TTCK: Nhà đầu tư nước ngoài vẫn quan tâm
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Với những nhà đầu tư trung và dài hạn nhắm đến các khoản đầu tư trước khi niêm yết, thị trường chứng khoán hiện nay có thể tạo ra một mức giá chuẩn mới thấp hơn, một cơ hội tốt để họ đầu tư.
Trong một “thế giới hoàn hảo”, chính phủ dĩ nhiên mong muốn nền kinh tế đạt tốc độ phát triển 8 – 9% với tỷ lệ lạm phát tương đương, tỷ giá hối đoái ổn định đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu, và một thị trường chứng khoán hưng phấn. Tình hình của nền kinh tế gần đây đang gần với tình trạng một “cơn bão hoàn hảo” hơn. Tỷ lệ lạm phát cao ở mức trên 14%, giá địa ốc tăng quá nóng.
Việc rút bớt hơn 20 ngàn tỉ tiền đồng lưu thông có vẻ như một bước cần thiết để kiềm chế lạm phát, nhưng lại gây thêm sức ép cho việc tăng giá tiền đồng so với đô la Mỹ, và khiến cho thị trường chứng khoán chới với. Chính phủ đang đứng trước ba áp lực: lạm phát, tiền đồng tăng giá và sức khoẻ của thị trường chứng khoán. Các ngân hàng thương mại cổ phần lúng túng, lãi suất tăng (mức 30%/năm lãi suất của thị trường liên ngân hàng được một cán bộ ngân hàng cho biết là lần đầu tiên chứng kiến trong lịch sử làm ngân hàng ở Việt Nam) sẽ khiến việc vay vốn trở nên khó khăn hơn và đến kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
Giới kinh doanh, đầu tư đang hồi hộp quan sát từng động thái điều tiết vĩ mô của chính phủ. Mặc dù lo lắng về tình hình trước mắt, đa số những nhà đầu tư lớn vẫn nhìn nhận rằng viễn cảnh trung và dài hạn là sáng sủa. Các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng thị trường điều tiết lại sẽ là một cơ hội tốt để họ đầu tư hơn. Quỹ đầu tư Vina Capital cho biết chỉ có khoảng 30% danh mục đầu tư của họ là trên sàn chứng khoán. Đầu tư chủ yếu của các quỹ lớn vẫn là những khoản đầu tư thương lượng trước khi lên sàn. “Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư mạnh ở các công ty,” ông Andy Ho, giám đốc điều hành Vina Capital cho biết. “Thực tế hiện nay giá vẫn còn cao, chỉ hợp lý hơn”.
Việc cổ phiếu trên sàn sụt giá chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tới quá trình cổ phần hoá và đầu tư tư nhân nói chung, theo hướng có lợi cho những nhà đầu tư tài chính vì giá chắc chắn là thấp hơn nhiều so với thời điểm cách đây một năm. Thảm hoạ của người này có thể là cơ hội của người khác. Những nhà đầu tư nước ngoài lão luyện chuyên đi săn lùng cơ hội đầu tư trước khi lên sàn như Tim Dattels, giám đốc điều hành TPG Capital, một quỹ đầu tư tư nhân lớn từ Mỹ cho biết, TPG vẫn đang săn lùng mua cổ phần ở các công ty đang lên tại Việt Nam và Trung Quốc. “Việt Nam vẫn là một trong những thị trường lý thú, nhưng năm ngoái được định giá quá cao, cộng thêm việc thực hiện giao dịch còn khó khăn. Chúng tôi đang quan sát những tình huống thị trường khác nhau, và Việt Nam là một thị trường quan trọng”.
Ở tầm nhìn trung và dài hạn, thị trường đầu tư gián tiếp ở Việt Nam vẫn có đầy đủ các cơ hội để phát triển tốt. Nói như vậy không có nghĩa là nguy cơ suy thoái của thị trường Mỹ không ảnh hưởng tới Việt Nam. Những định chế tài chính lớn khi gặp khó khăn từ cuộc khủng hoảng tín dụng mua nhà ở Mỹ sẽ tìm cách củng cố lại danh mục đầu tư và có thể sẽ cắt đi những thị trường nhỏ, mỏng và dễ thay đổi như Việt Nam. Ông Andy Ho cho biết lần huy động vốn gần nhất của Vina Capital là vào tháng 11/2007 tại London, khi thị trường chứng khoán Việt Nam còn tương đối ổn định. Kể từ khi thị trường chứng khoán đi xuống, họ chưa đi huy động vốn mới nên chưa biết nhà đầu tư nước ngoài sẽ phản ứng với tình hình hiện tại trên thị trường Việt Nam như thế nào.
Thách thức chính hiện nay đang nằm trong tay những người điều hành kinh tế vĩ mô. Làm sao để khéo léo ghìm cương được lạm phát mà không làm ảnh hưởng quá nhiều tới tốc độ phát triển và sức khỏe của nền kinh tế.
