Đón chờ tín hiệu tốt: Lượng mua tăng, VN-Index bớt giảm
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Giá vàng, dầu giảm khá mạnh; Bộ Tài chính vừa có một cuộc họp quan trọng hôm qua; chứng khoán thế giới đồng loạt hồi phục mạnh… là các yếu tố làm dấy lên hy vọng cho nhiều nhà đầu tư chứng khoán. Hôm nay, chỉ số VN-Index chỉ còn giảm ở mức khá nhẹ.
VN-Index xuống gần 515 điểm
Sau 1 chuỗi 5 phiên giảm liên tiếp với giao dịch buồn tẻ, bước vào phiên giao dịch cuối tuần (25/4), không khí giao dịch đã bớt ảm đạm đi đôi chút khi mà có khá nhiều người tăng lượng đặt mua cổ phiếu trong bối cảnh TTCK đang dần trở về mức thấp nhất trong nhiều năm qua - mốc 500 điểm.
Bên cạnh đó, giá vàng và dầu thế giới đang giảm rất mạnh. Giá vàng đã xuống dưới ngưỡng 900 USD/ounce, trong khi đó dầu trở về 115 USD/thùng sau khi tiến sát tới 120 USD/thùng trong vài phiên trước đó. Đây là một thông tin có tác động tích cực tới chứng khoán thế giới cũng như Việt Nam.
Kết thúc phiên giao dịch sáng nay, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 2,54 điểm (tương đương giảm 0,48%) xuống 515,88 điểm.
Khối lượng giao dịch thông qua khớp lệnh chung trên thị trường tiếp tục tăng so với các phiên giao dịch liền trước lên gần 7 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, trị giá 289,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây vẫn là mức khá thấp so với trên 1.000 tỷ đồng trong các phiên sôi động.
Trong tổng số 154 mã cổ phiếu và chứng chỉ quỹ (thêm cổ phiếu BMI của Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh chuyển niêm yết từ sàn Hà Nội ngày 21/4), chỉ còn 86 mã giảm giá, trong khi đó số mã tăng giá đã lên tới 52. Số mã đứng giá là 15.
Tình trạng dư bán vẫn còn khá nhiều nhưng không còn hầu hết ở mức giá sàn. Dư mua sau phiên giao dịch còn ở khá nhiều mã như: DPR, FPC, LBM, MCV, RAL, SDN, SHC, TCR, TSC… Đây đều là các cổ phiếu có thị giá thấp và có hoạt động kinh doanh cũng như dự báo kinh doanh tốt.
Tuy nhiên, hầu hết các cổ phiếu chủ chốt vẫn tiếp tục giảm giá như: STB của Sacombank và PPC của Nhiệt điện Phả Lại tiếp tục giảm sàn 700 đồng xuống các mức 34.700 đồng/cổ phiếu và 37.100 đồng/cổ phiếu. 3 mã cùng giảm 1.000 đồng là SSI của Chứng khoán Sài Gòn, HPG của Hoà Phát và PVD của PV Drilling xuống tương ứng 51.000 đồng/cổ phiếu, 61.000 đồng/cổ phiếu và 113.000 đồng/cổ phiếu.
Ngoài ra còn có VPL của Vinpearl JSC giảm 2.000 đồng xuống 113.000 đồng/cổ phiếu và FPT của CTCP Đầu tư Phát triển Công nghệ FPT giảm 1.500 đồng xuống 84.000 đồng/cổ phiếu.
Về khối lượng giao dịch khớp lệnh, STB đứng đầu với hơn 2,1 triệu cổ phiếu, DPM là 613.620 cổ phiếu, SSI là 350.400 cổ phiếu, VTO là 284.400 cổ phiếu.
Nhà đầu tư nước ngoài phiên này mua vào 1,4 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ.
Một số NĐT đã quyết định mua vào
Một số nhà đầu tư trên sàn APEC sáng nay cho biết, họ đã quyết định mua vào trong phiên giao dịch hôm nay để đón đầu một đợt hồi phục mới của thị trường sau nhiều phiên giảm liên tiếp vừa qua.
