Chứng khoán: Quá khứ gần và tương lai xa
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
TTCK: Khó nghĩ về tương lai ở phía trước tươi sáng khi hiện tại thị trường không tốt đẹp.
Thời nghiện
Đó là cái thời “nhà nhà chơi chứng khoán, người người chơi chứng khoán”.
Thời đó, chứng khoán len lỏi vào từng ngõ ngách thành thị, tới những vùng nông thôn hẻo lánh. Ở bất kể đâu, từ công sở, trong gia đình mọi nhà, từ quán cà phê sang trọng hay quán nước vỉa hè, từ siêu thị tới các chợ cóc,… chỗ nào người ta cũng nghe tới 2 từ “chứng khoán”.
Đó là cái thời mà đến một bác buôn rau, một bà nội trợ chưa từng tới ngân hàng cũng quan tâm đến chứng khoán.
Và thời đó, bất kể là ai, nhà đầu tư lão luyện hay một gương mặt “non choẹt” đều đã thu được những thành quả ngoài mong đợi, vốn nhiều lời nhiều, vốn ít lời ít.
Và cũng ở thời đó, TTCK VN đã đạt được một trong những mục đích tối quan trọng của nó: Huy động các nguồn vốn cho phát triển kinh tế đất nước. Người chơi bỏ tiền ra mua chứng khoán - có lợi nhuận cao; DN phát hành chứng khoán - có thêm nhiều vốn; công ty chứng khoán có nhiều khách hàng - ăn nên làm ra; Nhà nước khuyến khích thị trường phát triển - có thêm một kênh huy động rất hiệu quả…
Chứng khoán làm cả xã hội sôi sùng sục!
Đó là thời điểm của nửa cuối năm 2006 cho đến những tháng nửa đầu của năm 2007.
Đó là thời điểm mà thật khó để có một chỗ chen chân trên các sàn chứng khoán. Không khí nóng nực, ngột ngạt cũng không thể cản nổi sự có mặt của các bác hưu trí và các em học sinh, nhỏ thì phải đi theo “người trông”, còn lớn một chút thì cũng đến để “học hỏi”. Các công ty chứng khoán hạng “nhàng nhàng” cũng có được vài trăm tài khoản mới mỗi tháng.
Đó cũng là thời điểm người ta định giá chứng khoán bằng những lô đất đằng sau, người ta đánh giá sự tăng giá chứng khoán bằng “lần”, chứ không phải “mấy phần trăm”! Người ta cũng phải xếp hàng dài tới mấy tháng để được tham gia các khóa học về chứng khoán…
Sợ chứng khoán
Nay là cái thời “nhà nhà sợ chứng khoán, người người bỏ chứng khoán”.
Ai cũng nhắc đến chứng khoán, nhưng không phải nhắc đến với sự biết ơn, với sự hả hê vì lợi nhuận, vì thành công mà nó đã, đang hoặc sẽ có thể mang lại, mà đôi khi nhắc đến với sự nuối tiếc, với sự chua xót, và nhiều khi nhắc đến cũng chỉ vì muốn quên!
Thời nay, không cần biết là ai, nhà đầu tư lão luyện hay một gương mặt “non choẹt”, chỉ cần bỏ tiền ra mua chứng khoán, kiểu gì hôm sau cũng… lỗ!
Chứng khoán thời nay khiến cho người ta mệt mỏi với các con số, với những cái liên quan đến Index, đến thống kê,… bởi chúng đã trở nên nhàm chán với gần như chỉ một điệp khúc “tiếp tục giảm”!
Sàn chứng khoán đôi khi trở thành một cái sân khấu rộng mà mỗi phiên giao dịch đều mang dáng dấp của một buổi tập luyện bình thường; vắng vẻ, ảm đạm và nhàm chán.
Ai đang bị kẹt?
TTCK VN hiện có khoảng 380.000 tài khoản giao dịch, từ đầu năm 2008 tới nay, có khoảng gần 50.000 tài khoản được mở mới, nhưng đa phần đều tập trung ở thời điểm trước tết Âm lịch. Tràng An - một trong những công ty chứng khoán có tên tuổi, hiện nay cũng chỉ có khoảng vài chục tài khoản đăng ký mới mỗi tháng. Tuy nhiên, một chuyên gia môi giới của công ty này cho hay, những tài khoản mới mở thời gian gần đây cũng không có nhiều giao dịch.
“Nặng tình” là những người vẫn còn niềm tin, vẫn còn kỳ vọng vào sự đi lên của thị trường. Trong số họ, rất có thể có những người hàng ngày vẫn thực hiện những thương vụ mua… lẻ. Mục đích thì chỉ có thể võ đoán, họ mua vì “no bụng đói con mắt”, giá rẻ quá nhưng ngại sở hữu thêm chứng khoán, nên họ mua lẻ; họ cũng có thể mua vì muốn cổ phiếu đó được giao dịch, hay thậm chí muốn cổ phiếu đó xuống giá, vì chắc chắn có giao dịch thì giá sẽ giảm!
Họ có những người mới tham gia trong đó, nhưng đa phần họ bao gồm những người có trình độ, có tiềm lực và có khả năng làm nên một điều gì đó.
Có một số người ở lại trong tâm trạng khá điềm tĩnh: vì họ trường vốn, vì họ đã quen với những cơn sốc của TTCK, vì họ nắm vững được quy luật đầu tư và thấu hiểu cuộc chơi tài chính.
