Một nửa sự thật
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Nhà đầu tư dần dần thôi kêu gọi vai trò hỗ trợ từ SCIC và từ phía UBCK không vì thị trường tốt lên mà người ta dần hiểu rằng sẽ không ai đến cứu cả.
Với nhiều người Á Đông, số 4 không phải là con số mang ý nghĩa may mắn hay phú quý. Tháng 4 không họa đã là phúc, những trắc trở liên tiếp xảy ra với các nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam và trên toàn thế giới - nơi sự thịnh vượng được ước tính bằng tỷ USD, không để lại trên báo giới cảm giác quá sốc (như đã từng được cảm nhận trong tháng 2 và tháng 3).
Ai hiểu thị trường
“Chủ trương của Chính phủ là không để TTCK tiếp tục đi xuống”, là khẳng định của Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng trong buổi lễ kỷ niệm 3 năm hoạt động của TTGDCK Hà Nội (HASTC). Theo Phó Thủ tướng, TTCK đã đến điểm đáy, ai bán là thiệt và ai mua sẽ thắng.
Hiểu một cách đơn giản, phát biểu trên thể hiện quyết tâm của Chính phủ là sẽ làm mọi cách cần thiết cứu thị trường, làm cho giá cổ phiếu tăng trở lại, bởi giá chứng khoán đã xuống đến điểm đáy. Sự thật nhìn thấy là trong hơn một tháng nay, UBCK đã áp dụng nhiều biện pháp, từ khuyến khích, trấn an đến chặn đà giảm giá bằng một biên độ hẹp và SCIC cũng từng có động thái ít nhiều hỗ trợ tâm lý thị trường.
Nhưng nếu cho rằng, việc kinh doanh chứng khoán là dễ ợt (bán là thiệt - mua là thắng) và mỗi khi thua lỗ sẽ có ai đó “bảo kê” thì chắc hẳn các tổ chức đầu tư không đồng ý với bạn.
Không hẹn mà gặp, Dominic Scriven - Thomas Ngo - Kenvin SnowBall, những người đứng đầu các tổ chức đầu tư chứng khoán lớn nhất tại Việt Nam là Dragon Capital, Indochina Capital và Phanxipang Vietnam Fund LTD đều chung một cách nhìn nhận trong các buổi trò chuyện mà một số CTCK tổ chức trong tháng 4 này. Đại ý là cơ hội kiếm tiền ngắn hạn trước mắt chưa rõ ràng, chưa có những cơ sở chắc chắn hứa hẹn sự thịnh vượng trong trung hạn và đầu tư dài hạn là điều cần hướng đến với sự tin tưởng.
1,3 tỷ USD là số ước tính về khoản thua lỗ (trong 3 tháng và 17 ngày của năm 2008) của 10 tổ chức đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam mà Thomas Ngo, Giám đốc đầu tư Quỹ Indochina Capital đưa ra trong buổi nói chuyện tại CTCK DVSC hôm 18/4. Vậy tỷ lệ thua lỗ là bao nhiêu trong 3 tháng và 17 ngày đó? Có thể là 25%, nhưng chắc là nhiều hơn!
Xưa nay người ta cho rằng, các tổ chức đầu tư có tính chuyên nghiệp hơn và có nhiều kỹ thuật ngăn ngừa rủi ro cao hơn nên kết quả đầu tư sẽ khá hơn các nhà đầu tư cá nhân. Sự thật là, thị trường trong hơn 3 tháng đầu năm 2008 đã gây ra thua lỗ lớn cho các quỹ đầu tư và trên thực tế, họ phản ứng khá bị động với tình huống vừa qua. Có rất nhiều thông tin cho thấy, nhiều tổ chức đầu tư đã tập trung giải ngân trong giai đoạn VN - Index ở mức 850 - 900 điểm.
Một nửa sự thật
Theo Dominic Scriven, có đến 3/4 nhà đầu tư nước ngoài đang hướng đến chọn lựa mua vào so với 1/4 chọn lựa bán ra, dòng vốn đầu tư vẫn là số dương. Thomas Ngo nói rằng, các tổ chức nước ngoài vẫn mua vào nhiều hơn bán ra và có thể nhìn thấy cơ hội đầu tư qua việc phân tích doanh nghiệp. Kenvin SnowBall cho rằng, đã nhìn thấy điểm đáy của giai đoạn thị trường đi xuống (bear markets).
