Đi tìm sức cầu ở đâu?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
TTCK sụt giảm song quá trình cổ phần hóa DNNN vẫn sẽ được tiến hành. Doanh nghiệp bán cổ phần lần đầu chưa được thì bán lại, bán tiếp.
Tại Hội nghị đổi mới doanh nghiệp toàn quốc ngày 23/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, TTCK suy giảm song Chính phủ chưa có quyết định dừng hoặc làm chậm lại quá trình CPH DNNN.
Bán cổ phần giá thấp một chút cũng được nhưng đổi lại doanh nghiệp có thể thu hút cổ đông chiến lược, cải tiến năng lực quản trị và sẽ làm tăng thị giá cổ phiếu về sau.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở thời điểm này là, nếu cung hàng tiếp tục được đưa vào thị trường theo kế hoạch trong khi niềm tin của nhà đầu tư cũng như sức cầu không được cải thiện thì dù có bán thấp cũng khó thể có người mua và CPH không thể thành công.
Theo Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, giai đoạn 2007 - 2010, Việt Nam cần sắp xếp 1.553 doanh nghiệp, trong đó CPH 950 doanh nghiệp.
Ước tính, từ nay đến năm 2010 sẽ có 814 doanh nghiệp CPH, trong đó có những tập đoàn, tổng công ty lớn chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng.
Vai trò quan trọng của TTCK đối với quá trình CPH đã được minh chứng trong năm 2007 với 96 DNNN tổ chức đấu giá lần đầu chuyển sang mô hình công ty cổ phần. Tổng số cổ phần chào bán là trên 745 triệu, số cổ phần bán được trên 687 triệu, đạt 92%.
Tổng giá trị thu được cho Nhà nước và doanh nghiệp qua đấu giá là trên 38.893 tỷ đồng, trong đó Nhà nước thu được chênh lệch giữa giá bán và mệnh giá là 32.023 tỷ đồng, bằng 4,66 lần so với số vốn Nhà nước bán ra.
Tuy nhiên, diễn biến trên TTCK thời gian gần đây đang làm chậm lại quá trình CPH. Một số doanh nghiệp lớn như Sabeco, Habeco có tiềm lực tài chính tốt nhưng kết quả phát hành không đạt như kế hoạch đề ra.
Bên cạnh lý do từ sự sụt giảm của TTCK, bản thân việc chào bán cổ phần của các doanh nghiệp cũng gặp những vướng mắc từ cơ chế.
Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Phí Thái Bình cho biết: "Có những văn bản hướng dẫn quá chậm khiến cơ sở thực hiện gặp khó khăn, lúng túng, vận dụng không thống nhất các thông tư hướng dẫn của các bộ thường ban hành không kịp thời (mất khoảng 3 - 6 tháng) mỗi khi có sự thay đổi các nghị định của Chính phủ".
Đơn cử, nhiều doanh nghiệp tại Hà Nội khi CPH, tài sản đáng giá nhất chính là những khu đất nằm ở vị trí đắc địa, song việc hướng dẫn cách xác định giá trị lợi thế vị trí địa lý vào giá trị doanh nghiệp không phù hợp thực tiễn và khó thực hiện.
Trường hợp của công ty sản xuất nông sản thuộc Tổng công ty Thương mại Hà Nội là một ví dụ. Doanh nghiệp này có 78 địa điểm trong Thành phố, khi thực hiện CPH, họ chỉ xin giữ 7 vị trí để tính vào giá trị doanh nghiệp.
Rắc rối ở chỗ, nếu không xác định lợi thế địa lý mà chỉ tính giá thuê đất thì giá trị doanh nghiệp chỉ có 8,1 tỷ đồng. Còn tính cả tiền thuê đất và xác định vị trí địa lý theo Thông tư 146/2007/TT-BTC thì giá trị doanh nghiệp là 166 tỷ đồng. Trường hợp xác định giá trị doanh nghiệp khi giao đất theo khung giá sát thị trường thì vốn Nhà nước vọt lên tận 203,8 tỷ đồng.
"Khi phê duyệt phương án CPH để doanh nghiệp chào bán cổ phần, chúng tôi hết sức lúng túng, không biết thực hiện phương án nào cho an toàn", ông Bình giãi bày.
