Thị trường hồi tỉnh
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Phiên giao dịch đầu tuần hôm qua 25.2 đã diễn ra hơn cả sự mong đợi của nhiều nhà đầu tư khi VN-Index tăng lên 27,94 điểm, đạt 715,04 điểm.
Lượng giao dịch tăng vọt
Ở đợt khớp lệnh đầu tiên, VN-Index chỉ tăng 18,9 điểm và khối lượng khớp lệnh đạt 2,9 triệu chứng khoán (CK). Tuy nhiên, sự đột phá đã được thể hiện khi bước sang đợt giao dịch khớp lệnh liên tục. Hàng loạt mã CK tăng giá trần với lượng dư bán không còn. Kết thúc đợt giao dịch này, VN-Index tăng 27,67 điểm với khối lượng khớp lệnh tăng mạnh lên 9,9 triệu CK. Toàn phiên có hơn 12,2 triệu CK được giao dịch khớp lệnh với tổng trị giá đạt 858,4 tỉ đồng. Cùng với kết quả giao dịch thỏa thuận tăng mạnh của trái phiếu, tổng khối lượng CK thực hiện trong ngày đạt 23,9 triệu CK với tổng trị giá hơn 2.000 tỉ đồng. Đây là một con số làm ngỡ ngàng nhiều nhà đầu tư.
Tại sàn TP.HCM, có 147 mã CK tăng giá, 2 mã CK đứng giá, chỉ có 3 mã CK giảm giá (DQC giảm 11.000 đồng/cổ phiếu (CP), TTP giảm 2.000 đồng/CP và SGC giảm 1.500 đồng/CP). Có khá nhiều CP không còn lượng dư bán vào cuối ngày như BBT, CAN, DHG, FPT, GIL, HT1, HPG, NKD, PPC, PVD, STB... Tổng khối lượng đặt mua là 24,7 triệu CK (tăng 19,45% so với phiên trước) trong khi tổng khối lượng đặt bán chỉ đạt 15,7 triệu CK (giảm 43,47%).
Tình hình tương tự cũng diễn ra tại sàn Hà Nội khi hàng loạt mã CK tăng giá trần và lượng dư bán không còn. Càng về cuối phiên, giá càng khớp ở mức trần nhiều hơn như ACB, BMI, BTS, CIC, EBS, HNM, S99, S96, SD3, SD5... Chỉ số Hastc-Index tăng lên 7,82 điểm, đạt 246,84 điểm với khối lượng giao dịch đạt 4,6 triệu CK. Nhà đầu tư Lê Trung trên sàn Agriseco đang hy vọng vào sự khởi sắc của thị trường trong tuần này. Anh Trung cho rằng khả năng tăng giá trong những phiên kế tiếp là điều có thể xảy ra. "Đợt phục hồi này khiến cho tôi và nhiều người nữa vẫn tiếp tục an tâm vào khoản đầu tư của mình trên thị trường chứng khoán. Hơn nữa, giá CP đã rớt quá sâu rồi thì khó có thể giảm nữa", anh Lê Trung nói. Trên các diễn đàn chứng khoán, phiên giao dịch sáng qua cũng gây ra nhiều tranh cãi về nguyên nhân và khả năng đi lên của thị trường trong những ngày kế tiếp. Người thận trọng thì cho rằng đây chỉ là cơ hội bán cắt lỗ khá tốt; người lạc quan hơn thì cho rằng thị trường đã bắt đầu phục hồi. Nhìn chung, tâm lý nhà đầu tư sau phiên giao dịch này đã lạc quan hơn.
Chưa khẳng định được xu hướng mới
Ông Johan Nyvene - Tổng giám đốc Công ty chứng khoán TP.HCM (HSC) - cho rằng diễn biến thị trường nói trên chỉ là một phản ứng giá nhưng đó là phản ứng tích cực cho thị trường. Tuy nhiên, mới chỉ có 1 phiên giao dịch nên chưa thể khẳng định được xu thế mới của thị trường. "Chưa có nhiều thông tin hỗ trợ để thị trường có thể đi theo một xu hướng tăng mạnh mẽ ngay được. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đã thấy giá hàng loạt CP quá thấp nên bắt đầu mua vào. Điều này cho thấy nhà đầu tư đã bình tĩnh và vẫn còn niềm tin vào thị trường chứng khoán, vẫn còn thấy được giá trị khi đầu tư vào thị trường này", ông Johan Nyvene nói.
