Thị trường "xanh" nhưng chưa vui
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Với mức biên độ giao dịch giá cổ phiếu của HoSE là 1% và HaSTC 2%, thị trường đã "xanh" trở lại nhưng các công ty chứng khoán (CTCK) lại không vui.
Liên tiếp nhiều phiên gần đây, bảng giao dịch "xanh rì" nhưng nhà đầu tư và các CTCK đều không mấy vui vẻ. Quyết định thu hẹp biên độ giao dịch giá cổ phiếu của HoSE từ 5% xuống 1% và HaSTC từ 10% xuống 2% đã khiến nhà đầu tư không thể "lướt sóng" được, các CTCK thì bị tụt giảm lợi nhuận. Khi VN-Index giảm xuống mức thấp nhất vào ngày 25.3 (496,64 điểm), khối lượng giao dịch khớp lệnh vẫn đạt gần 7 triệu đơn vị, giá trị giao dịch đạt 317,781 tỉ đồng. Giá trị giao dịch này vẫn cao hơn so với ngày 31.3 (khối lượng giao dịch qua khớp lệnh chỉ đạt 2,1 triệu đơn vị, trị giá 120 tỉ đồng). Đóng cửa phiên giao dịch ngày 1.4, VN-Index tăng 4,14 điểm so với ngày 31.3 nhưng khối lượng giao dịch qua khớp lệnh chỉ đạt 1,942 triệu đơn vị, trị giá 116 tỉ đồng.
Trước khi HoSE áp dụng biên độ giao dịch 1%, tổng lượng tiền giao dịch qua một CTCK cỡ vừa là khoảng 10 - 15 tỉ đồng/ngày nhưng hiện tại chỉ còn chừng 3 - 4 tỉ đồng. Tổng lượng tiền giao dịch qua CTCK giảm thì doanh thu của công ty cũng giảm với mức tương ứng. Chẳng hạn, với 20 tỉ đồng giao dịch thì một ngày công ty thu được khoảng 40 triệu đồng tiền phí, giao dịch giảm xuống còn 3 tỉ đồng/ngày, công ty chỉ thu được khoảng 6 triệu đồng.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, các CTCK tuy không vui với mức sụt giảm này nhưng họ cũng không tỏ ra buồn quá. Nói như giám đốc một CTCK: "Đây là lúc mà nhà đầu tư và người môi giới cùng nhau chia sẻ, lợi nhuận thì ai cũng muốn nhưng có những lúc phải hy sinh lợi nhuận để tự cứu mình". Vị giám đốc này giải thích: "Lợi nhuận ít đi còn hơn là mình bị chết. Vừa qua, nếu không phanh được sự lao dốc của thị trường, tương lai chẳng biết sẽ như thế nào. Vì cứ sau một đêm VN-Index lại giảm, ít thì mươi điểm, nhiều thì vài chục điểm. Chỉ cần giảm thêm mấy phiên nữa thôi thì khó mà gượng lại được". Chia sẻ khó khăn với nhà đầu tư, một số CTCK quyết định giảm phí giao dịch cho nhà đầu tư. CTCK Bảo Việt đã giảm tới 50% phí giao dịch cho các giao dịch mua, so với mức phí trước ngày 27.3. CTCK ACB cũng thông báo áp dụng mức phí 0,2% cho tất cả các nhà đầu tư thực hiện các giao dịch mua, bán chứng khoán. Ông Nguyễn Ngọc Chung, Phó tổng giám đốc CTCK ACB cho biết: "Việc giảm phí giao dịch là một động thái nhằm thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc ổn định và phát triển thị trường, chia sẻ những khó khăn với nhà đầu tư trong thời điểm thị trường có nhiều biến động".
Tuy nhiên, không phải CTCK nào cũng đưa ra mức phí giao dịch mới khi HoSE và HaSTC giảm biên độ. Theo ông Nguyễn Duy Hưng, Tổng giám đốc CTCK Sài Gòn (SSI): Giảm phí giao dịch hay không giảm là do chiến lược kinh doanh của mỗi công ty. SSI không giảm vì chúng tôi hướng đến chất lượng dịch vụ cao, hơn nữa tôi cho rằng, biên độ giao dịch đang áp dụng chỉ thực hiện trong thời gian ngắn. Giám đốc một CTCK khác cho hay: Chúng tôi không lấy việc giảm phí giao dịch để thu hút nhà đầu tư trong lúc này. Vì phần lớn khách "V.I.P" của các CTCK đều không mua, bán gì trong lúc này. Mà mức phí của "V.I.P" mới là nguồn thu chính của chúng tôi.
Với các CTCK mới thành lập, vốn đã khó khăn, nay càng khó khăn hơn bởi tiền thu được từ phí giao dịch không đủ bù đắp cho các chi phí tối thiểu hằng ngày. Đại diện một CTCK cho biết: "Hiện tại, mỗi ngày giao dịch qua công ty đạt khoảng hơn 1 tỉ đồng, với mức phí 0,2%, công ty thu được 2 triệu đồng". Trưởng ban trù bị thành lập CTCK K. tiết lộ: "Trước đây, chúng tôi liên tục hối thúc các cơ quan để công ty nhanh chóng được cấp phép nhưng bây giờ thì kệ, có ra sớm mình cũng chưa hoạt động được".
