Chứng khoán ngày 23/5: Đại gia mua vào hỗ trợ
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Thị trường xuất hiện những giao dịch nội bộ lớn, trong đó có nỗ lực mua vào hỗ trợ giá cổ phiếu và tâm lý nhà đầu tư.
3 tuần giao dịch, 15 phiên liên tiếp, thị trường đang nối dài kỷ lục của chuỗi “mất phanh” chưa từng có.
Phiên hôm nay cũng không có nhiều khác biệt so với những phiên liền trước. VN-Index giảm mạnh ngay trong đợt 1, mất 6,91 điểm. Kết thúc phiên, chỉ số này chốt ở mức 428,05 điểm, giảm 6,7 điểm.
Khối lượng và giá trị giao dịch tiếp tục sụt giảm khi lực cầu vẫn là trở ngại nhất cho khả năng giảm đà lao dốc hiện nay. Toàn thị trường có 4,95 triệu đơn vị, trị giá 266,8 tỷ đồng giao dịch thành công.
Giá chứng khoán vẫn vận động “như thường lệ”; bên cạnh một số mã không có giao dịch, một vài mã đứng giá vẫn là tỷ lệ trên 90% chứng khoán giảm giá sàn. Dư mua trên bảng điện tử gần trống trọn vẹn.
Những kết quả trên đã quá quen thuộc với nhà đầu tư. Thậm chí nhiều người đã “quên” dần thói quen bám sát bảng điện tử. Tất nhiên, thông tin quanh sàn vẫn luôn được chú ý.
Đó là dấu hỏi về khối lượng giao dịch thỏa thuận những phiên gần đây. Các mã SSI, STB và DPM luôn chiếm phần lớn trong những giao dịch này với khối lượng khá lớn. Một số nhận định cho rằng đã có sự can thiệp cần thiết của các tổ chức.
Và rõ nét hơn, trước một nguồn hàng thông báo sẽ bán ra mạnh trong thời gian tới, cổ đông lớn của doanh nghiệp đã lên tiếng hỗ trợ, ít nhất là góp phần ổn định tâm lý nhà đầu tư thời điểm này.
Tiêu biểu là trường hợp cổ phiếu VIC của Vincom. Liên tiếp những thông tin bán ra khối lượng khá lớn từ các tổ chức là cổ đông lớn có ở cuối tuần này.
Prudential Việt Nam thông báo sẽ bán ra 3.750.000 cổ phiếu VIC từ ngày 22/5 – 23/6; PCA International Funds SPC cũng đăng ký bán 200.000 cổ phiếu VIC từ 23/5 – 23/6; Quỹ Đầu tư cân bằng Prudential cũng bán ra 75.000 cổ phiếu VIC trong cùng thời điểm trên.
Với một cổ phiếu có thông tin bán ra dồn dập, lại có khối lượng lớn từ các tổ chức, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới tâm lý cổ đông và nhà đầu tư, kể cả những người không nắm giữ cổ phiếu này. Thực tế, VIC vẫn là một trong những mã có ảnh hưởng nhất định đến VN-Index.
Nhưng cùng lúc, cổ đông lớn của Vincom, ông Phạm Nhật Vượng lên tiếng, đăng ký mua vào hỗ trợ. Bước đầu, ông Vượng sẽ mua hết lượng bán ra của Quỹ Đầu tư cân bằng Prudential và PCA International Funds SPC theo phương thức thỏa thuận.
Đó là phản ứng cần thiết cho VIC thời điểm này, cũng như cho thị trường nói chung. Từ đây, có thể nhấn mạnh lại lời kêu gọi của Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) vừa qua, các tổ chức, nhà đầu tư cùng đồng lòng mua vào hỗ trợ thị trường, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết.
Và thời điểm này, thị trường vẫn hướng tới những doanh nghiệp lớn, tiêu biểu như Sacombank (mã STB) với thông điệp “sẽ là doanh nghiệp đi đầu mua vào cổ phiếu quỹ” trước đó.
Khi mà các giải pháp hỗ trợ từ cơ quan quản lý vẫn mịt mờ, thị trường chưa có dấu hiệu chuyển biến thì sức hỗ trợ từ chính doanh nghiệp niêm yết, các tổ chức lớn là nguồn lực cần thiết nhất thời điểm này.
Ngoài những thông tin trên, thị trường hôm nay tiếp tục dồn sự chú ý vào những khuyến nghị xem xét lại biên độ giao dịch tại hai sàn Hà Nội và Tp.HCM; trong đó có yêu cầu trả lại biên độ cũ.
Trở lại phiên hôm nay, khối lượng giao dịch trên sàn Hà Nội đã nhích nhẹ lên 700.400 cổ phiếu (so với gần 500.000 cổ phiếu phiên liền trước), nhưng giá trị cũng vẻn vẹn 17,4 tỷ đồng.
Vẫn là một loạt cổ phiếu không có giao dịch xen trong loạt cổ phiếu giảm giá sàn. HASTC-Index giảm thêm 2,42 điểm, còn 127,93 điểm.
