40% website của các công ty chứng khoán có lỗi
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Theo Trung tâm An ninh mạng (BKIS), tình hình an ninh mạng trong năm 2008 sẽ nóng sốt, đặc biệt các website của các công ty chứng khoán sẽ luôn trong tình trạng báo động.
Thờ ơ trong bảo mật
BKIS cho biết, chỉ riêng trong năm 2007 đã có 342 website của Việt Nam bị hack bởi các hacker trong nước và nước ngoài. Có những website đã bị hack tới hai lần. Trong năm qua, BKIS cũng đã khảo sát và phát hiện ra lỗ hổng nguy hiểm tại 140 website của các cơ quan, doanh nghiệp quan trọng tại Việt Nam. Trong đó đáng chú nhất là các công ty chứng khoán vẫn còn khá thờ ơ với chuyện này.
Kết quả khảo sát cho thấy vẫn còn 40% website có lỗi trên tổng số 60 website của các công ty chứng khoán đang hoạt động. Tuy nhiên, một vấn đề đáng nói là tâm lý của các doanh nghiệp vẫn khá ngại ngùng, phần lớn họ giấu kín hoặc âm thầm xử lý khi bị hacker tấn công vì sợ bị trả thù hoặc sợ mất khách.
Cách đây gần một tháng, trang web của Công ty Phân đạm và Hóa chất dầu khí đã bị hacker tấn công và xóa sạch các dữ liệu về tình hình sản xuất, kinh doanh, diễn biến giá cả chứng khoán... đồng thời để lại dòng chữ “Bị phá sản”. Doanh nghiệp này cho biết họ phải mất vài ngày mới có thể khắc phục sự cố.
Còn theo Trung tâm đào tạo Quản trị an ninh mạng Athena, hiện nay các trang web mắc lỗi rất nhiều và họ cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có lỗ hổng dễ bị hacker xâm nhập. Ông Võ Đỗ Thắng - Giám đốc Trung tâm đào tạo Quản trị an ninh mạng Athena cho biết, các website chứng khoán thường bị mắc các lỗi như cho phép upload file bằng các công cụ quản lý website, các lỗi SQL injection, lỗi XSS... Những lỗi này có thể giúp hacker dễ dàng upload lên website những đoạn shell code độc nhằm mục đích chiếm quyền điều khiển website và qua đó làm thay đổi nội dung thông tin.
Theo cảnh báo từ BKIS, lỗ hổng hiện nay tại các website chứng khoán có thể bị hacker lợi dụng thay đổi thông tin kết quả giao dịch, sửa đổi chỉ số chứng khoán, đưa các thông tin thất thiệt về thị trường. Nếu không được phát hiện kịp thời, kẻ xấu có thể lợi dụng gây sự biến động trên thị trường chứng khoán để trục lợi và nhiều nhà đầu tư sẽ gánh chịu thiệt hại. Hãng bảo mật McAfee, BitDefender cũng cảnh báo về sự liên kết hacker và một số đối tượng chơi chứng khoán trục lợi bằng cách thay đổi thông tin kết quả giao dịch, đưa thông tin thất thiệt về thị trường.
Ngành tiền tệ đứng trước hiểm họa
Ngoài những mục đích như chi phối chứng khoán làm cho các nhà đầu tư mất cơ hội, các cuộc tấn công có chủ đích phần lớn sẽ nhằm cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty chứng khoán mà hacker là một nhân tố bên trong. Các hacker có thể thay đổi thông tin công bố, đánh cắp mật khẩu tài khoản nhà đầu tư và có thể làm nhà đầu tư thiệt hại hàng tỷ đồng, gây lũng đoạn thị trường.
Theo ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm đào tạo Quản trị an ninh mạng Athena, không chỉ lĩnh vực chứng khoán, các website ngân hàng hiện nay cũng gặp các lỗi tương tự như trên. Tuy nhiên, khả năng mà các hacker khai thác được các lỗi trên website ngân hàng cũng không nhiều, đa phần là làm sai lệch các thông tin hoặc là làm trì trệ sự hoạt động của website. Các website ngân hàng hiện còn mắc phải khá nhiều lỗi nguy hiểm. Hiện tại đã có một số hacker khai thác các lỗi này, tuy nhiên họ chỉ vào để đánh giá khả năng trình độ, chưa thấy các vụ tấn công có chủ đích. Nhưng trong tương lai các hacker sẽ tìm cách khai thác các website nhằm mục đích lấy cắp thông tin khách hàng, đây là cái mà hacker quan tâm nhất.
Các chuyên gia về công nghệ thông tin cũng đưa ra lời cảnh báo đến doanh nghiệp có trang web là cần tự bảo về mình trước khi quá trễ, các lỗi trên trang web họ mắc phải hoàn toàn có thể khắc phục được nếu có đầy đủ sự chuẩn bị bảo mật cần thiết. Đối với các ngành nghề như ngân hàng, chứng khoán..., hệ thống website là công cụ kinh doanh chủ lực, quyết định tính cạnh tranh. Do đó, để ngăn chặn sự phá hoại của hacker, trước tiên các nhà quản lý ngân hàng cần phải ý thức về bảo mật thông tin.
Bên cạnh việc trang bị tốt các thiết bị bảo mật còn phải có chính sách đào tạo an toàn thông tin thường xuyên cho nhân viên nhằm nâng cao trình độ, đề cao cảnh giác để phát hiện sớm các cuộc tấn công có thể xảy ra.
Một giải pháp nữa là các công ty chứng khoán, ngân hàng nên ký kết với các đơn vị thứ ba chuyên về an ninh mạng để các đơn vị này sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra độ an toàn thường xuyên cho hệ thống website.
