Có nên mở “room” để cứu thị trường?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Thị trường chứng khoán (TTCK) sụt giảm, nhà đầu tư (NĐT) trong nước bán tháo, chỉ riêng NĐT nước ngoài vẫn kiên trì mua vào trong thời gian qua. Tuy nhiên, lượng cầu này đang bị khống chế bởi tỷ lệ sở hữu cổ phần cho NĐT nước ngoài (room).
Nhiều ý kiến cho rằng, “nới room kích cầu” là biện pháp hiệu quả để cứu thị trường tại thời điểm này.
Chỉ trong quý 1/2008, giao dịch ròng của các NĐT nước ngoài chiếm tới gần 2.800 tỉ đồng. Đặc biệt, trong 1 tuần giữa tháng 4, khi thị trường đang giảm mạnh thì các NĐT nước ngoài đã mua vào tới 722 tỉ đồng, chiếm 27% giá trị giao dịch. Nhiều chuyên gia cho rằng nếu các NĐT nước ngoài không đẩy mạnh mua vào trong thời gian qua, rất có khả năng VN-Index còn sụt giảm mạnh hơn nữa, thậm chí có thể phá ngưỡng 400 điểm. Chính vì vậy, không ít ý kiến cho rằng nếu như nới room cho NĐT nước ngoài thì lượng cầu sẽ được bổ sung và thị trường sẽ được giải cứu. Một chuyên gia phân tích, một trong những mục đích của việc hạn chế room dành cho NĐT nước ngoài là để ngăn họ thoát vốn gián tiếp đột ngột sẽ dẫn đến khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố cho thấy, hầu hết các quỹ, các tổ chức đầu tư nước ngoài đều có ý định đầu tư lâu dài ở Việt Nam dù họ không thể tránh khỏi bị lỗ trong thời gian qua. Ông Thomas Ngo, Tổng giám đốc Công ty Indochina Capital thừa nhận, chỉ riêng 10 quỹ đầu tư nước ngoài đã lỗ tới 1,3 tỉ USD nhưng tất cả các quỹ này vẫn tiếp tục ở lại và đầu tư tại Việt Nam. Và “khi họ có ý định đầu tư lâu dài thì tại sao lại không mở room cho họ?” - chuyên gia nói trên đặt câu hỏi. Một chuyên gia khác cũng cho rằng, việc mở room chỉ là chuyện sớm muộn bởi dù sao cũng phải thực hiện theo lộ trình gia nhập WTO. Chính vì vậy, mở room tại thời điểm này sẽ cứu được thị trường chứng khoán đang trong tình trạng “hết thuốc chữa”.
Phản đối việc mở room cho NĐT nước ngoài, ông Lê Đạt Chí, chuyên gia nghiên cứu chứng khoán phân tích: Về vĩ mô, trong quá trình điều hành nền kinh tế đi tới hội nhập, mỗi bước đều phải thận trọng và room là cách thức an toàn để nền kinh tế thích ứng dần với tiến độ hội nhập. Xét về thực tế, trong số 127 công ty niêm yết, chỉ có một số ít công ty đã hết room cho NĐT nước ngoài. Đa số các công ty vẫn còn room nên việc mở room là không cần thiết. “Giả sử chúng ta mở room mà thị trường vẫn không hồi phục thì lúc đó chúng ta còn công cụ nào nữa”, ông Chí đặt giả thiết. Cũng quan điểm này, một chuyên gia chứng khoán cho rằng, “mở room chỉ là cú hích tâm lý. Một số NĐT nghĩ rằng, mở room thị trường sẽ tăng nên ào đi mua. Tuy nhiên, cách này không duy trì được lâu”. Nhận xét về các biện pháp cứu thị trường được đưa ra trong thời gian qua, ông Lê Đạt Chí cho rằng, “bệnh” của thị trường chữa không khỏi là do chúng ta đã chọn sai thầy thuốc. “Để vực dậy thị trường chứng khoán Mỹ, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đứng ra. Ở Việt Nam, người phải đứng ra giải quyết là Ngân hàng Nhà nước chứ không phải Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hay Bộ Tài chính. Thầy sai thì làm sao chữa khỏi bệnh” - ông Chí nói.