Tại hội nghị, Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ xem xét điều chỉnh cơ chế bán cổ phần lần đầu, trong đó có việc bán cho cổ đông chiến lược để tăng cường huy động vốn và đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp.
Hiện tiêu chí về cổ đông chiến lược, theo nhận xét của đại diện các doanh nghiệp, còn quy định chung chung nên có nhiều nhận thức khác nhau, gây khó khăn trong quá trình thực hiện.
Đặc biệt, quy định nhà đầu tư chiến lược phải mua cổ phần với giá đấu giá bình quân đang là một rào cản lớn.
Một đề xuất khác được UBND TP. HCM đưa ra nhằm gia tăng sức cầu là đề nghị Bộ Tài chính và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sớm có hướng dẫn về việc sử dụng nguồn quỹ hợp pháp để công đoàn mua cổ phần.
Trước những kiến nghị trên, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng tuyên bố, dù khó khăn đến mấy vẫn phải thực hiện CPH theo kế hoạch đã đề ra. Doanh nghiệp bán cổ phần lần đầu chưa được thì bán lại, bán tiếp.
"Nghị định 109/2007/NĐ-CP cần sửa đổi gì cho hoàn thiện thì các cơ quan cứ đề xuất. Trong giai đoạn này rất cần sự linh hoạt từ doanh nghiệp. Không cần chờ đấu giá, doanh nghiệp có thể chủ động đề xuất phương thức chào bán thỏa thuận hoặc bảo lãnh", Phó thủ tướng nói.
Quyết tâm hoàn thành đúng tiến độ CPH DNNN đã được lãnh đạo Chính phủ khẳng định.
Ở những thời điểm sôi động, TTCK đã góp phần đem lại cho Nhà nước số tiền thặng dư không nhỏ từ bán cổ phần. Do đó, hỗ trợ TTCK bằng những giải pháp tích cực để kích cầu nhằm “tiêu hóa” số lượng hàng dự kiến tiếp tục được tung ra trong thời gian tới sẽ có tác dụng "trúng nhiều đích".
(Theo DTCK)
Tại Hội nghị đổi mới doanh nghiệp toàn quốc ngày 23/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, TTCK suy giảm song Chính phủ chưa có quyết định dừng hoặc làm chậm lại quá trình CPH DNNN.
Bán cổ phần giá thấp một chút cũng được nhưng đổi lại doanh nghiệp có thể thu hút cổ đông chiến lược, cải tiến năng lực quản trị và sẽ làm tăng thị giá cổ phiếu về sau.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở thời điểm này là, nếu cung hàng tiếp tục được đưa vào thị trường theo kế hoạch trong khi niềm tin của nhà đầu tư cũng như sức cầu không được cải thiện thì dù có bán thấp cũng khó thể có người mua và CPH không thể thành công.
Theo Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, giai đoạn 2007 - 2010, Việt Nam cần sắp xếp 1.553 doanh nghiệp, trong đó CPH 950 doanh nghiệp.
Ước tính, từ nay đến năm 2010 sẽ có 814 doanh nghiệp CPH, trong đó có những tập đoàn, tổng công ty lớn chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng.
Vai trò quan trọng của TTCK đối với quá trình CPH đã được minh chứng trong năm 2007 với 96 DNNN tổ chức đấu giá lần đầu chuyển sang mô hình công ty cổ phần. Tổng số cổ phần chào bán là trên 745 triệu, số cổ phần bán được trên 687 triệu, đạt 92%.
Tổng giá trị thu được cho Nhà nước và doanh nghiệp qua đấu giá là trên 38.893 tỷ đồng, trong đó Nhà nước thu được chênh lệch giữa giá bán và mệnh giá là 32.023 tỷ đồng, bằng 4,66 lần so với số vốn Nhà nước bán ra.
Tuy nhiên, diễn biến trên TTCK thời gian gần đây đang làm chậm lại quá trình CPH. Một số doanh nghiệp lớn như Sabeco, Habeco có tiềm lực tài chính tốt nhưng kết quả phát hành không đạt như kế hoạch đề ra.
