Doanh nghiệp lãi cao nhưng giá cổ phiếu giảm
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Điều tưởng như nghịch lý đó đang diễn ra trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Vì sao?
Giá cổ phiếu không “sáng” như doanh nghiệp
Tổng kết năm tài chính 2007, hầu hết các công ty niêm yết đều công bố mức doanh thu và lợi nhuận rất cao. Đơn cử như Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất dầu khí (mã CK: DPM). Tính đến hết ngày 31.12.2007, doanh thu bán hàng của DPM đạt hơn 3.779 tỉ đồng, bằng 117% kế hoạch năm 2007, trong đó doanh thu từ hoạt động tài chính đạt 139,9 tỉ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 1.320 tỉ đồng, bằng 163% kế hoạch năm 2007. Tương tự, Công ty cổ phần Cơ điện lạnh REE - theo công bố của Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) - lũy kế 12 tháng năm 2007, REE đạt được tổng doanh thu thuần là 1.125,18 tỉ đồng, tăng 8,13% so với cùng kỳ năm 2006, đạt 112,52% kế hoạch năm 2007 và lợi nhuận trước thuế là 389,61 tỉ đồng, tăng 30,22% so với cùng kỳ năm 2006, đạt 114,59% kế hoạch năm 2007...
Các công ty có quy mô nhỏ hơn cũng hoạt động hiệu quả không kém. Cụ thể, theo báo cáo tổng kết của Công ty cổ phần Viễn Liên (mã CK: UNI), lợi nhuận năm 2007 của công ty đạt 8,5 tỉ đồng, tăng 312,5% so với năm 2006. Hay Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 lợi nhuận năm 2007 đạt trên 100 tỉ đồng, tăng gần 88% so với năm 2006...
Có thể nói, bảng thành tích của các công ty trên sàn hầu hết đều rất rực rỡ. Tuy nhiên, điều đó lại không đủ sức vực dậy chỉ số VN-Index. Từ những ngày cuối năm 2007 đến đầu 2008, chứng khoán vẫn tiếp tục sụt giảm. Theo ông Huỳnh Thế Du, chuyên gia thuộc Chương trình giảng dạy Fulbright, về mặt bản chất, khi các loại chứng khoán đều đi xuống mà các doanh nghiệp vẫn làm ăn hiệu quả, vẫn huy động được vốn thì không có vấn đề gì, thị trường sẽ tăng trở lại. Tuy nhiên, việc “doanh nghiệp lãi càng cao, giá chứng khoán càng giảm mạnh” như hiện nay thì lại có vấn đề.
Tiền lãi thành cổ phiếu
Một chuyên gia tài chính - chứng khoán tại TP.HCM đặt vấn đề, muốn biết P/E (thu nhập trên thị giá cổ phiếu) hay EPS (lợi nhuận trên cổ phiếu) thật sự của doanh nghiệp thực chất là bao nhiêu, phải phân tích vào bản chất doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp đó. Cụ thể, lợi nhuận từ ngành nghề kinh doanh chính là bao nhiêu và từ tài chính, bất động sản là bao nhiêu. Trên thực tế, các doanh nghiệp không chuyên về tài chính, bất động sản thì EPS khoảng 3.000 đồng/cổ phiếu là không nhiều. Kết thúc năm tài chính 2007, nhiều doanh nghiệp công bố P/E dưới 25 (ngưỡng mua được) nhưng nếu tách các hoạt động và doanh thu như nói trên thì P/E của họ cao hơn rất nhiều. Chính vì vậy, chuyên gia này cho rằng, kể cả khi VN-Index đã xuống dưới ngưỡng 700 điểm như hiện nay thì các loại cổ phiếu có giá vượt quá giá trị thực của mình vẫn không phải là hiếm.
Ở một góc nhìn khác, ông Huỳnh Thế Du cho rằng, có doanh nghiệp công bố lãi cao nhưng thực chất lại không có tiền để chia. Và “bài” của họ là chia cổ tức bằng cổ phiếu “bao nhiêu cũng được”. Ông Du phân tích, báo cáo lợi nhuận của các doanh nghiệp chủ yếu là “cho đẹp” chứ tiền thì không có. Đó là lý do vì sao chia cổ tức bằng cổ phiếu thì các công ty vô cùng hào phóng nhưng bằng tiền mặt thì chỉ phổ biến ở mức 1.000 đồng/cổ phiếu, mức 3.000 đồng/cổ phiếu rất hiếm. Nhà đầu tư có thể đồng ý với cách chia cổ tức này trong một thời gian nhưng nếu lâu dài họ sẽ không hài lòng. Khi đó, họ sẽ bán cổ phiếu đang nắm giữ. Đó là lý do vì sao giá cổ phiếu đi xuống và trở về với giá trị thực của mình. Ông Du cho rằng, với mức VN-Index dưới 700 điểm hiện nay thì số cổ phiếu bị giảm dưới giá trị thực cũng là hiếm. Điều đáng lo là khi nhà đầu tư thấy tiềm năng không sáng sủa, họ sẽ bán cổ phiếu, gặp đúng thời điểm trên thị trường cung đang vượt cầu nên khiến cho giá chứng khoán càng giảm mạnh.
