Phổ cập đại lý nhận lệnh chứng khoán
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Đằng sau trào lưu mở chi nhánh ồ ạt của các CTCK là gì?
Phố Đào Duy Anh (Hà Nội) dài chưa đến 1 km, nhưng có sự hiện diện của ít nhất 4 CTCK: VNS, APEC, CSC, Hà Thành. Cách đó không xa, con đường đắt nhất Việt Nam - Kim Liên - Ô Chợ Dừa -cũng đón nhận đại lý nhận lệnh của CTCK Bảo Việt.
Trên đường phố Hà Nội, không khó tìm ra những “phố Wall” với mật độ dày đặc các CTCK. Đang tồn tại một nghịch lý: TTCK sụt giảm, sự quan tâm của NĐT dường như đang ngày một ít đi thì các CTCK lại đua nhau mở chi nhánh, phòng giao dịch và đại lý nhận lệnh. Phía sau trào lưu này là gì?
Chạy đua
Có lẽ cảm nhận được sự “chật chội” của những mảnh đất “vàng” như Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng… nhiều CTCK đang dần mở rộng địa bàn hoạt động ra các tỉnh lẻ.
Mới đây nhất, ngày 24/4, CTCK An Bình (ABS) phối hợp với Công ty TNHH Tất Thành khai trương đại lý nhận lệnh chứng khoán An Bình tại TP. Thái Nguyên. Đây là điểm giao dịch thứ 16 của ABS trên toàn quốc.
Đại lý nhận lệnh của ABS tại Thái Nguyên cung cấp các dịch vụ như: thực hiện lệnh mua, bán chứng khoán và các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán khác do ABS uỷ quyền.
“Việc ra đời sàn chứng khoán ABS tại đây sẽ đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa đầu tư tài chính ngày càng lớn của người dân tại thành phố công nghiệp này”, đại diện ABS cho biết.
Cũng trên địa bàn Thái Nguyên, trước đó một ngày (23/4), CTCK APEC (APECS) đã khai trương đại lý nhận lệnh.
Để đưa đại lý này vào hoạt động, APECS đã hợp tác với CTCP Tập đoàn Tân Cương Hoàng Bình. Trước đó không lâu, APECS đã mở 5 đại lý nhận lệnh tại Long An, Đắk Lắk, Nha Trang, Nam Định, Trung Hoà - Nhân Chính (Hà Nội).
Tiếp nối việc chuyển hướng ra các tỉnh lẻ của nhiều CTCK, ngày 24/4, CTCK Thủ Đô (CSC) đã mở đại lý nhận lệnh tại Hà Nam. Đây là đại lý nhận lệnh đầu tiên của CSC và cũng là CTCK đầu tiên hiện diện tại tỉnh Hà Nam. Ngày 12/4, CTCK VNDirect cũng mở đại lý nhận lệnh tại Vĩnh Yên. Đây là CTCK được đánh giá là đầu tư công nghệ khá tốt, nhưng vẫn có chủ trương mở rộng mạng lưới hoạt động.
Khó có thể liệt kê hết những CTCK đã khai trương chi nhánh, phòng giao dịch và đại lý nhận lệnh tính đến thời điểm này. Không chỉ ở vùng quê lúa Thái Bình, mà cả những miền cao nguyên xa xôi như Đắk Lắk cũng có đại lý giao dịch chứng khoán... Sau giai đoạn phổ cập Internet, đã đến lúc phổ cập đại lý nhận lệnh ở khắp các tỉnh, thành?
Lập đại lý không quá khó
Ông Nguyễn Mạnh Hào, Tổng giám đốc APECS cho biết, không phải bây giờ, ngay từ khi thành lập, chủ trương của Công ty là mở rộng địa bàn ra khắp cả nước.
“Mặc dù áp dụng công nghệ hiện đại như đặt lệnh qua điện thoại, online, nhưng do đặc thù kinh doanh chứng khoán, NĐT vẫn phải trực tiếp đến sàn để nộp tiền, rút tiền… nên sự hiện diện của đại lý nhận lệnh tại các tỉnh là vẫn cần thiết”, ông Hào nói.