“VN-Index đang dần về 500 điểm. Đây là một ngưỡng khá quan trọng và rất có thể các cơ quan chức năng sẽ có biện pháp để tránh tình trạng bán tháo như đã từng xảy ra khoảng thời gian này tháng trước”, anh Hoàng Long, một nhà đầu tư tại sàn APEC nói.
“Bộ Tài chính vừa họp kín hôm qua. Thông tin về cuộc họp chưa được công bố nhưng đây được đánh giá là một cuộc họp quan trọng và toàn diện liên quan đến phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Rất nhiều khả năng sẽ có các biện pháp bình ổn thị trường khi VN-Index về 500 điểm”, anh Hoàng nhận định.
“Hơn nữa, giá vàng và dầu đang giảm mạnh. Đây là một tín hiệu rất tốt cho kinh tế thế giới nói chung và chứng khoán nói riêng”.
Ở chiều ngược lại, khá nhiều nhà đầu tư vẫn tiếp tục bán ra. Theo họ, đây vẫn chưa phải thời điểm mua vào cho dù giá cổ phiếu đang ở mức rất thấp.
“Khó khăn mà kinh tế thế giới, đặc biệt là kinh tế Mỹ đang gặp phải không phải ngày một ngày hai có thể vượt qua được. Bóng ma khủng hoảng tín dụng và theo đó là một loạt ngân hàng trên thế giới thua lỗ, đứng trước nguy cơ phá sản vẫn đang bao trùm ở nhiều nước. Lạm phát vẫn đang hoành hành và chưa có dấu hiệu sớm suy giảm trong năm nay. Và tất nhiên là các thị trường chứng khoán thế giới còn phải chao đảo”, anh Đỗ Như Thành, một nhà đầu tư nhận định.
“Điều mà tôi lo lắng nhất hiện nay là kinh tế Mỹ và theo đó là một số nền kinh tế khác bước vào một cuộc suy thoái. Nếu điều này xảy ra cùng với việc chứng khoán Việt Nam vẫn tiếp tục suy giảm khiến các nhà đầu tư ngoại quay đầu rút tiền ra thì đây sẽ là một điều tồi tệ”, anh Thành nói.
(Theo VietnamNet)
VN-Index xuống gần 515 điểm
Sau 1 chuỗi 5 phiên giảm liên tiếp với giao dịch buồn tẻ, bước vào phiên giao dịch cuối tuần (25/4), không khí giao dịch đã bớt ảm đạm đi đôi chút khi mà có khá nhiều người tăng lượng đặt mua cổ phiếu trong bối cảnh TTCK đang dần trở về mức thấp nhất trong nhiều năm qua - mốc 500 điểm.
Bên cạnh đó, giá vàng và dầu thế giới đang giảm rất mạnh. Giá vàng đã xuống dưới ngưỡng 900 USD/ounce, trong khi đó dầu trở về 115 USD/thùng sau khi tiến sát tới 120 USD/thùng trong vài phiên trước đó. Đây là một thông tin có tác động tích cực tới chứng khoán thế giới cũng như Việt Nam.
Kết thúc phiên giao dịch sáng nay, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 2,54 điểm (tương đương giảm 0,48%) xuống 515,88 điểm.
Khối lượng giao dịch thông qua khớp lệnh chung trên thị trường tiếp tục tăng so với các phiên giao dịch liền trước lên gần 7 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, trị giá 289,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây vẫn là mức khá thấp so với trên 1.000 tỷ đồng trong các phiên sôi động.
Trong tổng số 154 mã cổ phiếu và chứng chỉ quỹ (thêm cổ phiếu BMI của Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh chuyển niêm yết từ sàn Hà Nội ngày 21/4), chỉ còn 86 mã giảm giá, trong khi đó số mã tăng giá đã lên tới 52. Số mã đứng giá là 15.
Tình trạng dư bán vẫn còn khá nhiều nhưng không còn hầu hết ở mức giá sàn. Dư mua sau phiên giao dịch còn ở khá nhiều mã như: DPR, FPC, LBM, MCV, RAL, SDN, SHC, TCR, TSC… Đây đều là các cổ phiếu có thị giá thấp và có hoạt động kinh doanh cũng như dự báo kinh doanh tốt.