Điều đó không hẳn là đã có những thông tin tốt hơn, mà bởi vì thông tin đã bớt xấu và giá cổ phiếu đã giảm nhiều. Quan điểm chung muốn truyền đạt là, tình hình vẫn khả quan và các nhà đầu tư nước ngoài đang hướng đến việc mua cổ phiếu.
Báo chí trong nước cũng thông tin nhiều về việc nhà đầu tư nước ngoài trong 3 tháng qua vẫn mua nhiều hơn bán. Thomas Ngo còn kể câu chuyện 1 tháng trước, khi Ban lãnh đạo Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM ngồi lại với các quỹ đầu tư nhằm tìm giải pháp hỗ trợ thị trường với kết luận: các tổ chức đầu tư nước ngoài đóng góp 80% vốn đầu tư nhưng ảnh hưởng đến tâm lý thị trường không bằng các nhà đầu tư cá nhân chỉ giữ khoảng 20%. Người viết bài này cho rằng, quan điểm của báo giới nói chung và quan điểm riêng của Thomas Ngo là chính xác, chỉ việc định lượng là có vấn đề.
Trên thực tế, theo tài liệu phân tích của CTCK DVSC thì trong 4 tuần qua, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn mua nhiều hơn bán với tỷ lệ sức cầu cao hơn cung khoảng 3 lần. Tuy nhiên, giá trị chứng khoán được mua vào chỉ đóng góp từ 16 % - 36% giá trị giao dịch của thị trường, trong khi giá trị bán ra có những tuần cũng lên đến 20% - 36% tổng giá trị thị trường.
Thông tin từ một số CTCK cho thấy, tổ chức mua vào trong thời gian gần đây chủ yếu là các tổ chức mới tham gia thị trường và chưa mua gì nhiều, các tổ chức đã có 2 - 3 năm đầu tư lại có phần nghiêng về chiều hướng ưu tiên thu xếp danh mục, giữ tiền mặt hơn là mua vào.
Nhìn về cuối năm 2008
Điểm mấu chốt đã được xem xét lại trong báo cáo gần đây là cơ hội đầu tư đã được chuyển từ ngắn và trung hạn sang dài hạn và dự báo về VN - Index chỉ bằng phân nửa. Điều này có thể lý giải sự thận trọng của không chỉ riêng các nhà đầu tư cá nhân trong việc thờ ơ với các cổ phiếu đã giảm giá 40% - 60% trong vòng chưa đến 6 tháng. HSBC tin rằng, nếu chỉ số EPS tăng trưởng chỉ 20% trong năm 2008 (năm 2007 là 49%) thì chỉ số P/E trung bình sẽ giảm xuống mức 12 x (mức bình quân hợp lý năm 2007 là khoảng 14x). Nghe có vẻ cũng hấp dẫn nhưng e rằng đó chỉ là phân nửa của sự thật.
Sự thật là mức P/E khoảng 12 x không có nghĩa là quá hấp dẫn khi lãi suất đang tăng dần lên mức 15% và chưa hẳn đã dừng lại. Lạm phát 3 tháng đầu năm lên đến gần 10% và không chắc con số cả năm sẽ thấp hơn lãi suất.
Kết quả kinh doanh quý I của nhiều công ty có vẻ tốt, nhưng khó khăn được tin là sẽ được nhìn thấy rõ trong quý II và quý III năm nay. Thực tế là kể từ khi khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, TTCK Thái Lan đã có hơn 10 năm khó khăn và mức P/E = 10x chưa hẳn là hấp dẫn.
Khi bài viết này được viết ra, các quỹ đầu tư, các CTCK, các nhà phân tích giàu kinh nghiệm và mỗi nhà đầu tư đều không biết chắc chắn rằng, liệu các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam đến khi nào có hiệu quả?
Liệu rằng báo cáo quý I/2008 của các doanh nghiệp thể hiện được mấy phần hậu quả của việc đầu tư tài chính không thành công trong hơn 1 năm qua? Liệu rằng các doanh nghiệp có sẵn sàng cho tình huống xấu hơn trong quý II và quý III?
Giá cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp hiện đã giảm xuống mức thấp chưa từng có trong 2 năm trở lại đây. Thế nhưng, thật khó nói rằng cơ hội ở đó là chắc chắn và khả năng thua lỗ không lớn. Phân nửa của sự thật, ẩn số của giai đoạn TTCK vào mùa mưa dầm từ cuối tháng 4 đến đến tháng 8 hàng năm, vẫn chưa thể nào cân, đong, đo, đếm.
