỏi mượn 15.000 SBT bán trước. Chị không đồng ý cho mượn. Ngày 27.2, chị T. đặt bán SBT nhưng lệnh không khớp. Chị hỏi thì SBS trả lời là không có SBT trong tài khoản của chị.
Sau đó, chị được giải thích là hồ sơ lưu ký chứng khoán SBT của chị bị trung tâm lưu ký trả về, bởi số tài khoản của chị khi SBS gởi lên trung tâm bị sai. Lẽ ra phải là ...58, nhưng nhân viên ghi nhầm sang ...55. Theo ông Mạc Hữu Danh, phó tổng giám đốc SBS, trung tâm lưu ký ghi có chứng khoán trong tài khoản của nhà đầu tư thì CTCK mới ghi có. Đó là lý do vì sao SBS trả lời không có chứng khoán trong tài khoản chị.
Tuy nhiên, theo chị T., điều mâu thuẫn là khi trung tâm lưu ký trả hồ sơ về thì SBS mới biết là số tài khoản chị sai. Nhưng nếu nhập với số tài khoản sai, tại sao trước đó SBS lại biết chính xác trong tài khoản chị có 40.000 SBT để hỏi mượn? Sau đó, khi chị bán lại trả lời là không có chứng khoán?
Ông Mạc Hữu Danh, người trực tiếp giải quyết vụ việc không giải thích được sự mâu thuẫn này, và thừa nhận lỗi này do phía công ty gây ra.
Theo chị T., trước đây chị có cho CTCK mượn tiền và chứng khoán. Sau vài lần rắc rối, như mượn chứng khoán 2 – 3 tuần mới trả, hoặc nhập nhằng nhân viên nhân danh CTCK... nên chị hạn chế cho mượn.
Khoản 2, điều 71, chương 6, luật Chứng khoán: Công ty chứng khoán phải quản lý tách biệt tiền và chứng khoán của nhà đầu tư với tiền và chứng khoán của công ty chứng khoán.
Khoản 3, điều 125, mục 2, chương 9 luật Chứng khoán: Công ty chứng khoán và người hành nghề chứng khoán của công ty lợi dụng chức trách, nhiệm vụ để cho mượn tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng; cầm cố hoặc sử dụng tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng khi chưa được khách hàng uỷ thác thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu các khoản thu trái pháp luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự...
Theo ông Mạc Hữu Danh, trong giao dịch, có lúc nhân viên vô tình đặt lệnh quá số lượng, phải mượn đỡ chứng khoán trong tài khoản của nhà đầu tư để bù qua, sau đó trả lại. “Trường hợp bất khả kháng mới như vậy”, ông nói.
Tuy nhiên, theo nhiều nhà đầu tư, sự vay mượn này của các nhân viên CTCK và của CTCK ngày càng phổ biến từ khoảng tháng 10 - 11.2007 trở lại đây do tâm lý nhà đầu tư không muốn từ chối vì phòng khi... nhỡ có gì CTCK sẽ quan tâm đến mình hơn”.
Mượn hay trộm?
Một nhà đầu tư khác cũng cho biết: không chắc chắn việc liệu có khi nào nhân viên CTCK “mượn” chứng khoán hay tiền trong tài khoản của ông mà ông không biết.
Theo luật sư Nguyễn Chính, đoàn Luật sư TP.HCM, văn phòng luật hợp danh Nghiêm & Chính, việc mượn tạm chứng khoán, tiền của nhà đầu tư để phục vụ lợi ích cho CTCK mà người chủ tài khoản không hay biết có thể gọi đó là hành vi dùng trộm. “Nếu việc này gây thiệt hại đến người chủ tài khoản thì CTCK đã vi phạm pháp luật. Theo quy định của pháp luật, một khi vi phạm và gây ra thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đó”.
Xét về mối quan hệ doanh thương với nhà đầu tư, ông Chính cho rằng CTCK đã xúc phạm lòng tin của nhà đầu tư.
(Theo SGTT)
Việc công ty chứng khoán (CTCK) mượn tiền, chứng khoán của nhà đầu tư ngày càng phổ biến trên thị trường hiện nay.
Bí mật... “mượn”!
