FED không “đỡ” được Phố Wall
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Chứng khoán Trung Quốc vẫn tiến về phía trước trong khi quyết định hạ lãi suất của FED lại đẩy phố Wall đi xuống.
Trung Quốc vững bước tiến
Chứng khoán châu Á tiếp tục giảm trong 4 ngày do giá kim loại và giá dầu hạ khiên giá cổ phiếu của các nhà sản xuất hàng hóa mất giá.
Chứng khoán Trung Quốc có ngày tăng điểm cao nhất trong hơn 5 tuần trở lại đây. Dẫn đầu là các cổ phiếu ngân hàng với lợi nhuận khả quan đã làm giảm lo ngại về chính sách chống lạm phát của chính phủ khiến lợi nhuận của các tập đoàn Trung Quốc.
Ngân hàng công thương Trung Quốc (ICBC), ngân hàng lớn nhất Trung Quốc hiện nay cùng với Ngân hàng Bank of Communications tiếp tục ngày tăng điểm thứ hai sau khi thông báo lợi nhuận khả qua. Nhờ lới nhuận trong quý 1 tăng 24%, giá cổ phiếu Bảo hiểm Ping An cũng tăng cao nhất trong vòng 2 tháng.
Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc đã tăng 182,18 điểm, tương đương 4,8%, đóng cửa ở mức 3.959,12 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 21/3. Chỉ số này đã tăng 4,5% trong tháng này, cao nhất kể từ tháng 12 năm ngoái.
CSI đã phục tăng 15% kể từ khi chính phủ Trung Quốc thông báo giảm thuế đánh vào giao dịch chứng khoán vào ngày 23/4.
Tin tức tốt lành của ICBC và Ping An cũng giúp chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 0,61T, đóng cửa ở mức 25.755,35 điểm.
Trong khi đó, các công ty hàng hóa lại khiến chứng khoán Nhật mất điểm. Chỉ số Nikkei đã giảm 44,38 điểm, tương đương 0,3%, đóng cửa ở mức 13.489,65 điểm. Nikkei đã tăng 11% trong tháng 4 này.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc cũng kết thúc tháng 4 với mức tăng 7,1%. Ngày giao dịch hôm qua, chỉ số này đã tăng 13,96 điểm, tương đương 0,8%, đóng cửa ở mức 1.825,47 điểm.
Chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương giảm 0,5%, đóng cửa ở mức 150,24 điểm.
FED đẩy chứng khoán Mỹ đi xuống
Chứng khoán Mỹ đã khởi đầu phiên giao dịch khá suôn sẻ khi các chỉ số đều tăng sau khi Bộ Thương mại Mỹ cho biết GDP của Mỹ trong quý 1 tăng 0,6%. Tuyên bố này đã giảm bớt nỗi lo sau khi chỉ số lòng tin và giá nhà đất tại Mỹ ở mức thấp kỷ lục.
Trước thông tin của chính phủ Mỹ, cùng với việc General Motor công bố thua lỗ thấp hơn dự tính, đã khiến lần đầu tiên kể từ 3/1, có lúc chỉ số Dow Jones chạm ngưỡng 13.000 điểm.
Tuy nhiên, sau khi Cục dự trữ liên ban Mỹ cắt giảm lãi suất lần thứ 7 xuống còn 2% và tuyên bố kinh tế Mỹ vẫn đang duy trì tình trạng yếu, chứng khoán Mỹ đã mất điểm.
Cổ phiếu của Citigroup, HP và Home Deport khiến chỉ số công nghiệp Dow Jone mất 178 điểm.
Kết thúc giao dịch, chỉ số S&P 500 mất 5,35 điểm, tương đương 0,4%, đóng cửa ở mức 1.385,59 điểm. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 11,81 điểm, tương ứng 0,1%, đóng cửa ở mức 12.820,13 điểm. Chỉ số Nasdaq cũng giảm 13,3 điểm, tương đương 0,6%, đóng cửa ở mức 2.412,8 điểm.
Nhờ mức tăng trưởng khả quan của kinh tế Mỹ, chứng khoán châu Âu ngày hôm qua khá lạc quan. Chỉ số FTSE 100 vẫn gần như không đổi, giảm nhẹ ở mức 2,1 điểm, tương đương 0,003%, đóng cửa ở mức 6.087,3 điểm.