Theo ông Hào, để duy trì một đại lý nhận lệnh, APECS phải bỏ ra khoảng vài chục triệu đồng/tháng. Quả là số tiền không nhỏ trong bối cảnh làm ăn ngày một khó khăn và cạnh tranh khốc liệt giữa các CTCK.
Tuy nhiên, theo ông Hào, việc mở rộng hoạt động là chiến lược dài hạn mà APECS đã xây dựng từ trước, hướng đến việc đón đầu cơ hội khi thị trường tăng trưởng trở lại.
Theo tìm hiểu của ĐTCK, sở dĩ bùng nổ việc mở đại lý nhận lệnh là do thủ tục thành lập không quá khó khăn. Không cần xin phép UBCK, CTCK chỉ cần liên kết với một DN tại địa phương và thường là những công ty có tên tuổi để thành lập đại lý nhận lệnh.
Sau đó, DN lo địa điểm hoạt động, phía CTCK chịu trách nhiệm về nhân sự, đường truyền, kỹ thuật... cũng như các chứng chỉ hành nghề theo quy định của UBCK. CTCK chỉ phải báo cáo lại với UBCK về việc đưa đại lý nhận lệnh vào hoạt động.
Trao đổi với báo giới, một chuyên gia cho rằng, việc thành lập phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh của các CTCK không hẳn đã mang lại hiệu quả. Với sự thay đổi về công nghệ, NĐT có thể nhập lệnh trực tiếp vào sàn, việc tách tài khoản tiền và chứng khoán của NĐT khỏi CTCK, hoạt động của CTCK tới đây cũng chỉ như đại lý bán vé máy bay!
Theo ông này, thay vì mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch (việc này cũng khá tốn kém), CTCK nên tập trung vào việc cung cấp thông tin cho NĐT.
“Nếu xem chứng khoán là loại hàng hoá vô hình thì thông tin chính là sợi dây để liên kết NĐT và các DN. Nhưng thông tin hiện nay lại đang thiếu và kém chất lượng, và đó cũng là dư địa tiềm năng cho các CTCK hoạt động”, chuyên gia này cho biết.
(Theo DTCK)
Phố Đào Duy Anh (Hà Nội) dài chưa đến 1 km, nhưng có sự hiện diện của ít nhất 4 CTCK: VNS, APEC, CSC, Hà Thành. Cách đó không xa, con đường đắt nhất Việt Nam - Kim Liên - Ô Chợ Dừa -cũng đón nhận đại lý nhận lệnh của CTCK Bảo Việt.
Trên đường phố Hà Nội, không khó tìm ra những “phố Wall” với mật độ dày đặc các CTCK. Đang tồn tại một nghịch lý: TTCK sụt giảm, sự quan tâm của NĐT dường như đang ngày một ít đi thì các CTCK lại đua nhau mở chi nhánh, phòng giao dịch và đại lý nhận lệnh. Phía sau trào lưu này là gì?
Chạy đua
Có lẽ cảm nhận được sự “chật chội” của những mảnh đất “vàng” như Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng… nhiều CTCK đang dần mở rộng địa bàn hoạt động ra các tỉnh lẻ.
Mới đây nhất, ngày 24/4, CTCK An Bình (ABS) phối hợp với Công ty TNHH Tất Thành khai trương đại lý nhận lệnh chứng khoán An Bình tại TP. Thái Nguyên. Đây là điểm giao dịch thứ 16 của ABS trên toàn quốc.
Đại lý nhận lệnh của ABS tại Thái Nguyên cung cấp các dịch vụ như: thực hiện lệnh mua, bán chứng khoán và các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán khác do ABS uỷ quyền.
“Việc ra đời sàn chứng khoán ABS tại đây sẽ đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa đầu tư tài chính ngày càng lớn của người dân tại thành phố công nghiệp này”, đại diện ABS cho biết.
Cũng trên địa bàn Thái Nguyên, trước đó một ngày (23/4), CTCK APEC (APECS) đã khai trương đại lý nhận lệnh.