Trong bản phân tích đưa ra đầu ngày 25.2, Công ty chứng khoán Mekong cho rằng đây là cơ hội để mua vào cho các nhà đầu tư có chiến lược dài hạn. Nhà đầu tư có thể xem xét một số mã CK của các công ty có vị thế trên thị trường, tiềm năng tài chính lành mạnh... Ông Nguyễn Việt Hà - Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Mekong, cho rằng do thị trường đã giảm xuống quá sâu nên việc tăng trở lại trong phiên giao dịch đầu tuần này là tất yếu. Thế nhưng, tâm lý nhiều nhà đầu tư vẫn chưa thật sự ổn định và có thể trong 1-2 phiên tới, họ lại tiếp tục bán ra để cắt lỗ. "Các chính sách kiềm chế lạm phát vẫn đang được thực hiện quyết liệt.
Phải chờ đến hết tuần này mới nhìn rõ được xu hướng chung của thị trường, nhất là số lượng nhà đầu tư bán ra để cắt lỗ có còn nhiều hay không", ông Hà nói. Theo ông Johan Nyvene, để cho nhà đầu tư yên tâm hơn thì cần có sự bình ổn về các chính sách vĩ mô. Đặc biệt là chính sách tiền tệ vì lạm phát không thể giải quyết qua đêm được. Hơn nữa, không thể ưu tiên kiềm chế lạm phát bằng mọi giá mà phải có sự tính toán kỹ càng hơn, nhất là các phản ứng của thị trường ngân hàng, bất động sản và chứng khoán vừa qua. Nhiều chuyên gia chứng khoán cho rằng khả năng VN-Index giảm sâu hơn đáy được tạo ra vào ngày 22.2 vừa qua (687,10 điểm) là rất ít.
(Theo ThanhNien)
Lượng giao dịch tăng vọt
Ở đợt khớp lệnh đầu tiên, VN-Index chỉ tăng 18,9 điểm và khối lượng khớp lệnh đạt 2,9 triệu chứng khoán (CK). Tuy nhiên, sự đột phá đã được thể hiện khi bước sang đợt giao dịch khớp lệnh liên tục. Hàng loạt mã CK tăng giá trần với lượng dư bán không còn. Kết thúc đợt giao dịch này, VN-Index tăng 27,67 điểm với khối lượng khớp lệnh tăng mạnh lên 9,9 triệu CK. Toàn phiên có hơn 12,2 triệu CK được giao dịch khớp lệnh với tổng trị giá đạt 858,4 tỉ đồng. Cùng với kết quả giao dịch thỏa thuận tăng mạnh của trái phiếu, tổng khối lượng CK thực hiện trong ngày đạt 23,9 triệu CK với tổng trị giá hơn 2.000 tỉ đồng. Đây là một con số làm ngỡ ngàng nhiều nhà đầu tư.
Tại sàn TP.HCM, có 147 mã CK tăng giá, 2 mã CK đứng giá, chỉ có 3 mã CK giảm giá (DQC giảm 11.000 đồng/cổ phiếu (CP), TTP giảm 2.000 đồng/CP và SGC giảm 1.500 đồng/CP). Có khá nhiều CP không còn lượng dư bán vào cuối ngày như BBT, CAN, DHG, FPT, GIL, HT1, HPG, NKD, PPC, PVD, STB... Tổng khối lượng đặt mua là 24,7 triệu CK (tăng 19,45% so với phiên trước) trong khi tổng khối lượng đặt bán chỉ đạt 15,7 triệu CK (giảm 43,47%).