(Theo ThanhNien)
Giá cổ phiếu không “sáng” như doanh nghiệp
Tổng kết năm tài chính 2007, hầu hết các công ty niêm yết đều công bố mức doanh thu và lợi nhuận rất cao. Đơn cử như Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất dầu khí (mã CK: DPM). Tính đến hết ngày 31.12.2007, doanh thu bán hàng của DPM đạt hơn 3.779 tỉ đồng, bằng 117% kế hoạch năm 2007, trong đó doanh thu từ hoạt động tài chính đạt 139,9 tỉ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 1.320 tỉ đồng, bằng 163% kế hoạch năm 2007. Tương tự, Công ty cổ phần Cơ điện lạnh REE - theo công bố của Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) - lũy kế 12 tháng năm 2007, REE đạt được tổng doanh thu thuần là 1.125,18 tỉ đồng, tăng 8,13% so với cùng kỳ năm 2006, đạt 112,52% kế hoạch năm 2007 và lợi nhuận trước thuế là 389,61 tỉ đồng, tăng 30,22% so với cùng kỳ năm 2006, đạt 114,59% kế hoạch năm 2007...
Các công ty có quy mô nhỏ hơn cũng hoạt động hiệu quả không kém. Cụ thể, theo báo cáo tổng kết của Công ty cổ phần Viễn Liên (mã CK: UNI), lợi nhuận năm 2007 của công ty đạt 8,5 tỉ đồng, tăng 312,5% so với năm 2006. Hay Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 lợi nhuận năm 2007 đạt trên 100 tỉ đồng, tăng gần 88% so với năm 2006...
Có thể nói, bảng thành tích của các công ty trên sàn hầu hết đều rất rực rỡ. Tuy nhiên, điều đó lại không đủ sức vực dậy chỉ số VN-Index. Từ những ngày cuối năm 2007 đến đầu 2008, chứng khoán vẫn tiếp tục sụt giảm. Theo ông Huỳnh Thế Du, chuyên gia thuộc Chương trình giảng dạy Fulbright, về mặt bản chất, khi các loại chứng khoán đều đi xuống mà các doanh nghiệp vẫn làm ăn hiệu quả, vẫn huy động được vốn thì không có vấn đề gì, thị trường sẽ tăng trở lại. Tuy nhiên, việc “doanh nghiệp lãi càng cao, giá chứng khoán càng giảm mạnh” như hiện nay thì lại có vấn đề.
Tiền lãi thành cổ phiếu
Một chuyên gia tài chính - chứng khoán tại TP.HCM đặt vấn đề, muốn biết P/E (thu nhập trên thị giá cổ phiếu) hay EPS (lợi nhuận trên cổ phiếu) thật sự của doanh nghiệp thực chất là bao nhiêu, phải phân tích vào bản chất doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp đó. Cụ thể, lợi nhuận từ ngành nghề kinh doanh chính là bao nhiêu và từ tài chính, bất động sản là bao nhiêu. Trên thực tế, các doanh nghiệp không chuyên về tài chính, bất động sản thì EPS khoảng 3.000 đồng/cổ phiếu là không nhiều. Kết thúc năm tài chính 2007, nhiều doanh nghiệp công bố P/E dưới 25 (ngưỡng mua được) nhưng nếu tách các hoạt động và doanh thu như nói trên thì P/E của họ cao hơn rất nhiều. Chính vì vậy, chuyên gia này cho rằng, kể cả khi VN-Index đã xuống dưới ngưỡng 700 điểm như hiện nay thì các loại cổ phiếu có giá vượt quá giá trị thực của mình vẫn không phải là hiếm.
Ở một góc nhìn khác, ông Huỳnh Thế Du cho rằng, có doanh nghiệp công bố lãi cao nhưng thực chất lại không có tiền để chia. Và “bài” của họ là chia cổ tức bằng cổ phiếu “bao nhiêu cũng được”. Ông Du phân tích, báo cáo lợi nhuận của các doanh nghiệp chủ yếu là “cho đẹp” chứ tiền thì không có. Đó là lý do vì sao chia cổ tức bằng cổ phiếu thì các công ty vô cùng hào phóng nhưng bằng tiền mặt thì chỉ phổ biến ở mức 1.000 đồng/cổ phiếu, mức 3.000 đồng/cổ phiếu rất hiếm. Nhà đầu tư có thể đồng ý với cách chia cổ tức này trong một thời gian nhưng nếu lâu dài họ sẽ không hài lòng. Khi đó, họ sẽ bán cổ phiếu đang nắm giữ. Đó là lý do vì sao giá cổ phiếu đi xuống và trở về với giá trị thực của mình. Ông Du cho rằng, với mức VN-Index dưới 700 điểm hiện nay thì số cổ phiếu bị giảm dưới giá trị thực cũng là hiếm. Điều đáng lo là khi nhà đầu tư thấy tiềm năng không sáng sủa, họ sẽ bán cổ phiếu, gặp đúng thời điểm trên thị trường cung đang vượt cầu nên khiến cho giá chứng khoán càng giảm mạnh.
(Theo ThanhNien)
0 Responses to Doanh nghiệp lãi cao nhưng giá cổ phiếu giảm
Something to say?