Sau phút thăng hoa, chứng khoán lại đồng loạt giảm sàn
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Thoát khỏi cảnh rơi tự do vào cuối tuần trước và tăng mạnh trong phiên đầu tuần, tưởng chừng TTCK sẽ ấm trở lại nhưng điều này đã không xảy ra. Chứng khoán đồng loạt giảm sàn trong bối cảnh giá xăng dầu bất ngờ tăng rất mạnh.
Kết thúc giao dịch sáng 26/2, chỉ số VN-Index lại giảm mạnh 22,13 điểm (tương đương giảm 3,09%) xuống 692,91 điểm. Như vậy một lần nữa, ngưỡng 700 điểm của chỉ số này lại bị phá vỡ.
Khối lượng giao dịch đạt hơn 13,4 triệu đơn vị, trị giá 894,547 tỷ đồng.
Nhà đầu tư chứng khoán lo lắng
“Giá cổ phiếu đã giảm quá nhiều, từ 30-50%. Tôi đã mất gần một nửa số tiền đã bỏ ra chỉ trong vòng chưa đầy 3 tháng. Thị trường thật không biết đâu mà lần, vừa lên được một phiên đã quay đầu giảm thảm hại. Cứ đà này thì chẳng biết nó còn xuống tới đâu nữa”, anh Ngô Thanh Phương, một nhà đầu tư chứng khoán tại Hải Phòng nói.
“Theo tôi, giá cổ phiếu hiện nay đã rất rẻ nhưng lượng mua vào vẫn thấp, trong khi lượng bán ra thì vẫn tăng. Hàng tuần thị trường vẫn đón nhận thêm nhiều cổ phiếu mới, trong khi tiền đầu tư vào chứng khoán ngày càng suy giảm. Tiền mặt dường như vẫn đang được đổ vào vàng, bất động sản… và đang bị hút bớt ra khỏi lưu thông. Cung-cầu mất cân bằng vẫn chính là lý do khiến thị trường khó hồi phục”, anh Phương nhận xét.
Khác với ý kiến của anh Phương, khá nhiều nhà đầu tư khác cho biết: Vấn đề mất cân bằng cung-cầu đã xuất hiện từ lâu, đó là yếu tố kéo thị trường đi xuống mạnh trong nhiều tháng trước đây và vẫn tiếp tục tác động tới thị trường. Tuy nhiên, đó không phải là yếu tố quan trọng nhất trong những ngày qua.
Theo các nhà đầu tư này, vấn đề quan trọng bây giờ là họ thiếu niềm tin vào sự hồi phục thực sự của thị trường chứng khoán. Do vậy, cứ khi nào thị trường lên điểm là khi nhiều nhà đầu tư tranh thủ bán ra thu tiền về.
“Trong mấy ngày qua, có khá nhiều người tin tưởng chứng khoán sẽ hồi phục do thị trường đón nhận một số thông tin hỗ trợ như: Ngân hàng Nhà nước bơm tiền trở lại thị trường; DN niêm yết và cổ đông lớn đẩy mạnh mua vào… Tuy nhiên, đây là giải pháp tạm thời” anh Huy Hoàng, một nhà đầu tư nói.
“Khá nhiều nhà đầu tư hiện nay lo lắng về một viễn cảnh kinh doanh không mấy tốt đẹp của các doanh nghiệp trong năm 2008 trong bối cảnh nguyên liệu đầu vào liên tục tăng mạnh trong thời gian qua, đặc biệt là việc giá xăng dầu bất ngờ tăng đột biến vào trưa ngày 25/2 vừa qua”, anh Hoàng nhận định.
“Với tình hình tin tốt chưa kịp ngấm, tin xấu đã ồ ạt tới thì khả năng hồi phục của thị trường là còn xa vời.”
Diễn biến giao dịch sáng nay: 2/3 cổ phiếu giảm sàn
Sáng nay, sàn chứng khoán TP.HCM đón nhận thêm 1 cổ phiếu mới - cổ phiếu thứ 150 (chưa tính 3 chứng chỉ quỹ). Cụ thể, cổ phiếu DXV của CTCP Xi măng Vật liệu Xây dựng Xây lắp Đà Nẵng chính thức được giao dịch trên HOSE với 9,9 triệu đơn vị. Giá tham chiếu của DXV trong ngày giao dịch đầu tiên là 42.000 đồng/cổ phiếu.
Trong tổng số 150 mã cổ phiếu và 3 chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn, chỉ có 12 cổ phiếu tăng giá, 4 cổ phiếu đứng giá, còn lại 134 cổ phiếu giảm giá, trong đó có tới 97 mã giảm sàn.