Chị Phan Thị T., nhà đầu tư có số tài khoản... 58 tại CTCK ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS) kể, ngày 25.2 vừa qua, nhân viên SBS gọi điện nói rằng kiểm tra tài khoản chị có 40.000 cổ phiếu SBT và hỏi mượn 15.000 SBT bán trước. Chị không đồng ý cho mượn. Ngày 27.2, chị T. đặt bán SBT nhưng lệnh không khớp. Chị hỏi thì SBS trả lời là không có SBT trong tài khoản của chị.
Sau đó, chị được giải thích là hồ sơ lưu ký chứng khoán SBT của chị bị trung tâm lưu ký trả về, bởi số tài khoản của chị khi SBS gởi lên trung tâm bị sai. Lẽ ra phải là ...58, nhưng nhân viên ghi nhầm sang ...55. Theo ông Mạc Hữu Danh, phó tổng giám đốc SBS, trung tâm lưu ký ghi có chứng khoán trong tài khoản của nhà đầu tư thì CTCK mới ghi có. Đó là lý do vì sao SBS trả lời không có chứng khoán trong tài khoản chị.
Tuy nhiên, theo chị T., điều mâu thuẫn là khi trung tâm lưu ký trả hồ sơ về thì SBS mới biết là số tài khoản chị sai. Nhưng nếu nhập với số tài khoản sai, tại sao trước đó SBS lại biết chính xác trong tài khoản chị có 40.000 SBT để hỏi mượn? Sau đó, khi chị bán lại trả lời là không có chứng khoán?
Ông Mạc Hữu Danh, người trực tiếp giải quyết vụ việc không giải thích được sự mâu thuẫn này, và thừa nhận lỗi này do phía công ty gây ra.
Theo chị T., trước đây chị có cho CTCK mượn tiền và chứng khoán. Sau vài lần rắc rối, như mượn chứng khoán 2 – 3 tuần mới trả, hoặc nhập nhằng nhân viên nhân danh CTCK... nên chị hạn chế cho mượn.
Khoản 2, điều 71, chương 6, luật Chứng khoán: Công ty chứng khoán phải quản lý tách biệt tiền và chứng khoán của nhà đầu tư với tiền và chứng khoán của công ty chứng khoán.
Khoản 3, điều 125, mục 2, chương 9 luật Chứng khoán: Công ty chứng khoán và người hành nghề chứng khoán của công ty lợi dụng chức trách, nhiệm vụ để cho mượn tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng; cầm cố hoặc sử dụng tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng khi chưa được khách hàng uỷ thác thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu các khoản thu trái pháp luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự...
Theo ông Mạc Hữu Danh, trong giao dịch, có lúc nhân viên vô tình đặt lệnh quá số lượng, phải mượn đỡ chứng khoán trong tài khoản của nhà đầu tư để bù qua, sau đó trả lại. “Trường hợp bất khả kháng mới như vậy”, ông nói.
Tuy nhiên, theo nhiều nhà đầu tư, sự vay mượn này của các nhân viên CTCK và của CTCK ngày càng phổ biến từ khoảng tháng 10 - 11.2007 trở lại đây do tâm lý nhà đầu tư không muốn từ chối vì phòng khi... nhỡ có gì CTCK sẽ quan tâm đến mình hơn”.
Mượn hay trộm?
Một nhà đầu tư khác cũng cho biết: không chắc chắn việc liệu có khi nào nhân viên CTCK “mượn” chứng khoán hay tiền trong tài khoản của ông mà ông không biết.
Theo luật sư Nguyễn Chính, đoàn Luật sư TP.HCM, văn phòng luật hợp danh Nghiêm & Chính, việc mượn tạm chứng khoán, tiền của nhà đầu tư để phục vụ lợi ích cho CTCK mà người chủ tài khoản không hay biết có thể gọi đó là hành vi dùng trộm. “Nếu việc này gây thiệt hại đến người chủ tài khoản thì CTCK đã vi phạm pháp luật. Theo quy định của pháp luật, một khi vi phạm và gây ra thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đó”.
Xét về mối quan hệ doanh thương với nhà đầu tư, ông Chính cho rằng CTCK đã xúc phạm lòng tin của nhà đầu tư.
(Theo SGTT)
0 Responses to Tài khoản của nhà đầu tư bị công ty chứng khoán chiếm dụng
Something to say?