Không để chứng khoán xuống dốc
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
"Chúng ta phải phát triển thị trường chứng khoán (TTCK), để có tăng trưởng chứ không thể để nó xuống dốc" - Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng nói.
Giá cả nhiều mặt hàng có biến động tăng, giá xăng dầu tiếp tục tăng, thị trường bất động sản có thể có biến động trong thời gian tới. Bên lề cuộc họp với lãnh đạo TP Hà Nội sáng qua (26/2), Phó Thủ tướng Thường trực CP Nguyễn Sinh Hùng đã trao đổi với báo chí một số vấn đề về chính sách điều hành kinh tế, tài chính tiền tệ.
Phó Thủ tướng nói: Mục tiêu mà chúng ta phải đạt của năm 2008 là phải duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trong điều kiện kinh tế thế giới đang suy thoái. Chúng ta phải tận dụng lợi thế của mình là đang phát triển và tận dụng cơ hội đang đến, để vượt lên khó khăn, duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Mục tiêu là phải phấn đấu cao hơn 2007.
Vấn đề thứ hai, tập trung các vấn đề xã hội, xóa đói giảm nghèo, dự kiến năm nay sẽ giảm tỷ lệ hộ nghèo từ hơn 14% xuống 12%.
Thứ ba, phải điều hành kinh tế vĩ mô kết hợp đồng bộ các biện pháp để đảm bảo tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát. Do đó, chính sách tiền tệ phải chặt chẽ, nhưng phải chủ động.
Đầu năm, đã có những điều hành chưa thật đi khớp với nhau nhưng sau khi có hiện tượng này hiện tượng khác, Hội đồng tài chính tiền tệ quốc gia đã họp với Thủ tướng và sẽ có những chấn chỉnh kịp thời.
Đối với thị trường bất động sản (BĐS), để phát triển đúng hướng, lành mạnh thì vốn phải được cho vay, tiền đồng phải đủ, tiền đô la được thanh khoản, chứ không thể để ách tắc.
Như vậy, chúng ta phải phát triển thị trường chứng khoán (TTCK), để có tăng trưởng chứ không thể để nó xuống dốc. TTCK là một kênh huy động vốn quan trọng, là kênh đầu tư dài hạn rất có ý nghĩa, khác với vay tín dụng, cho nên phải tập trung giải quyết TTCK cả cung lẫn cầu hài hòa để tăng trưởng được.
Thị trường BĐS đang “nóng”, do cung cầu chưa thực sự gặp nhau. Chúng ta cấp giấy phép đầu tư chậm, phát triển khu đô thị làm cũng chậm, cho nên mới có đầu cơ. Đầu cơ thể hiện ở chỗ tranh thủ xin được giấy phép rồi để đó không làm, hoặc bán giấy phép; thứ hai là tranh thủ mua nhà để bán chứ không phải để ở.
Những hiện tượng đầu cơ ấy phải đả phá. Nguồn tiền của Nhà nước, của các tổ chức tín dụng đưa ra cho thị trường BĐS phải phục vụ đầu tư chứ không phải phục vụ đầu cơ. Vì vậy, chúng ta phải tính toán để thị trường này phát triển nhanh hơn, để tăng cung nhiều hơn giúp trở lại bình ổn hơn.
Thưa Phó Thủ tướng, vừa qua các “đại gia” BĐS lên tiếng “kêu cứu”, nhưng với người thu nhập thấp, giấc mơ mua nhà càng ngày càng xa vời. Vậy Chính phủ giải quyết vấn đề này ra sao?
Phải kiểm soát đầu cơ, tăng cường kiểm tra, xử lý, không thể để tồn tại những dự án nhận rồi bán lại, kiếm lời. Cho nên, tôi nói là một mặt phải phát triển nhưng mặt khác là phải chống đầu cơ đối với thị trường này.
Đối với thị trường BĐS, chúng ta vẫn duy trì cho vay vốn để phát triển, đồng thời duy trì các biện pháp thông qua công cụ tín dụng, công cụ cho vay vốn để kiểm soát đầu cơ.
Giá nhiều mặt hàng tăng chóng mặt từ đầu năm đến nay, giá xăng cũng vừa tăng. Vậy mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ đề ra là giảm lạm phát có bị ảnh hưởng không, thưa Phó Thủ tướng?
Về nguyên tắc, giá cả phải theo thị trường. Thị trường thế giới lên thì giá trong nước lên và ngược lại. Điều quan trọng tôi muốn nói, Chính phủ phải tìm mọi biện pháp để hỗ trợ người khó khăn bị ảnh hưởng của giá cả. Như giá dầu thế giới lên, mình không lên không được bởi lấy tiền đâu mà bù cho DN?
Còn nếu bù lỗ cho doanh nghiệp này, thì doanh nghiệp kia sẽ buôn lậu. Ví như chở vài ba tấn dầu sang nước bạn còn lãi hơn đánh cá, nếu còn bù lỗ nữa, hoá ra bù lỗ cho nước ngoài à?