(Theo ThanhNien)
Nhiều ý kiến cho rằng, “nới room kích cầu” là biện pháp hiệu quả để cứu thị trường tại thời điểm này.
Chỉ trong quý 1/2008, giao dịch ròng của các NĐT nước ngoài chiếm tới gần 2.800 tỉ đồng. Đặc biệt, trong 1 tuần giữa tháng 4, khi thị trường đang giảm mạnh thì các NĐT nước ngoài đã mua vào tới 722 tỉ đồng, chiếm 27% giá trị giao dịch. Nhiều chuyên gia cho rằng nếu các NĐT nước ngoài không đẩy mạnh mua vào trong thời gian qua, rất có khả năng VN-Index còn sụt giảm mạnh hơn nữa, thậm chí có thể phá ngưỡng 400 điểm. Chính vì vậy, không ít ý kiến cho rằng nếu như nới room cho NĐT nước ngoài thì lượng cầu sẽ được bổ sung và thị trường sẽ được giải cứu. Một chuyên gia phân tích, một trong những mục đích của việc hạn chế room dành cho NĐT nước ngoài là để ngăn họ thoát vốn gián tiếp đột ngột sẽ dẫn đến khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố cho thấy, hầu hết các quỹ, các tổ chức đầu tư nước ngoài đều có ý định đầu tư lâu dài ở Việt Nam dù họ không thể tránh khỏi bị lỗ trong thời gian qua. Ông Thomas Ngo, Tổng giám đốc Công ty Indochina Capital thừa nhận, chỉ riêng 10 quỹ đầu tư nước ngoài đã lỗ tới 1,3 tỉ USD nhưng tất cả các quỹ này vẫn tiếp tục ở lại và đầu tư tại Việt Nam. Và “khi họ có ý định đầu tư lâu dài thì tại sao lại không mở room cho họ?” - chuyên gia nói trên đặt câu hỏi. Một chuyên gia khác cũng cho rằng, việc mở room chỉ là chuyện sớm muộn bởi dù sao cũng phải thực hiện theo lộ trình gia nhập WTO. Chính vì vậy, mở room tại thời điểm này sẽ cứu được thị trường chứng khoán đang trong tình trạng “hết thuốc chữa”.
Phản đối việc mở room cho NĐT nước ngoài, ông Lê Đạt Chí, chuyên gia nghiên cứu chứng khoán phân tích: Về vĩ mô, trong quá trình điều hành nền kinh tế đi tới hội nhập, mỗi bước đều phải thận trọng và room là cách thức an toàn để nền kinh tế thích ứng dần với tiến độ hội nhập. Xét về thực tế, trong số 127 công ty niêm yết, chỉ có một số ít công ty đã hết room cho NĐT nước ngoài. Đa số các công ty vẫn còn room nên việc mở room là không cần thiết. “Giả sử chúng ta mở room mà thị trường vẫn không hồi phục thì lúc đó chúng ta còn công cụ nào nữa”, ông Chí đặt giả thiết. Cũng quan điểm này, một chuyên gia chứng khoán cho rằng, “mở room chỉ là cú hích tâm lý. Một số NĐT nghĩ rằng, mở room thị trường sẽ tăng nên ào đi mua. Tuy nhiên, cách này không duy trì được lâu”. Nhận xét về các biện pháp cứu thị trường được đưa ra trong thời gian qua, ông Lê Đạt Chí cho rằng, “bệnh” của thị trường chữa không khỏi là do chúng ta đã chọn sai thầy thuốc. “Để vực dậy thị trường chứng khoán Mỹ, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đứng ra. Ở Việt Nam, người phải đứng ra giải quyết là Ngân hàng Nhà nước chứ không phải Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hay Bộ Tài chính. Thầy sai thì làm sao chữa khỏi bệnh” - ông Chí nói.
(Theo ThanhNien)
0 Responses to Có nên mở “room” để cứu thị trường?
Something to say?