(Theo ThanhNien)
Liên tiếp nhiều phiên gần đây, bảng giao dịch "xanh rì" nhưng nhà đầu tư và các CTCK đều không mấy vui vẻ. Quyết định thu hẹp biên độ giao dịch giá cổ phiếu của HoSE từ 5% xuống 1% và HaSTC từ 10% xuống 2% đã khiến nhà đầu tư không thể "lướt sóng" được, các CTCK thì bị tụt giảm lợi nhuận. Khi VN-Index giảm xuống mức thấp nhất vào ngày 25.3 (496,64 điểm), khối lượng giao dịch khớp lệnh vẫn đạt gần 7 triệu đơn vị, giá trị giao dịch đạt 317,781 tỉ đồng. Giá trị giao dịch này vẫn cao hơn so với ngày 31.3 (khối lượng giao dịch qua khớp lệnh chỉ đạt 2,1 triệu đơn vị, trị giá 120 tỉ đồng). Đóng cửa phiên giao dịch ngày 1.4, VN-Index tăng 4,14 điểm so với ngày 31.3 nhưng khối lượng giao dịch qua khớp lệnh chỉ đạt 1,942 triệu đơn vị, trị giá 116 tỉ đồng.
Trước khi HoSE áp dụng biên độ giao dịch 1%, tổng lượng tiền giao dịch qua một CTCK cỡ vừa là khoảng 10 - 15 tỉ đồng/ngày nhưng hiện tại chỉ còn chừng 3 - 4 tỉ đồng. Tổng lượng tiền giao dịch qua CTCK giảm thì doanh thu của công ty cũng giảm với mức tương ứng. Chẳng hạn, với 20 tỉ đồng giao dịch thì một ngày công ty thu được khoảng 40 triệu đồng tiền phí, giao dịch giảm xuống còn 3 tỉ đồng/ngày, công ty chỉ thu được khoảng 6 triệu đồng.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, các CTCK tuy không vui với mức sụt giảm này nhưng họ cũng không tỏ ra buồn quá. Nói như giám đốc một CTCK: "Đây là lúc mà nhà đầu tư và người môi giới cùng nhau chia sẻ, lợi nhuận thì ai cũng muốn nhưng có những lúc phải hy sinh lợi nhuận để tự cứu mình". Vị giám đốc này giải thích: "Lợi nhuận ít đi còn hơn là mình bị chết. Vừa qua, nếu không phanh được sự lao dốc của thị trường, tương lai chẳng biết sẽ như thế nào. Vì cứ sau một đêm VN-Index lại giảm, ít thì mươi điểm, nhiều thì vài chục điểm. Chỉ cần giảm thêm mấy phiên nữa thôi thì khó mà gượng lại được". Chia sẻ khó khăn với nhà đầu tư, một số CTCK quyết định giảm phí giao dịch cho nhà đầu tư. CTCK Bảo Việt đã giảm tới 50% phí giao dịch cho các giao dịch mua, so với mức phí trước ngày 27.3. CTCK ACB cũng thông báo áp dụng mức phí 0,2% cho tất cả các nhà đầu tư thực hiện các giao dịch mua, bán chứng khoán. Ông Nguyễn Ngọc Chung, Phó tổng giám đốc CTCK ACB cho biết: "Việc giảm phí giao dịch là một động thái nhằm thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc ổn định và phát triển thị trường, chia sẻ những khó khăn với nhà đầu tư trong thời điểm thị trường có nhiều biến động".
Tuy nhiên, không phải CTCK nào cũng đưa ra mức phí giao dịch mới khi HoSE và HaSTC giảm biên độ. Theo ông Nguyễn Duy Hưng, Tổng giám đốc CTCK Sài Gòn (SSI): Giảm phí giao dịch hay không giảm là do chiến lược kinh doanh của mỗi công ty. SSI không giảm vì chúng tôi hướng đến chất lượng dịch vụ cao, hơn nữa tôi cho rằng, biên độ giao dịch đang áp dụng chỉ thực hiện trong thời gian ngắn. Giám đốc một CTCK khác cho hay: Chúng tôi không lấy việc giảm phí giao dịch để thu hút nhà đầu tư trong lúc này. Vì phần lớn khách "V.I.P" của các CTCK đều không mua, bán gì trong lúc này. Mà mức phí của "V.I.P" mới là nguồn thu chính của chúng tôi.
Với các CTCK mới thành lập, vốn đã khó khăn, nay càng khó khăn hơn bởi tiền thu được từ phí giao dịch không đủ bù đắp cho các chi phí tối thiểu hằng ngày. Đại diện một CTCK cho biết: "Hiện tại, mỗi ngày giao dịch qua công ty đạt khoảng hơn 1 tỉ đồng, với mức phí 0,2%, công ty thu được 2 triệu đồng". Trưởng ban trù bị thành lập CTCK K. tiết lộ: "Trước đây, chúng tôi liên tục hối thúc các cơ quan để công ty nhanh chóng được cấp phép nhưng bây giờ thì kệ, có ra sớm mình cũng chưa hoạt động được".
(Theo ThanhNien)
0 Responses to Thị trường "xanh" nhưng chưa vui
Something to say?