(Theo TienPhong)
Giá cả nhiều mặt hàng có biến động tăng, giá xăng dầu tiếp tục tăng, thị trường bất động sản có thể có biến động trong thời gian tới. Bên lề cuộc họp với lãnh đạo TP Hà Nội sáng qua (26/2), Phó Thủ tướng Thường trực CP Nguyễn Sinh Hùng đã trao đổi với báo chí một số vấn đề về chính sách điều hành kinh tế, tài chính tiền tệ.
Phó Thủ tướng nói: Mục tiêu mà chúng ta phải đạt của năm 2008 là phải duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trong điều kiện kinh tế thế giới đang suy thoái. Chúng ta phải tận dụng lợi thế của mình là đang phát triển và tận dụng cơ hội đang đến, để vượt lên khó khăn, duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Mục tiêu là phải phấn đấu cao hơn 2007.
Vấn đề thứ hai, tập trung các vấn đề xã hội, xóa đói giảm nghèo, dự kiến năm nay sẽ giảm tỷ lệ hộ nghèo từ hơn 14% xuống 12%.
Thứ ba, phải điều hành kinh tế vĩ mô kết hợp đồng bộ các biện pháp để đảm bảo tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát. Do đó, chính sách tiền tệ phải chặt chẽ, nhưng phải chủ động.
Đầu năm, đã có những điều hành chưa thật đi khớp với nhau nhưng sau khi có hiện tượng này hiện tượng khác, Hội đồng tài chính tiền tệ quốc gia đã họp với Thủ tướng và sẽ có những chấn chỉnh kịp thời.
Đối với thị trường bất động sản (BĐS), để phát triển đúng hướng, lành mạnh thì vốn phải được cho vay, tiền đồng phải đủ, tiền đô la được thanh khoản, chứ không thể để ách tắc.
Như vậy, chúng ta phải phát triển thị trường chứng khoán (TTCK), để có tăng trưởng chứ không thể để nó xuống dốc. TTCK là một kênh huy động vốn quan trọng, là kênh đầu tư dài hạn rất có ý nghĩa, khác với vay tín dụng, cho nên phải tập trung giải quyết TTCK cả cung lẫn cầu hài hòa để tăng trưởng được.
Thị trường BĐS đang “nóng”, do cung cầu chưa thực sự gặp nhau. Chúng ta cấp giấy phép đầu tư chậm, phát triển khu đô thị làm cũng chậm, cho nên mới có đầu cơ. Đầu cơ thể hiện ở chỗ tranh thủ xin được giấy phép rồi để đó không làm, hoặc bán giấy phép; thứ hai là tranh thủ mua nhà để bán chứ không phải để ở.
Những hiện tượng đầu cơ ấy phải đả phá. Nguồn tiền của Nhà nước, của các tổ chức tín dụng đưa ra cho thị trường BĐS phải phục vụ đầu tư chứ không phải phục vụ đầu cơ. Vì vậy, chúng ta phải tính toán để thị trường này phát triển nhanh hơn, để tăng cung nhiều hơn giúp trở lại bình ổn hơn.
Thưa Phó Thủ tướng, vừa qua các “đại gia” BĐS lên tiếng “kêu cứu”, nhưng với người thu nhập thấp, giấc mơ mua nhà càng ngày càng xa vời. Vậy Chính phủ giải quyết vấn đề này ra sao?
Phải kiểm soát đầu cơ, tăng cường kiểm tra, xử lý, không thể để tồn tại những dự án nhận rồi bán lại, kiếm lời. Cho nên, tôi nói là một mặt phải phát triển nhưng mặt khác là phải chống đầu cơ đối với thị trường này.
Đối với thị trường BĐS, chúng ta vẫn duy trì cho vay vốn để phát triển, đồng thời duy trì các biện pháp thông qua công cụ tín dụng, công cụ cho vay vốn để kiểm soát đầu cơ.
Giá nhiều mặt hàng tăng chóng mặt từ đầu năm đến nay, giá xăng cũng vừa tăng. Vậy mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ đề ra là giảm lạm phát có bị ảnh hưởng không, thưa Phó Thủ tướng?
Về nguyên tắc, giá cả phải theo thị trường. Thị trường thế giới lên thì giá trong nước lên và ngược lại. Điều quan trọng tôi muốn nói, Chính phủ phải tìm mọi biện pháp để hỗ trợ người khó khăn bị ảnh hưởng của giá cả. Như giá dầu thế giới lên, mình không lên không được bởi lấy tiền đâu mà bù cho DN?
Còn nếu bù lỗ cho doanh nghiệp này, thì doanh nghiệp kia sẽ buôn lậu. Ví như chở vài ba tấn dầu sang nước bạn còn lãi hơn đánh cá, nếu còn bù lỗ nữa, hoá ra bù lỗ cho nước ngoài à?
(Theo TienPhong)
0 Responses to Không để chứng khoán xuống dốc
Something to say?