Bên cạnh lý do từ sự sụt giảm của TTCK, bản thân việc chào bán cổ phần của các doanh nghiệp cũng gặp những vướng mắc từ cơ chế.
Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Phí Thái Bình cho biết: "Có những văn bản hướng dẫn quá chậm khiến cơ sở thực hiện gặp khó khăn, lúng túng, vận dụng không thống nhất các thông tư hướng dẫn của các bộ thường ban hành không kịp thời (mất khoảng 3 - 6 tháng) mỗi khi có sự thay đổi các nghị định của Chính phủ".
Đơn cử, nhiều doanh nghiệp tại Hà Nội khi CPH, tài sản đáng giá nhất chính là những khu đất nằm ở vị trí đắc địa, song việc hướng dẫn cách xác định giá trị lợi thế vị trí địa lý vào giá trị doanh nghiệp không phù hợp thực tiễn và khó thực hiện.
Trường hợp của công ty sản xuất nông sản thuộc Tổng công ty Thương mại Hà Nội là một ví dụ. Doanh nghiệp này có 78 địa điểm trong Thành phố, khi thực hiện CPH, họ chỉ xin giữ 7 vị trí để tính vào giá trị doanh nghiệp.
Rắc rối ở chỗ, nếu không xác định lợi thế địa lý mà chỉ tính giá thuê đất thì giá trị doanh nghiệp chỉ có 8,1 tỷ đồng. Còn tính cả tiền thuê đất và xác định vị trí địa lý theo Thông tư 146/2007/TT-BTC thì giá trị doanh nghiệp là 166 tỷ đồng. Trường hợp xác định giá trị doanh nghiệp khi giao đất theo khung giá sát thị trường thì vốn Nhà nước vọt lên tận 203,8 tỷ đồng.
"Khi phê duyệt phương án CPH để doanh nghiệp chào bán cổ phần, chúng tôi hết sức lúng túng, không biết thực hiện phương án nào cho an toàn", ông Bình giãi bày.
Tại hội nghị, Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ xem xét điều chỉnh cơ chế bán cổ phần lần đầu, trong đó có việc bán cho cổ đông chiến lược để tăng cường huy động vốn và đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp.
Hiện tiêu chí về cổ đông chiến lược, theo nhận xét của đại diện các doanh nghiệp, còn quy định chung chung nên có nhiều nhận thức khác nhau, gây khó khăn trong quá trình thực hiện.
Đặc biệt, quy định nhà đầu tư chiến lược phải mua cổ phần với giá đấu giá bình quân đang là một rào cản lớn.
Một đề xuất khác được UBND TP. HCM đưa ra nhằm gia tăng sức cầu là đề nghị Bộ Tài chính và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sớm có hướng dẫn về việc sử dụng nguồn quỹ hợp pháp để công đoàn mua cổ phần.
Trước những kiến nghị trên, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng tuyên bố, dù khó khăn đến mấy vẫn phải thực hiện CPH theo kế hoạch đã đề ra. Doanh nghiệp bán cổ phần lần đầu chưa được thì bán lại, bán tiếp.
"Nghị định 109/2007/NĐ-CP cần sửa đổi gì cho hoàn thiện thì các cơ quan cứ đề xuất. Trong giai đoạn này rất cần sự linh hoạt từ doanh nghiệp. Không cần chờ đấu giá, doanh nghiệp có thể chủ động đề xuất phương thức chào bán thỏa thuận hoặc bảo lãnh", Phó thủ tướng nói.
Quyết tâm hoàn thành đúng tiến độ CPH DNNN đã được lãnh đạo Chính phủ khẳng định.
Ở những thời điểm sôi động, TTCK đã góp phần đem lại cho Nhà nước số tiền thặng dư không nhỏ từ bán cổ phần. Do đó, hỗ trợ TTCK bằng những giải pháp tích cực để kích cầu nhằm “tiêu hóa” số lượng hàng dự kiến tiếp tục được tung ra trong thời gian tới sẽ có tác dụng "trúng nhiều đích".
(Theo DTCK)
0 Responses to Đi tìm sức cầu ở đâu?
Something to say?