(Theo VnEconomy)
3 tuần giao dịch, 15 phiên liên tiếp, thị trường đang nối dài kỷ lục của chuỗi “mất phanh” chưa từng có.
Phiên hôm nay cũng không có nhiều khác biệt so với những phiên liền trước. VN-Index giảm mạnh ngay trong đợt 1, mất 6,91 điểm. Kết thúc phiên, chỉ số này chốt ở mức 428,05 điểm, giảm 6,7 điểm.
Khối lượng và giá trị giao dịch tiếp tục sụt giảm khi lực cầu vẫn là trở ngại nhất cho khả năng giảm đà lao dốc hiện nay. Toàn thị trường có 4,95 triệu đơn vị, trị giá 266,8 tỷ đồng giao dịch thành công.
Giá chứng khoán vẫn vận động “như thường lệ”; bên cạnh một số mã không có giao dịch, một vài mã đứng giá vẫn là tỷ lệ trên 90% chứng khoán giảm giá sàn. Dư mua trên bảng điện tử gần trống trọn vẹn.
Những kết quả trên đã quá quen thuộc với nhà đầu tư. Thậm chí nhiều người đã “quên” dần thói quen bám sát bảng điện tử. Tất nhiên, thông tin quanh sàn vẫn luôn được chú ý.
Đó là dấu hỏi về khối lượng giao dịch thỏa thuận những phiên gần đây. Các mã SSI, STB và DPM luôn chiếm phần lớn trong những giao dịch này với khối lượng khá lớn. Một số nhận định cho rằng đã có sự can thiệp cần thiết của các tổ chức.
Và rõ nét hơn, trước một nguồn hàng thông báo sẽ bán ra mạnh trong thời gian tới, cổ đông lớn của doanh nghiệp đã lên tiếng hỗ trợ, ít nhất là góp phần ổn định tâm lý nhà đầu tư thời điểm này.
Tiêu biểu là trường hợp cổ phiếu VIC của Vincom. Liên tiếp những thông tin bán ra khối lượng khá lớn từ các tổ chức là cổ đông lớn có ở cuối tuần này.
Prudential Việt Nam thông báo sẽ bán ra 3.750.000 cổ phiếu VIC từ ngày 22/5 – 23/6; PCA International Funds SPC cũng đăng ký bán 200.000 cổ phiếu VIC từ 23/5 – 23/6; Quỹ Đầu tư cân bằng Prudential cũng bán ra 75.000 cổ phiếu VIC trong cùng thời điểm trên.
Với một cổ phiếu có thông tin bán ra dồn dập, lại có khối lượng lớn từ các tổ chức, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới tâm lý cổ đông và nhà đầu tư, kể cả những người không nắm giữ cổ phiếu này. Thực tế, VIC vẫn là một trong những mã có ảnh hưởng nhất định đến VN-Index.
Nhưng cùng lúc, cổ đông lớn của Vincom, ông Phạm Nhật Vượng lên tiếng, đăng ký mua vào hỗ trợ. Bước đầu, ông Vượng sẽ mua hết lượng bán ra của Quỹ Đầu tư cân bằng Prudential và PCA International Funds SPC theo phương thức thỏa thuận.
Đó là phản ứng cần thiết cho VIC thời điểm này, cũng như cho thị trường nói chung. Từ đây, có thể nhấn mạnh lại lời kêu gọi của Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) vừa qua, các tổ chức, nhà đầu tư cùng đồng lòng mua vào hỗ trợ thị trường, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết.
Và thời điểm này, thị trường vẫn hướng tới những doanh nghiệp lớn, tiêu biểu như Sacombank (mã STB) với thông điệp “sẽ là doanh nghiệp đi đầu mua vào cổ phiếu quỹ” trước đó.
Khi mà các giải pháp hỗ trợ từ cơ quan quản lý vẫn mịt mờ, thị trường chưa có dấu hiệu chuyển biến thì sức hỗ trợ từ chính doanh nghiệp niêm yết, các tổ chức lớn là nguồn lực cần thiết nhất thời điểm này.
Ngoài những thông tin trên, thị trường hôm nay tiếp tục dồn sự chú ý vào những khuyến nghị xem xét lại biên độ giao dịch tại hai sàn Hà Nội và Tp.HCM; trong đó có yêu cầu trả lại biên độ cũ.
Trở lại phiên hôm nay, khối lượng giao dịch trên sàn Hà Nội đã nhích nhẹ lên 700.400 cổ phiếu (so với gần 500.000 cổ phiếu phiên liền trước), nhưng giá trị cũng vẻn vẹn 17,4 tỷ đồng.
Vẫn là một loạt cổ phiếu không có giao dịch xen trong loạt cổ phiếu giảm giá sàn. HASTC-Index giảm thêm 2,42 điểm, còn 127,93 điểm.
(Theo VnEconomy)
0 Responses to Chứng khoán ngày 23/5: Đại gia mua vào hỗ trợ
Something to say?