“Khối ngoại” mua gì trong 5 tháng qua?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Trong khi nhà đầu tư trong nước bị tâm lý "sợ hãi" lấn át, đua nhau bán tháo cổ phiếu thì nhà đầu tư nước ngoài lại điềm tĩnh mua vào.
Tính từ ngày 2/1 tới ngày 21/5, nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào hơn 134,8 triệu đơn vị cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, trong khi lượng bán ra chỉ là 58,87 triệu đơn vị.
Như vậy, qua 69 phiên giao dịch, lượng mua ròng của họ đạt xấp xỉ 76 triệu đơn vị, trị giá gần 4950 tỷ đồng. Riêng từ đầu tháng 4 trở lại đây, lượng mua ròng (chênh lệch mua - bán) đạt trên 48,2 triệu đơn vị, có 12/31 phiên lượng mua ròng vượt quá 2 triệu đơn vị (xem đồ thị).
Cổ phiếu nào được ưa chuộng ?
Giá cổ phiếu càng ngày càng rẻ, trong khi đó luồng cổ phiếu chạy ra khỏi tài khoản của nhà đầu tư trong nước càng ngày càng tăng. Đó là một thực tế không thể không quan tâm.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở trong một quãng thời gian ảm đạm, nhà đầu tư trong nước bi quan, mất niềm tin nhưng khối đầu tư nước ngoài vẫn tích cực mua vào.
Điều đó cho thấy họ vẫn rất lạc quan vào triển vọng của thị trường và của nền kinh tế trong trung và dài hạn. Cổ phiếu giảm giá khiến cho giá trị của lượng cổ phiếu mà khối ngoại nắm giữ sụt giảm không ít.
Nhưng với lợi thế về kinh nghiệm và nguồn vốn dồi dào, họ vẫn đều đặn mua vào. Lượng bán ra càng lớn thì khối ngoại càng mua nhiều. Vậy họ mua những cổ phiếu gì?
Nhà đầu tư nước ngoài luôn quan tâm đến những cổ phiếu trụ cột của thị trường và những cổ phiếu thuộc những ngành nghề có tiềm năng tăng trưởng cao, đặc biệt là những cổ phiếu hàng đầu trong ngành như VNM, ANV (thực phẩm), FPT (công nghệ), DPM (phân bón), DHG (dược phẩm)...
Phần lớn những mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất kể từ đầu năm đều là những cổ phiếu chủ chốt của VN-Index như DPM, PPC, HPG... Trong đó, lượng mua ròng (chênh lệch mua - bán) của DPM và SSI khá lớn so với các mã khác, đều đạt trên 10 triệu đơn vị.
Hầu hết các cổ phiếu này đều có kết quả kinh doanh quý I hết sức khả quan, vượt qua những khó khăn của nền kinh tế: DPM lãi 425,5 tỷ (35,8% kế hoạch năm), FPT lãi 303 tỷ, VNM lãi 345 tỷ...
Về phía bán ra, đứng đầu là VIP và BBC với lượng bán ròng trên 700 nghìn đơn vị, vượt trội so với các mã khác.
Có cần thiết mở room?
Thỉnh thoảng vấn đề mở room lại được bàn tới như là một trong những "liều thuốc" góp phần vực dậy thị trường. Nhưng liều thuốc này liệu có tác dụng hay không?
Nhìn chung, khối lượng còn được phép mua của nhà đầu tư nước ngoài đối với các các cổ phiếu lớn còn rất nhiều (ngoại trừ STB, VNM), tỷ lệ sở hữu của họ chủ yếu từ 15-25%.
Một điều không thể không nhắc tới trong vấn đề mở room đó là tỷ lệ sở hữu của cổ đông Nhà nước. Hiện tại, số lượng Cty mà Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối còn rất nhiều.
Trong 10 mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất thì có tới 6 cổ phiếu có tỷ lệ sở hữu của Nhà nước nắm giữ trên 51%. Với mức nắm giữ cao như vậy thì dù việc mở room liệu sẽ thay đổi được tình hình?
Có lẽ chính vì thế nên bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đã nhấn mạnh: “Tôi cho là trước mắt cũng không nên mở biên độ, vì mở nữa thị trường sẽ rớt mạnh hơn...”.