(Theo DTCK)
Với nhiều người Á Đông, số 4 không phải là con số mang ý nghĩa may mắn hay phú quý. Tháng 4 không họa đã là phúc, những trắc trở liên tiếp xảy ra với các nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam và trên toàn thế giới - nơi sự thịnh vượng được ước tính bằng tỷ USD, không để lại trên báo giới cảm giác quá sốc (như đã từng được cảm nhận trong tháng 2 và tháng 3).
Ai hiểu thị trường
“Chủ trương của Chính phủ là không để TTCK tiếp tục đi xuống”, là khẳng định của Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng trong buổi lễ kỷ niệm 3 năm hoạt động của TTGDCK Hà Nội (HASTC). Theo Phó Thủ tướng, TTCK đã đến điểm đáy, ai bán là thiệt và ai mua sẽ thắng.
Hiểu một cách đơn giản, phát biểu trên thể hiện quyết tâm của Chính phủ là sẽ làm mọi cách cần thiết cứu thị trường, làm cho giá cổ phiếu tăng trở lại, bởi giá chứng khoán đã xuống đến điểm đáy. Sự thật nhìn thấy là trong hơn một tháng nay, UBCK đã áp dụng nhiều biện pháp, từ khuyến khích, trấn an đến chặn đà giảm giá bằng một biên độ hẹp và SCIC cũng từng có động thái ít nhiều hỗ trợ tâm lý thị trường.
Nhưng nếu cho rằng, việc kinh doanh chứng khoán là dễ ợt (bán là thiệt - mua là thắng) và mỗi khi thua lỗ sẽ có ai đó “bảo kê” thì chắc hẳn các tổ chức đầu tư không đồng ý với bạn.
Không hẹn mà gặp, Dominic Scriven - Thomas Ngo - Kenvin SnowBall, những người đứng đầu các tổ chức đầu tư chứng khoán lớn nhất tại Việt Nam là Dragon Capital, Indochina Capital và Phanxipang Vietnam Fund LTD đều chung một cách nhìn nhận trong các buổi trò chuyện mà một số CTCK tổ chức trong tháng 4 này. Đại ý là cơ hội kiếm tiền ngắn hạn trước mắt chưa rõ ràng, chưa có những cơ sở chắc chắn hứa hẹn sự thịnh vượng trong trung hạn và đầu tư dài hạn là điều cần hướng đến với sự tin tưởng.
1,3 tỷ USD là số ước tính về khoản thua lỗ (trong 3 tháng và 17 ngày của năm 2008) của 10 tổ chức đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam mà Thomas Ngo, Giám đốc đầu tư Quỹ Indochina Capital đưa ra trong buổi nói chuyện tại CTCK DVSC hôm 18/4. Vậy tỷ lệ thua lỗ là bao nhiêu trong 3 tháng và 17 ngày đó? Có thể là 25%, nhưng chắc là nhiều hơn!
Xưa nay người ta cho rằng, các tổ chức đầu tư có tính chuyên nghiệp hơn và có nhiều kỹ thuật ngăn ngừa rủi ro cao hơn nên kết quả đầu tư sẽ khá hơn các nhà đầu tư cá nhân. Sự thật là, thị trường trong hơn 3 tháng đầu năm 2008 đã gây ra thua lỗ lớn cho các quỹ đầu tư và trên thực tế, họ phản ứng khá bị động với tình huống vừa qua. Có rất nhiều thông tin cho thấy, nhiều tổ chức đầu tư đã tập trung giải ngân trong giai đoạn VN - Index ở mức 850 - 900 điểm.
Một nửa sự thật
Theo Dominic Scriven, có đến 3/4 nhà đầu tư nước ngoài đang hướng đến chọn lựa mua vào so với 1/4 chọn lựa bán ra, dòng vốn đầu tư vẫn là số dương. Thomas Ngo nói rằng, các tổ chức nước ngoài vẫn mua vào nhiều hơn bán ra và có thể nhìn thấy cơ hội đầu tư qua việc phân tích doanh nghiệp. Kenvin SnowBall cho rằng, đã nhìn thấy điểm đáy của giai đoạn thị trường đi xuống (bear markets).
Điều đó không hẳn là đã có những thông tin tốt hơn, mà bởi vì thông tin đã bớt xấu và giá cổ phiếu đã giảm nhiều. Quan điểm chung muốn truyền đạt là, tình hình vẫn khả quan và các nhà đầu tư nước ngoài đang hướng đến việc mua cổ phiếu.