(Theo PhapLuat)
Thờ ơ trong bảo mật
BKIS cho biết, chỉ riêng trong năm 2007 đã có 342 website của Việt Nam bị hack bởi các hacker trong nước và nước ngoài. Có những website đã bị hack tới hai lần. Trong năm qua, BKIS cũng đã khảo sát và phát hiện ra lỗ hổng nguy hiểm tại 140 website của các cơ quan, doanh nghiệp quan trọng tại Việt Nam. Trong đó đáng chú nhất là các công ty chứng khoán vẫn còn khá thờ ơ với chuyện này.
Kết quả khảo sát cho thấy vẫn còn 40% website có lỗi trên tổng số 60 website của các công ty chứng khoán đang hoạt động. Tuy nhiên, một vấn đề đáng nói là tâm lý của các doanh nghiệp vẫn khá ngại ngùng, phần lớn họ giấu kín hoặc âm thầm xử lý khi bị hacker tấn công vì sợ bị trả thù hoặc sợ mất khách.
Cách đây gần một tháng, trang web của Công ty Phân đạm và Hóa chất dầu khí đã bị hacker tấn công và xóa sạch các dữ liệu về tình hình sản xuất, kinh doanh, diễn biến giá cả chứng khoán... đồng thời để lại dòng chữ “Bị phá sản”. Doanh nghiệp này cho biết họ phải mất vài ngày mới có thể khắc phục sự cố.
Còn theo Trung tâm đào tạo Quản trị an ninh mạng Athena, hiện nay các trang web mắc lỗi rất nhiều và họ cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có lỗ hổng dễ bị hacker xâm nhập. Ông Võ Đỗ Thắng - Giám đốc Trung tâm đào tạo Quản trị an ninh mạng Athena cho biết, các website chứng khoán thường bị mắc các lỗi như cho phép upload file bằng các công cụ quản lý website, các lỗi SQL injection, lỗi XSS... Những lỗi này có thể giúp hacker dễ dàng upload lên website những đoạn shell code độc nhằm mục đích chiếm quyền điều khiển website và qua đó làm thay đổi nội dung thông tin.
Theo cảnh báo từ BKIS, lỗ hổng hiện nay tại các website chứng khoán có thể bị hacker lợi dụng thay đổi thông tin kết quả giao dịch, sửa đổi chỉ số chứng khoán, đưa các thông tin thất thiệt về thị trường. Nếu không được phát hiện kịp thời, kẻ xấu có thể lợi dụng gây sự biến động trên thị trường chứng khoán để trục lợi và nhiều nhà đầu tư sẽ gánh chịu thiệt hại. Hãng bảo mật McAfee, BitDefender cũng cảnh báo về sự liên kết hacker và một số đối tượng chơi chứng khoán trục lợi bằng cách thay đổi thông tin kết quả giao dịch, đưa thông tin thất thiệt về thị trường.
Ngành tiền tệ đứng trước hiểm họa
Ngoài những mục đích như chi phối chứng khoán làm cho các nhà đầu tư mất cơ hội, các cuộc tấn công có chủ đích phần lớn sẽ nhằm cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty chứng khoán mà hacker là một nhân tố bên trong. Các hacker có thể thay đổi thông tin công bố, đánh cắp mật khẩu tài khoản nhà đầu tư và có thể làm nhà đầu tư thiệt hại hàng tỷ đồng, gây lũng đoạn thị trường.
Theo ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm đào tạo Quản trị an ninh mạng Athena, không chỉ lĩnh vực chứng khoán, các website ngân hàng hiện nay cũng gặp các lỗi tương tự như trên. Tuy nhiên, khả năng mà các hacker khai thác được các lỗi trên website ngân hàng cũng không nhiều, đa phần là làm sai lệch các thông tin hoặc là làm trì trệ sự hoạt động của website. Các website ngân hàng hiện còn mắc phải khá nhiều lỗi nguy hiểm. Hiện tại đã có một số hacker khai thác các lỗi này, tuy nhiên họ chỉ vào để đánh giá khả năng trình độ, chưa thấy các vụ tấn công có chủ đích. Nhưng trong tương lai các hacker sẽ tìm cách khai thác các website nhằm mục đích lấy cắp thông tin khách hàng, đây là cái mà hacker quan tâm nhất.
Các chuyên gia về công nghệ thông tin cũng đưa ra lời cảnh báo đến doanh nghiệp có trang web là cần tự bảo về mình trước khi quá trễ, các lỗi trên trang web họ mắc phải hoàn toàn có thể khắc phục được nếu có đầy đủ sự chuẩn bị bảo mật cần thiết. Đối với các ngành nghề như ngân hàng, chứng khoán..., hệ thống website là công cụ kinh doanh chủ lực, quyết định tính cạnh tranh. Do đó, để ngăn chặn sự phá hoại của hacker, trước tiên các nhà quản lý ngân hàng cần phải ý thức về bảo mật thông tin.
Bên cạnh việc trang bị tốt các thiết bị bảo mật còn phải có chính sách đào tạo an toàn thông tin thường xuyên cho nhân viên nhằm nâng cao trình độ, đề cao cảnh giác để phát hiện sớm các cuộc tấn công có thể xảy ra.
Một giải pháp nữa là các công ty chứng khoán, ngân hàng nên ký kết với các đơn vị thứ ba chuyên về an ninh mạng để các đơn vị này sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra độ an toàn thường xuyên cho hệ thống website.
(Theo PhapLuat)
0 Responses to 40% website của các công ty chứng khoán có lỗi
Something to say?