Có nên cho mua cổ phần bằng ngoại tệ?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Một trong những biện pháp thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán, theo Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), là nghiên cứu cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần bằng ngoại tệ. Vấn đề này đang gây nhiều ý kiến trái chiều.
Theo VAFI, nếu thực hiện điều này thì những đợt IPO lớn có thể dễ dàng thu hàng trăm triệu đến hàng tỉ USD về ngân sách nhà nước mà không làm ảnh hưởng đến thị trường tiền đồng. Không đồng tình với quan điểm này, ông Huỳnh Thế Du, giảng viên Chương trình giảng dạy Fullright cho rằng, nếu doanh nghiệp được phép bán cổ phần bằng ngoại tệ là hết sức nguy hiểm, vì sẽ dẫn đến khả năng vay ngoại tệ trá hình. Ông Du phân tích, một doanh nghiệp nước ngoài chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp trong nước 100 triệu USD với lý do để mua cổ phần. Doanh nghiệp trong nước được quyền sử dụng nguồn ngoại tệ đó với lãi suất 5% hay 7% tùy hai bên thỏa thuận. Đây là một khoản vay nước ngoài không qua kiểm soát.
Cuộc khủng hoảng tài chính của Thái Lan năm 1997 cũng là do vay ngoại tệ quá nhiều để đổ vào thị trường bất động sản. Nếu cho mua cổ phần bằng ngoại tệ thì ở Việt Nam cũng có khả năng xảy ra hiện tượng này. Lúc đó, tiền nằm trong tài khoản của doanh nghiệp và Ngân hàng Nhà nước không thể kiểm soát được. "Việc bắt tay để vay ngoại tệ trá hình này là điều rất dễ xảy ra" - ông Du nói.
Một chuyên gia kinh tế tại TP.HCM tỏ ra ngạc nhiên: "Không hiểu tại sao rất nhiều người sốt ruột với việc cho nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần bằng ngoại tệ, trong khi nền kinh tế của ta hiện nay đang thừa ngoại tệ". Chuyên gia này cho rằng, hiện nay có tới 50 tỉ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa hấp thụ hết thì việc cho nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần bằng ngoại tệ sẽ không giải quyết được vấn đề mất cung cầu ngoại tê , mà còn làm vấn đề này trở nên trầm trọng hơn.
Ông Huỳnh Thế Du đặt vấn đề, doanh nghiệp của chúng ta có muốn giữ ngoại tệ hay không? Đương nhiên là không, bởi doanh nghiệp giữ ngoại tệ chỉ có một nơi duy nhất để bán là các ngân hàng thương mại, nhưng các ngân hàng thương mại cũng không dám mua, bởi chính các ngân hàng thương mại hiện đang lo huy động tiền đồng với lãi suất rất cao. Các ngân hàng thương mại chỉ huy động ngoại tệ khi Ngân hàng Nhà nước mua.
Như vậy, khi đồng ngoại tệ từ nước ngoài chuyển vào Ngân hàng Nhà nước, trường hợp nếu Ngân hàng Nhà nước có bán được ngoại tệ cho doanh nghiệp thì về bản chất, ngoại tệ vẫn ở trong nền kinh tế và việc mất cân đối cung cầu ngoại tệ càng trầm trọng.
(Theo ThanhNien)
Theo VAFI, nếu thực hiện điều này thì những đợt IPO lớn có thể dễ dàng thu hàng trăm triệu đến hàng tỉ USD về ngân sách nhà nước mà không làm ảnh hưởng đến thị trường tiền đồng. Không đồng tình với quan điểm này, ông Huỳnh Thế Du, giảng viên Chương trình giảng dạy Fullright cho rằng, nếu doanh nghiệp được phép bán cổ phần bằng ngoại tệ là hết sức nguy hiểm, vì sẽ dẫn đến khả năng vay ngoại tệ trá hình. Ông Du phân tích, một doanh nghiệp nước ngoài chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp trong nước 100 triệu USD với lý do để mua cổ phần. Doanh nghiệp trong nước được quyền sử dụng nguồn ngoại tệ đó với lãi suất 5% hay 7% tùy hai bên thỏa thuận. Đây là một khoản vay nước ngoài không qua kiểm soát.
Cuộc khủng hoảng tài chính của Thái Lan năm 1997 cũng là do vay ngoại tệ quá nhiều để đổ vào thị trường bất động sản. Nếu cho mua cổ phần bằng ngoại tệ thì ở Việt Nam cũng có khả năng xảy ra hiện tượng này. Lúc đó, tiền nằm trong tài khoản của doanh nghiệp và Ngân hàng Nhà nước không thể kiểm soát được. "Việc bắt tay để vay ngoại tệ trá hình này là điều rất dễ xảy ra" - ông Du nói.
Một chuyên gia kinh tế tại TP.HCM tỏ ra ngạc nhiên: "Không hiểu tại sao rất nhiều người sốt ruột với việc cho nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần bằng ngoại tệ, trong khi nền kinh tế của ta hiện nay đang thừa ngoại tệ". Chuyên gia này cho rằng, hiện nay có tới 50 tỉ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa hấp thụ hết thì việc cho nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần bằng ngoại tệ sẽ không giải quyết được vấn đề mất cung cầu ngoại tê , mà còn làm vấn đề này trở nên trầm trọng hơn.
Ông Huỳnh Thế Du đặt vấn đề, doanh nghiệp của chúng ta có muốn giữ ngoại tệ hay không? Đương nhiên là không, bởi doanh nghiệp giữ ngoại tệ chỉ có một nơi duy nhất để bán là các ngân hàng thương mại, nhưng các ngân hàng thương mại cũng không dám mua, bởi chính các ngân hàng thương mại hiện đang lo huy động tiền đồng với lãi suất rất cao. Các ngân hàng thương mại chỉ huy động ngoại tệ khi Ngân hàng Nhà nước mua.
Như vậy, khi đồng ngoại tệ từ nước ngoài chuyển vào Ngân hàng Nhà nước, trường hợp nếu Ngân hàng Nhà nước có bán được ngoại tệ cho doanh nghiệp thì về bản chất, ngoại tệ vẫn ở trong nền kinh tế và việc mất cân đối cung cầu ngoại tệ càng trầm trọng.
(Theo ThanhNien)
0 Responses to Có nên cho mua cổ phần bằng ngoại tệ?
Something to say?