(Theo SGTT)
Trong một “thế giới hoàn hảo”, chính phủ dĩ nhiên mong muốn nền kinh tế đạt tốc độ phát triển 8 – 9% với tỷ lệ lạm phát tương đương, tỷ giá hối đoái ổn định đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu, và một thị trường chứng khoán hưng phấn. Tình hình của nền kinh tế gần đây đang gần với tình trạng một “cơn bão hoàn hảo” hơn. Tỷ lệ lạm phát cao ở mức trên 14%, giá địa ốc tăng quá nóng.
Việc rút bớt hơn 20 ngàn tỉ tiền đồng lưu thông có vẻ như một bước cần thiết để kiềm chế lạm phát, nhưng lại gây thêm sức ép cho việc tăng giá tiền đồng so với đô la Mỹ, và khiến cho thị trường chứng khoán chới với. Chính phủ đang đứng trước ba áp lực: lạm phát, tiền đồng tăng giá và sức khoẻ của thị trường chứng khoán. Các ngân hàng thương mại cổ phần lúng túng, lãi suất tăng (mức 30%/năm lãi suất của thị trường liên ngân hàng được một cán bộ ngân hàng cho biết là lần đầu tiên chứng kiến trong lịch sử làm ngân hàng ở Việt Nam) sẽ khiến việc vay vốn trở nên khó khăn hơn và đến kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
Giới kinh doanh, đầu tư đang hồi hộp quan sát từng động thái điều tiết vĩ mô của chính phủ. Mặc dù lo lắng về tình hình trước mắt, đa số những nhà đầu tư lớn vẫn nhìn nhận rằng viễn cảnh trung và dài hạn là sáng sủa. Các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng thị trường điều tiết lại sẽ là một cơ hội tốt để họ đầu tư hơn. Quỹ đầu tư Vina Capital cho biết chỉ có khoảng 30% danh mục đầu tư của họ là trên sàn chứng khoán. Đầu tư chủ yếu của các quỹ lớn vẫn là những khoản đầu tư thương lượng trước khi lên sàn. “Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư mạnh ở các công ty,” ông Andy Ho, giám đốc điều hành Vina Capital cho biết. “Thực tế hiện nay giá vẫn còn cao, chỉ hợp lý hơn”.
Việc cổ phiếu trên sàn sụt giá chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tới quá trình cổ phần hoá và đầu tư tư nhân nói chung, theo hướng có lợi cho những nhà đầu tư tài chính vì giá chắc chắn là thấp hơn nhiều so với thời điểm cách đây một năm. Thảm hoạ của người này có thể là cơ hội của người khác. Những nhà đầu tư nước ngoài lão luyện chuyên đi săn lùng cơ hội đầu tư trước khi lên sàn như Tim Dattels, giám đốc điều hành TPG Capital, một quỹ đầu tư tư nhân lớn từ Mỹ cho biết, TPG vẫn đang săn lùng mua cổ phần ở các công ty đang lên tại Việt Nam và Trung Quốc. “Việt Nam vẫn là một trong những thị trường lý thú, nhưng năm ngoái được định giá quá cao, cộng thêm việc thực hiện giao dịch còn khó khăn. Chúng tôi đang quan sát những tình huống thị trường khác nhau, và Việt Nam là một thị trường quan trọng”.
Ở tầm nhìn trung và dài hạn, thị trường đầu tư gián tiếp ở Việt Nam vẫn có đầy đủ các cơ hội để phát triển tốt. Nói như vậy không có nghĩa là nguy cơ suy thoái của thị trường Mỹ không ảnh hưởng tới Việt Nam. Những định chế tài chính lớn khi gặp khó khăn từ cuộc khủng hoảng tín dụng mua nhà ở Mỹ sẽ tìm cách củng cố lại danh mục đầu tư và có thể sẽ cắt đi những thị trường nhỏ, mỏng và dễ thay đổi như Việt Nam. Ông Andy Ho cho biết lần huy động vốn gần nhất của Vina Capital là vào tháng 11/2007 tại London, khi thị trường chứng khoán Việt Nam còn tương đối ổn định. Kể từ khi thị trường chứng khoán đi xuống, họ chưa đi huy động vốn mới nên chưa biết nhà đầu tư nước ngoài sẽ phản ứng với tình hình hiện tại trên thị trường Việt Nam như thế nào.
Thách thức chính hiện nay đang nằm trong tay những người điều hành kinh tế vĩ mô. Làm sao để khéo léo ghìm cương được lạm phát mà không làm ảnh hưởng quá nhiều tới tốc độ phát triển và sức khỏe của nền kinh tế.
(Theo SGTT)
0 Responses to TTCK: Nhà đầu tư nước ngoài vẫn quan tâm
Something to say?