Tình hình tương tự cũng diễn ra tại sàn Hà Nội khi hàng loạt mã CK tăng giá trần và lượng dư bán không còn. Càng về cuối phiên, giá càng khớp ở mức trần nhiều hơn như ACB, BMI, BTS, CIC, EBS, HNM, S99, S96, SD3, SD5... Chỉ số Hastc-Index tăng lên 7,82 điểm, đạt 246,84 điểm với khối lượng giao dịch đạt 4,6 triệu CK. Nhà đầu tư Lê Trung trên sàn Agriseco đang hy vọng vào sự khởi sắc của thị trường trong tuần này. Anh Trung cho rằng khả năng tăng giá trong những phiên kế tiếp là điều có thể xảy ra. "Đợt phục hồi này khiến cho tôi và nhiều người nữa vẫn tiếp tục an tâm vào khoản đầu tư của mình trên thị trường chứng khoán. Hơn nữa, giá CP đã rớt quá sâu rồi thì khó có thể giảm nữa", anh Lê Trung nói. Trên các diễn đàn chứng khoán, phiên giao dịch sáng qua cũng gây ra nhiều tranh cãi về nguyên nhân và khả năng đi lên của thị trường trong những ngày kế tiếp. Người thận trọng thì cho rằng đây chỉ là cơ hội bán cắt lỗ khá tốt; người lạc quan hơn thì cho rằng thị trường đã bắt đầu phục hồi. Nhìn chung, tâm lý nhà đầu tư sau phiên giao dịch này đã lạc quan hơn.
Chưa khẳng định được xu hướng mới
Ông Johan Nyvene - Tổng giám đốc Công ty chứng khoán TP.HCM (HSC) - cho rằng diễn biến thị trường nói trên chỉ là một phản ứng giá nhưng đó là phản ứng tích cực cho thị trường. Tuy nhiên, mới chỉ có 1 phiên giao dịch nên chưa thể khẳng định được xu thế mới của thị trường. "Chưa có nhiều thông tin hỗ trợ để thị trường có thể đi theo một xu hướng tăng mạnh mẽ ngay được. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đã thấy giá hàng loạt CP quá thấp nên bắt đầu mua vào. Điều này cho thấy nhà đầu tư đã bình tĩnh và vẫn còn niềm tin vào thị trường chứng khoán, vẫn còn thấy được giá trị khi đầu tư vào thị trường này", ông Johan Nyvene nói.
Trong bản phân tích đưa ra đầu ngày 25.2, Công ty chứng khoán Mekong cho rằng đây là cơ hội để mua vào cho các nhà đầu tư có chiến lược dài hạn. Nhà đầu tư có thể xem xét một số mã CK của các công ty có vị thế trên thị trường, tiềm năng tài chính lành mạnh... Ông Nguyễn Việt Hà - Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Mekong, cho rằng do thị trường đã giảm xuống quá sâu nên việc tăng trở lại trong phiên giao dịch đầu tuần này là tất yếu. Thế nhưng, tâm lý nhiều nhà đầu tư vẫn chưa thật sự ổn định và có thể trong 1-2 phiên tới, họ lại tiếp tục bán ra để cắt lỗ. "Các chính sách kiềm chế lạm phát vẫn đang được thực hiện quyết liệt.
Phải chờ đến hết tuần này mới nhìn rõ được xu hướng chung của thị trường, nhất là số lượng nhà đầu tư bán ra để cắt lỗ có còn nhiều hay không", ông Hà nói. Theo ông Johan Nyvene, để cho nhà đầu tư yên tâm hơn thì cần có sự bình ổn về các chính sách vĩ mô. Đặc biệt là chính sách tiền tệ vì lạm phát không thể giải quyết qua đêm được. Hơn nữa, không thể ưu tiên kiềm chế lạm phát bằng mọi giá mà phải có sự tính toán kỹ càng hơn, nhất là các phản ứng của thị trường ngân hàng, bất động sản và chứng khoán vừa qua. Nhiều chuyên gia chứng khoán cho rằng khả năng VN-Index giảm sâu hơn đáy được tạo ra vào ngày 22.2 vừa qua (687,10 điểm) là rất ít.
(Theo ThanhNien)
0 Responses to Thị trường hồi tỉnh
Something to say?