Tuy nhiên, hầu hết các cổ phiếu chủ chốt vẫn tiếp tục giảm giá như: STB của Sacombank và PPC của Nhiệt điện Phả Lại tiếp tục giảm sàn 700 đồng xuống các mức 34.700 đồng/cổ phiếu và 37.100 đồng/cổ phiếu. 3 mã cùng giảm 1.000 đồng là SSI của Chứng khoán Sài Gòn, HPG của Hoà Phát và PVD của PV Drilling xuống tương ứng 51.000 đồng/cổ phiếu, 61.000 đồng/cổ phiếu và 113.000 đồng/cổ phiếu.
Ngoài ra còn có VPL của Vinpearl JSC giảm 2.000 đồng xuống 113.000 đồng/cổ phiếu và FPT của CTCP Đầu tư Phát triển Công nghệ FPT giảm 1.500 đồng xuống 84.000 đồng/cổ phiếu.
Về khối lượng giao dịch khớp lệnh, STB đứng đầu với hơn 2,1 triệu cổ phiếu, DPM là 613.620 cổ phiếu, SSI là 350.400 cổ phiếu, VTO là 284.400 cổ phiếu.
Nhà đầu tư nước ngoài phiên này mua vào 1,4 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ.
Một số NĐT đã quyết định mua vào
Một số nhà đầu tư trên sàn APEC sáng nay cho biết, họ đã quyết định mua vào trong phiên giao dịch hôm nay để đón đầu một đợt hồi phục mới của thị trường sau nhiều phiên giảm liên tiếp vừa qua.
“VN-Index đang dần về 500 điểm. Đây là một ngưỡng khá quan trọng và rất có thể các cơ quan chức năng sẽ có biện pháp để tránh tình trạng bán tháo như đã từng xảy ra khoảng thời gian này tháng trước”, anh Hoàng Long, một nhà đầu tư tại sàn APEC nói.
“Bộ Tài chính vừa họp kín hôm qua. Thông tin về cuộc họp chưa được công bố nhưng đây được đánh giá là một cuộc họp quan trọng và toàn diện liên quan đến phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Rất nhiều khả năng sẽ có các biện pháp bình ổn thị trường khi VN-Index về 500 điểm”, anh Hoàng nhận định.
“Hơn nữa, giá vàng và dầu đang giảm mạnh. Đây là một tín hiệu rất tốt cho kinh tế thế giới nói chung và chứng khoán nói riêng”.
Ở chiều ngược lại, khá nhiều nhà đầu tư vẫn tiếp tục bán ra. Theo họ, đây vẫn chưa phải thời điểm mua vào cho dù giá cổ phiếu đang ở mức rất thấp.
“Khó khăn mà kinh tế thế giới, đặc biệt là kinh tế Mỹ đang gặp phải không phải ngày một ngày hai có thể vượt qua được. Bóng ma khủng hoảng tín dụng và theo đó là một loạt ngân hàng trên thế giới thua lỗ, đứng trước nguy cơ phá sản vẫn đang bao trùm ở nhiều nước. Lạm phát vẫn đang hoành hành và chưa có dấu hiệu sớm suy giảm trong năm nay. Và tất nhiên là các thị trường chứng khoán thế giới còn phải chao đảo”, anh Đỗ Như Thành, một nhà đầu tư nhận định.
“Điều mà tôi lo lắng nhất hiện nay là kinh tế Mỹ và theo đó là một số nền kinh tế khác bước vào một cuộc suy thoái. Nếu điều này xảy ra cùng với việc chứng khoán Việt Nam vẫn tiếp tục suy giảm khiến các nhà đầu tư ngoại quay đầu rút tiền ra thì đây sẽ là một điều tồi tệ”, anh Thành nói.
(Theo VietnamNet)
0 Responses to Đón chờ tín hiệu tốt: Lượng mua tăng, VN-Index bớt giảm
Something to say?