(Theo Bloomberg)
Trung Quốc vững bước tiến
Chứng khoán châu Á tiếp tục giảm trong 4 ngày do giá kim loại và giá dầu hạ khiên giá cổ phiếu của các nhà sản xuất hàng hóa mất giá.
Chứng khoán Trung Quốc có ngày tăng điểm cao nhất trong hơn 5 tuần trở lại đây. Dẫn đầu là các cổ phiếu ngân hàng với lợi nhuận khả quan đã làm giảm lo ngại về chính sách chống lạm phát của chính phủ khiến lợi nhuận của các tập đoàn Trung Quốc.
Ngân hàng công thương Trung Quốc (ICBC), ngân hàng lớn nhất Trung Quốc hiện nay cùng với Ngân hàng Bank of Communications tiếp tục ngày tăng điểm thứ hai sau khi thông báo lợi nhuận khả qua. Nhờ lới nhuận trong quý 1 tăng 24%, giá cổ phiếu Bảo hiểm Ping An cũng tăng cao nhất trong vòng 2 tháng.
Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc đã tăng 182,18 điểm, tương đương 4,8%, đóng cửa ở mức 3.959,12 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 21/3. Chỉ số này đã tăng 4,5% trong tháng này, cao nhất kể từ tháng 12 năm ngoái.
CSI đã phục tăng 15% kể từ khi chính phủ Trung Quốc thông báo giảm thuế đánh vào giao dịch chứng khoán vào ngày 23/4.
Tin tức tốt lành của ICBC và Ping An cũng giúp chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 0,61T, đóng cửa ở mức 25.755,35 điểm.
Trong khi đó, các công ty hàng hóa lại khiến chứng khoán Nhật mất điểm. Chỉ số Nikkei đã giảm 44,38 điểm, tương đương 0,3%, đóng cửa ở mức 13.489,65 điểm. Nikkei đã tăng 11% trong tháng 4 này.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc cũng kết thúc tháng 4 với mức tăng 7,1%. Ngày giao dịch hôm qua, chỉ số này đã tăng 13,96 điểm, tương đương 0,8%, đóng cửa ở mức 1.825,47 điểm.
Chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương giảm 0,5%, đóng cửa ở mức 150,24 điểm.
FED đẩy chứng khoán Mỹ đi xuống
Chứng khoán Mỹ đã khởi đầu phiên giao dịch khá suôn sẻ khi các chỉ số đều tăng sau khi Bộ Thương mại Mỹ cho biết GDP của Mỹ trong quý 1 tăng 0,6%. Tuyên bố này đã giảm bớt nỗi lo sau khi chỉ số lòng tin và giá nhà đất tại Mỹ ở mức thấp kỷ lục.
Trước thông tin của chính phủ Mỹ, cùng với việc General Motor công bố thua lỗ thấp hơn dự tính, đã khiến lần đầu tiên kể từ 3/1, có lúc chỉ số Dow Jones chạm ngưỡng 13.000 điểm.
Tuy nhiên, sau khi Cục dự trữ liên ban Mỹ cắt giảm lãi suất lần thứ 7 xuống còn 2% và tuyên bố kinh tế Mỹ vẫn đang duy trì tình trạng yếu, chứng khoán Mỹ đã mất điểm.
Cổ phiếu của Citigroup, HP và Home Deport khiến chỉ số công nghiệp Dow Jone mất 178 điểm.
Kết thúc giao dịch, chỉ số S&P 500 mất 5,35 điểm, tương đương 0,4%, đóng cửa ở mức 1.385,59 điểm. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 11,81 điểm, tương ứng 0,1%, đóng cửa ở mức 12.820,13 điểm. Chỉ số Nasdaq cũng giảm 13,3 điểm, tương đương 0,6%, đóng cửa ở mức 2.412,8 điểm.
Nhờ mức tăng trưởng khả quan của kinh tế Mỹ, chứng khoán châu Âu ngày hôm qua khá lạc quan. Chỉ số FTSE 100 vẫn gần như không đổi, giảm nhẹ ở mức 2,1 điểm, tương đương 0,003%, đóng cửa ở mức 6.087,3 điểm.
(Theo Bloomberg)
0 Responses to FED không “đỡ” được Phố Wall
Something to say?