Ba chứng chỉ quỹ đều giảm giá sàn, MAPVF1 giảm 400 đồng xuống 8.400 đồng/ccq; VFMVF1 giảm 1.000 đồng xuống 20.800 đồng/ccq; và PRUBF1 giảm 500 đồng xuống 10.200 đồng/ccq.
Trong tốp các cổ phiếu blue-chips lớn nhất trên sàn chứng khoán TP.HCM, hầu hết đều giảm sàn với những cái tên quen thuộc với các nhà đầu tư như ITA, PVD, SSI, FPT, DPM, STB.
Về khối lượng khớp lệnh, STB ở đầu với 1.524.000 cổ phiếu, DPM với 1.462.260 cổ phiếu, SSI với 593.260 cổ phiếu, PVT với 324.080 cổ phiếu, và tiếp sau là các mã như PET, FPT, VNM.
Các tân binh cũng chung số phận khi đều giảm giá, và tồi tệ nhất có lẽ là DQC của CTCP Bóng đèn Điện Quang khi có phiên thứ 4 liên tiếp giảm sàn 10.000 đồng xuống 200.000 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu DXV cũng giảm hết biên độ cho phép khi chào sàn ở mức 33.600 đồng/cổ phiếu, SBT của Mía đường Bourbon Tây Ninh cũng giảm sàn 1.200 đồng xuống 22.800 đồng/cổ phiếu.
Sàn Hà Nội: NĐT cũng tranh thủ bán ra
Trên sàn Hà Nội, nhiều nhà đầu tư cũng tranh thủ bán ra “gỡ gạc” ít vốn sau khi thị trường bất ngờ có phiên tăng điểm khá khởi sắc trong phiên hôm qua.
Sau 2 phiên tăng với tổng số điểm là 8,95 điểm. Kết thúc phiên giao dịch sáng nay (26/2), chỉ số HASTC-Index của sàn Hà Nội đảo chiều giảm mạnh 17,28 điểm (tương đương giảm 7%) đóng cửa ở mức 229,56 điểm.
Hôm qua, trong khi màu xanh bao phủ bảng điện tử giao dịch thì phiên sáng nay ngược lại, màu đỏ lại là màu chủ đạo khi có tới tròn 100 mã giảm giá, chỉ có 25 mã tiếp tục đi lên, 1 mã đứng giá và 3 mã không có giao dịch.
Theo thống kê, tổng khối lượng và giá trị giao dịch phiên này giảm nhẹ so với phiên liền trước đạt 4,5 triệu cổ phiếu tương đương giá trị đạt 279,81 tỷ đồng.
(Theo VietnamNet)
Kết thúc giao dịch sáng 26/2, chỉ số VN-Index lại giảm mạnh 22,13 điểm (tương đương giảm 3,09%) xuống 692,91 điểm. Như vậy một lần nữa, ngưỡng 700 điểm của chỉ số này lại bị phá vỡ.
Khối lượng giao dịch đạt hơn 13,4 triệu đơn vị, trị giá 894,547 tỷ đồng.
Nhà đầu tư chứng khoán lo lắng
“Giá cổ phiếu đã giảm quá nhiều, từ 30-50%. Tôi đã mất gần một nửa số tiền đã bỏ ra chỉ trong vòng chưa đầy 3 tháng. Thị trường thật không biết đâu mà lần, vừa lên được một phiên đã quay đầu giảm thảm hại. Cứ đà này thì chẳng biết nó còn xuống tới đâu nữa”, anh Ngô Thanh Phương, một nhà đầu tư chứng khoán tại Hải Phòng nói.
“Theo tôi, giá cổ phiếu hiện nay đã rất rẻ nhưng lượng mua vào vẫn thấp, trong khi lượng bán ra thì vẫn tăng. Hàng tuần thị trường vẫn đón nhận thêm nhiều cổ phiếu mới, trong khi tiền đầu tư vào chứng khoán ngày càng suy giảm. Tiền mặt dường như vẫn đang được đổ vào vàng, bất động sản… và đang bị hút bớt ra khỏi lưu thông. Cung-cầu mất cân bằng vẫn chính là lý do khiến thị trường khó hồi phục”, anh Phương nhận xét.
Khác với ý kiến của anh Phương, khá nhiều nhà đầu tư khác cho biết: Vấn đề mất cân bằng cung-cầu đã xuất hiện từ lâu, đó là yếu tố kéo thị trường đi xuống mạnh trong nhiều tháng trước đây và vẫn tiếp tục tác động tới thị trường. Tuy nhiên, đó không phải là yếu tố quan trọng nhất trong những ngày qua.
Theo các nhà đầu tư này, vấn đề quan trọng bây giờ là họ thiếu niềm tin vào sự hồi phục thực sự của thị trường chứng khoán. Do vậy, cứ khi nào thị trường lên điểm là khi nhiều nhà đầu tư tranh thủ bán ra thu tiền về.