Báo chí trong nước cũng thông tin nhiều về việc nhà đầu tư nước ngoài trong 3 tháng qua vẫn mua nhiều hơn bán. Thomas Ngo còn kể câu chuyện 1 tháng trước, khi Ban lãnh đạo Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM ngồi lại với các quỹ đầu tư nhằm tìm giải pháp hỗ trợ thị trường với kết luận: các tổ chức đầu tư nước ngoài đóng góp 80% vốn đầu tư nhưng ảnh hưởng đến tâm lý thị trường không bằng các nhà đầu tư cá nhân chỉ giữ khoảng 20%. Người viết bài này cho rằng, quan điểm của báo giới nói chung và quan điểm riêng của Thomas Ngo là chính xác, chỉ việc định lượng là có vấn đề.
Trên thực tế, theo tài liệu phân tích của CTCK DVSC thì trong 4 tuần qua, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn mua nhiều hơn bán với tỷ lệ sức cầu cao hơn cung khoảng 3 lần. Tuy nhiên, giá trị chứng khoán được mua vào chỉ đóng góp từ 16 % - 36% giá trị giao dịch của thị trường, trong khi giá trị bán ra có những tuần cũng lên đến 20% - 36% tổng giá trị thị trường.
Thông tin từ một số CTCK cho thấy, tổ chức mua vào trong thời gian gần đây chủ yếu là các tổ chức mới tham gia thị trường và chưa mua gì nhiều, các tổ chức đã có 2 - 3 năm đầu tư lại có phần nghiêng về chiều hướng ưu tiên thu xếp danh mục, giữ tiền mặt hơn là mua vào.
Nhìn về cuối năm 2008
Điểm mấu chốt đã được xem xét lại trong báo cáo gần đây là cơ hội đầu tư đã được chuyển từ ngắn và trung hạn sang dài hạn và dự báo về VN - Index chỉ bằng phân nửa. Điều này có thể lý giải sự thận trọng của không chỉ riêng các nhà đầu tư cá nhân trong việc thờ ơ với các cổ phiếu đã giảm giá 40% - 60% trong vòng chưa đến 6 tháng. HSBC tin rằng, nếu chỉ số EPS tăng trưởng chỉ 20% trong năm 2008 (năm 2007 là 49%) thì chỉ số P/E trung bình sẽ giảm xuống mức 12 x (mức bình quân hợp lý năm 2007 là khoảng 14x). Nghe có vẻ cũng hấp dẫn nhưng e rằng đó chỉ là phân nửa của sự thật.
Sự thật là mức P/E khoảng 12 x không có nghĩa là quá hấp dẫn khi lãi suất đang tăng dần lên mức 15% và chưa hẳn đã dừng lại. Lạm phát 3 tháng đầu năm lên đến gần 10% và không chắc con số cả năm sẽ thấp hơn lãi suất.
Kết quả kinh doanh quý I của nhiều công ty có vẻ tốt, nhưng khó khăn được tin là sẽ được nhìn thấy rõ trong quý II và quý III năm nay. Thực tế là kể từ khi khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, TTCK Thái Lan đã có hơn 10 năm khó khăn và mức P/E = 10x chưa hẳn là hấp dẫn.
Khi bài viết này được viết ra, các quỹ đầu tư, các CTCK, các nhà phân tích giàu kinh nghiệm và mỗi nhà đầu tư đều không biết chắc chắn rằng, liệu các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam đến khi nào có hiệu quả?
Liệu rằng báo cáo quý I/2008 của các doanh nghiệp thể hiện được mấy phần hậu quả của việc đầu tư tài chính không thành công trong hơn 1 năm qua? Liệu rằng các doanh nghiệp có sẵn sàng cho tình huống xấu hơn trong quý II và quý III?
Giá cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp hiện đã giảm xuống mức thấp chưa từng có trong 2 năm trở lại đây. Thế nhưng, thật khó nói rằng cơ hội ở đó là chắc chắn và khả năng thua lỗ không lớn. Phân nửa của sự thật, ẩn số của giai đoạn TTCK vào mùa mưa dầm từ cuối tháng 4 đến đến tháng 8 hàng năm, vẫn chưa thể nào cân, đong, đo, đếm.
(Theo DTCK)
0 Responses to Một nửa sự thật
Something to say?