(Theo VietnamNet)
Thời nghiện
Đó là cái thời “nhà nhà chơi chứng khoán, người người chơi chứng khoán”.
Thời đó, chứng khoán len lỏi vào từng ngõ ngách thành thị, tới những vùng nông thôn hẻo lánh. Ở bất kể đâu, từ công sở, trong gia đình mọi nhà, từ quán cà phê sang trọng hay quán nước vỉa hè, từ siêu thị tới các chợ cóc,… chỗ nào người ta cũng nghe tới 2 từ “chứng khoán”.
Đó là cái thời mà đến một bác buôn rau, một bà nội trợ chưa từng tới ngân hàng cũng quan tâm đến chứng khoán.
Và thời đó, bất kể là ai, nhà đầu tư lão luyện hay một gương mặt “non choẹt” đều đã thu được những thành quả ngoài mong đợi, vốn nhiều lời nhiều, vốn ít lời ít.
Và cũng ở thời đó, TTCK VN đã đạt được một trong những mục đích tối quan trọng của nó: Huy động các nguồn vốn cho phát triển kinh tế đất nước. Người chơi bỏ tiền ra mua chứng khoán - có lợi nhuận cao; DN phát hành chứng khoán - có thêm nhiều vốn; công ty chứng khoán có nhiều khách hàng - ăn nên làm ra; Nhà nước khuyến khích thị trường phát triển - có thêm một kênh huy động rất hiệu quả…
Chứng khoán làm cả xã hội sôi sùng sục!
Đó là thời điểm của nửa cuối năm 2006 cho đến những tháng nửa đầu của năm 2007.
Đó là thời điểm mà thật khó để có một chỗ chen chân trên các sàn chứng khoán. Không khí nóng nực, ngột ngạt cũng không thể cản nổi sự có mặt của các bác hưu trí và các em học sinh, nhỏ thì phải đi theo “người trông”, còn lớn một chút thì cũng đến để “học hỏi”. Các công ty chứng khoán hạng “nhàng nhàng” cũng có được vài trăm tài khoản mới mỗi tháng.
Đó cũng là thời điểm người ta định giá chứng khoán bằng những lô đất đằng sau, người ta đánh giá sự tăng giá chứng khoán bằng “lần”, chứ không phải “mấy phần trăm”! Người ta cũng phải xếp hàng dài tới mấy tháng để được tham gia các khóa học về chứng khoán…
Sợ chứng khoán
Nay là cái thời “nhà nhà sợ chứng khoán, người người bỏ chứng khoán”.
Ai cũng nhắc đến chứng khoán, nhưng không phải nhắc đến với sự biết ơn, với sự hả hê vì lợi nhuận, vì thành công mà nó đã, đang hoặc sẽ có thể mang lại, mà đôi khi nhắc đến với sự nuối tiếc, với sự chua xót, và nhiều khi nhắc đến cũng chỉ vì muốn quên!
Thời nay, không cần biết là ai, nhà đầu tư lão luyện hay một gương mặt “non choẹt”, chỉ cần bỏ tiền ra mua chứng khoán, kiểu gì hôm sau cũng… lỗ!
Chứng khoán thời nay khiến cho người ta mệt mỏi với các con số, với những cái liên quan đến Index, đến thống kê,… bởi chúng đã trở nên nhàm chán với gần như chỉ một điệp khúc “tiếp tục giảm”!
Sàn chứng khoán đôi khi trở thành một cái sân khấu rộng mà mỗi phiên giao dịch đều mang dáng dấp của một buổi tập luyện bình thường; vắng vẻ, ảm đạm và nhàm chán.
Ai đang bị kẹt?
TTCK VN hiện có khoảng 380.000 tài khoản giao dịch, từ đầu năm 2008 tới nay, có khoảng gần 50.000 tài khoản được mở mới, nhưng đa phần đều tập trung ở thời điểm trước tết Âm lịch. Tràng An - một trong những công ty chứng khoán có tên tuổi, hiện nay cũng chỉ có khoảng vài chục tài khoản đăng ký mới mỗi tháng. Tuy nhiên, một chuyên gia môi giới của công ty này cho hay, những tài khoản mới mở thời gian gần đây cũng không có nhiều giao dịch.
“Nặng tình” là những người vẫn còn niềm tin, vẫn còn kỳ vọng vào sự đi lên của thị trường. Trong số họ, rất có thể có những người hàng ngày vẫn thực hiện những thương vụ mua… lẻ. Mục đích thì chỉ có thể võ đoán, họ mua vì “no bụng đói con mắt”, giá rẻ quá nhưng ngại sở hữu thêm chứng khoán, nên họ mua lẻ; họ cũng có thể mua vì muốn cổ phiếu đó được giao dịch, hay thậm chí muốn cổ phiếu đó xuống giá, vì chắc chắn có giao dịch thì giá sẽ giảm!
Họ có những người mới tham gia trong đó, nhưng đa phần họ bao gồm những người có trình độ, có tiềm lực và có khả năng làm nên một điều gì đó.
Có một số người ở lại trong tâm trạng khá điềm tĩnh: vì họ trường vốn, vì họ đã quen với những cơn sốc của TTCK, vì họ nắm vững được quy luật đầu tư và thấu hiểu cuộc chơi tài chính.
(Theo VietnamNet)
0 Responses to Chứng khoán: Quá khứ gần và tương lai xa
Something to say?