“Trong mấy ngày qua, có khá nhiều người tin tưởng chứng khoán sẽ hồi phục do thị trường đón nhận một số thông tin hỗ trợ như: Ngân hàng Nhà nước bơm tiền trở lại thị trường; DN niêm yết và cổ đông lớn đẩy mạnh mua vào… Tuy nhiên, đây là giải pháp tạm thời” anh Huy Hoàng, một nhà đầu tư nói.
“Khá nhiều nhà đầu tư hiện nay lo lắng về một viễn cảnh kinh doanh không mấy tốt đẹp của các doanh nghiệp trong năm 2008 trong bối cảnh nguyên liệu đầu vào liên tục tăng mạnh trong thời gian qua, đặc biệt là việc giá xăng dầu bất ngờ tăng đột biến vào trưa ngày 25/2 vừa qua”, anh Hoàng nhận định.
“Với tình hình tin tốt chưa kịp ngấm, tin xấu đã ồ ạt tới thì khả năng hồi phục của thị trường là còn xa vời.”
Diễn biến giao dịch sáng nay: 2/3 cổ phiếu giảm sàn
Sáng nay, sàn chứng khoán TP.HCM đón nhận thêm 1 cổ phiếu mới - cổ phiếu thứ 150 (chưa tính 3 chứng chỉ quỹ). Cụ thể, cổ phiếu DXV của CTCP Xi măng Vật liệu Xây dựng Xây lắp Đà Nẵng chính thức được giao dịch trên HOSE với 9,9 triệu đơn vị. Giá tham chiếu của DXV trong ngày giao dịch đầu tiên là 42.000 đồng/cổ phiếu.
Trong tổng số 150 mã cổ phiếu và 3 chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn, chỉ có 12 cổ phiếu tăng giá, 4 cổ phiếu đứng giá, còn lại 134 cổ phiếu giảm giá, trong đó có tới 97 mã giảm sàn.
Ba chứng chỉ quỹ đều giảm giá sàn, MAPVF1 giảm 400 đồng xuống 8.400 đồng/ccq; VFMVF1 giảm 1.000 đồng xuống 20.800 đồng/ccq; và PRUBF1 giảm 500 đồng xuống 10.200 đồng/ccq.
Trong tốp các cổ phiếu blue-chips lớn nhất trên sàn chứng khoán TP.HCM, hầu hết đều giảm sàn với những cái tên quen thuộc với các nhà đầu tư như ITA, PVD, SSI, FPT, DPM, STB.
Về khối lượng khớp lệnh, STB ở đầu với 1.524.000 cổ phiếu, DPM với 1.462.260 cổ phiếu, SSI với 593.260 cổ phiếu, PVT với 324.080 cổ phiếu, và tiếp sau là các mã như PET, FPT, VNM.
Các tân binh cũng chung số phận khi đều giảm giá, và tồi tệ nhất có lẽ là DQC của CTCP Bóng đèn Điện Quang khi có phiên thứ 4 liên tiếp giảm sàn 10.000 đồng xuống 200.000 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu DXV cũng giảm hết biên độ cho phép khi chào sàn ở mức 33.600 đồng/cổ phiếu, SBT của Mía đường Bourbon Tây Ninh cũng giảm sàn 1.200 đồng xuống 22.800 đồng/cổ phiếu.
Sàn Hà Nội: NĐT cũng tranh thủ bán ra
Trên sàn Hà Nội, nhiều nhà đầu tư cũng tranh thủ bán ra “gỡ gạc” ít vốn sau khi thị trường bất ngờ có phiên tăng điểm khá khởi sắc trong phiên hôm qua.
Sau 2 phiên tăng với tổng số điểm là 8,95 điểm. Kết thúc phiên giao dịch sáng nay (26/2), chỉ số HASTC-Index của sàn Hà Nội đảo chiều giảm mạnh 17,28 điểm (tương đương giảm 7%) đóng cửa ở mức 229,56 điểm.
Hôm qua, trong khi màu xanh bao phủ bảng điện tử giao dịch thì phiên sáng nay ngược lại, màu đỏ lại là màu chủ đạo khi có tới tròn 100 mã giảm giá, chỉ có 25 mã tiếp tục đi lên, 1 mã đứng giá và 3 mã không có giao dịch.
Theo thống kê, tổng khối lượng và giá trị giao dịch phiên này giảm nhẹ so với phiên liền trước đạt 4,5 triệu cổ phiếu tương đương giá trị đạt 279,81 tỷ đồng.
(Theo VietnamNet)
0 Responses to Sau phút thăng hoa, chứng khoán lại đồng loạt giảm sàn
Something to say?