Để đưa đại lý này vào hoạt động, APECS đã hợp tác với CTCP Tập đoàn Tân Cương Hoàng Bình. Trước đó không lâu, APECS đã mở 5 đại lý nhận lệnh tại Long An, Đắk Lắk, Nha Trang, Nam Định, Trung Hoà - Nhân Chính (Hà Nội).
Tiếp nối việc chuyển hướng ra các tỉnh lẻ của nhiều CTCK, ngày 24/4, CTCK Thủ Đô (CSC) đã mở đại lý nhận lệnh tại Hà Nam. Đây là đại lý nhận lệnh đầu tiên của CSC và cũng là CTCK đầu tiên hiện diện tại tỉnh Hà Nam. Ngày 12/4, CTCK VNDirect cũng mở đại lý nhận lệnh tại Vĩnh Yên. Đây là CTCK được đánh giá là đầu tư công nghệ khá tốt, nhưng vẫn có chủ trương mở rộng mạng lưới hoạt động.
Khó có thể liệt kê hết những CTCK đã khai trương chi nhánh, phòng giao dịch và đại lý nhận lệnh tính đến thời điểm này. Không chỉ ở vùng quê lúa Thái Bình, mà cả những miền cao nguyên xa xôi như Đắk Lắk cũng có đại lý giao dịch chứng khoán... Sau giai đoạn phổ cập Internet, đã đến lúc phổ cập đại lý nhận lệnh ở khắp các tỉnh, thành?
Lập đại lý không quá khó
Ông Nguyễn Mạnh Hào, Tổng giám đốc APECS cho biết, không phải bây giờ, ngay từ khi thành lập, chủ trương của Công ty là mở rộng địa bàn ra khắp cả nước.
“Mặc dù áp dụng công nghệ hiện đại như đặt lệnh qua điện thoại, online, nhưng do đặc thù kinh doanh chứng khoán, NĐT vẫn phải trực tiếp đến sàn để nộp tiền, rút tiền… nên sự hiện diện của đại lý nhận lệnh tại các tỉnh là vẫn cần thiết”, ông Hào nói.
Theo ông Hào, để duy trì một đại lý nhận lệnh, APECS phải bỏ ra khoảng vài chục triệu đồng/tháng. Quả là số tiền không nhỏ trong bối cảnh làm ăn ngày một khó khăn và cạnh tranh khốc liệt giữa các CTCK.
Tuy nhiên, theo ông Hào, việc mở rộng hoạt động là chiến lược dài hạn mà APECS đã xây dựng từ trước, hướng đến việc đón đầu cơ hội khi thị trường tăng trưởng trở lại.
Theo tìm hiểu của ĐTCK, sở dĩ bùng nổ việc mở đại lý nhận lệnh là do thủ tục thành lập không quá khó khăn. Không cần xin phép UBCK, CTCK chỉ cần liên kết với một DN tại địa phương và thường là những công ty có tên tuổi để thành lập đại lý nhận lệnh.
Sau đó, DN lo địa điểm hoạt động, phía CTCK chịu trách nhiệm về nhân sự, đường truyền, kỹ thuật... cũng như các chứng chỉ hành nghề theo quy định của UBCK. CTCK chỉ phải báo cáo lại với UBCK về việc đưa đại lý nhận lệnh vào hoạt động.
Trao đổi với báo giới, một chuyên gia cho rằng, việc thành lập phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh của các CTCK không hẳn đã mang lại hiệu quả. Với sự thay đổi về công nghệ, NĐT có thể nhập lệnh trực tiếp vào sàn, việc tách tài khoản tiền và chứng khoán của NĐT khỏi CTCK, hoạt động của CTCK tới đây cũng chỉ như đại lý bán vé máy bay!
Theo ông này, thay vì mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch (việc này cũng khá tốn kém), CTCK nên tập trung vào việc cung cấp thông tin cho NĐT.
“Nếu xem chứng khoán là loại hàng hoá vô hình thì thông tin chính là sợi dây để liên kết NĐT và các DN. Nhưng thông tin hiện nay lại đang thiếu và kém chất lượng, và đó cũng là dư địa tiềm năng cho các CTCK hoạt động”, chuyên gia này cho biết.
(Theo DTCK)
0 Responses to Phổ cập đại lý nhận lệnh chứng khoán
Something to say?