(Theo DDDN)
Tính từ ngày 2/1 tới ngày 21/5, nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào hơn 134,8 triệu đơn vị cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, trong khi lượng bán ra chỉ là 58,87 triệu đơn vị.
Như vậy, qua 69 phiên giao dịch, lượng mua ròng của họ đạt xấp xỉ 76 triệu đơn vị, trị giá gần 4950 tỷ đồng. Riêng từ đầu tháng 4 trở lại đây, lượng mua ròng (chênh lệch mua - bán) đạt trên 48,2 triệu đơn vị, có 12/31 phiên lượng mua ròng vượt quá 2 triệu đơn vị (xem đồ thị).
Cổ phiếu nào được ưa chuộng ?
Giá cổ phiếu càng ngày càng rẻ, trong khi đó luồng cổ phiếu chạy ra khỏi tài khoản của nhà đầu tư trong nước càng ngày càng tăng. Đó là một thực tế không thể không quan tâm.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở trong một quãng thời gian ảm đạm, nhà đầu tư trong nước bi quan, mất niềm tin nhưng khối đầu tư nước ngoài vẫn tích cực mua vào.
Điều đó cho thấy họ vẫn rất lạc quan vào triển vọng của thị trường và của nền kinh tế trong trung và dài hạn. Cổ phiếu giảm giá khiến cho giá trị của lượng cổ phiếu mà khối ngoại nắm giữ sụt giảm không ít.
Nhưng với lợi thế về kinh nghiệm và nguồn vốn dồi dào, họ vẫn đều đặn mua vào. Lượng bán ra càng lớn thì khối ngoại càng mua nhiều. Vậy họ mua những cổ phiếu gì?
Nhà đầu tư nước ngoài luôn quan tâm đến những cổ phiếu trụ cột của thị trường và những cổ phiếu thuộc những ngành nghề có tiềm năng tăng trưởng cao, đặc biệt là những cổ phiếu hàng đầu trong ngành như VNM, ANV (thực phẩm), FPT (công nghệ), DPM (phân bón), DHG (dược phẩm)...
Phần lớn những mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất kể từ đầu năm đều là những cổ phiếu chủ chốt của VN-Index như DPM, PPC, HPG... Trong đó, lượng mua ròng (chênh lệch mua - bán) của DPM và SSI khá lớn so với các mã khác, đều đạt trên 10 triệu đơn vị.
Hầu hết các cổ phiếu này đều có kết quả kinh doanh quý I hết sức khả quan, vượt qua những khó khăn của nền kinh tế: DPM lãi 425,5 tỷ (35,8% kế hoạch năm), FPT lãi 303 tỷ, VNM lãi 345 tỷ...
Về phía bán ra, đứng đầu là VIP và BBC với lượng bán ròng trên 700 nghìn đơn vị, vượt trội so với các mã khác.
Có cần thiết mở room?
Thỉnh thoảng vấn đề mở room lại được bàn tới như là một trong những "liều thuốc" góp phần vực dậy thị trường. Nhưng liều thuốc này liệu có tác dụng hay không?
Nhìn chung, khối lượng còn được phép mua của nhà đầu tư nước ngoài đối với các các cổ phiếu lớn còn rất nhiều (ngoại trừ STB, VNM), tỷ lệ sở hữu của họ chủ yếu từ 15-25%.
Một điều không thể không nhắc tới trong vấn đề mở room đó là tỷ lệ sở hữu của cổ đông Nhà nước. Hiện tại, số lượng Cty mà Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối còn rất nhiều.
Trong 10 mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất thì có tới 6 cổ phiếu có tỷ lệ sở hữu của Nhà nước nắm giữ trên 51%. Với mức nắm giữ cao như vậy thì dù việc mở room liệu sẽ thay đổi được tình hình?
Có lẽ chính vì thế nên bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đã nhấn mạnh: “Tôi cho là trước mắt cũng không nên mở biên độ, vì mở nữa thị trường sẽ rớt mạnh hơn...”.
(Theo DDDN)
0 Responses to “Khối ngoại” mua gì trong 5 tháng qua?
Something to say?