TTCK: Nhiều cổ phiếu bắt đầu "xanh" trở lại
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Cùng một lúc đón nhận khá nhiều thông tin hỗ trợ nhưng các diễn biến tích cực trong nước và trên thế giới đó cũng chỉ giúp chứng khoán Việt Nam bớt giảm giá kịch sàn.
Kết thúc giao dịch sáng 27/2, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 6,42 điểm (tương đương giảm 0,92%) xuống 685,49 điểm.
Khối lượng giao dịch phiên này lại giảm sút khi đạt 11.095.090 đơn vị, trị giá 808,3 tỷ đồng.
Đã có những dấu hiệu tích cực hơn
Kết thúc phiên giao dịch vừa qua, 26/2 (5h sáng ngày 27/2 giờ Việt Nam) chứng khoán Mỹ vẫn tiếp tục giữ được lửa sau khi đã lấy lại sinh khí 2 phiên liên tiếp kể từ phiên cuối tuần trước.
Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đã đồng loạt tăng khoảng 1% nhờ vào quyết định mua lại cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ của một số tập đoàn lớn như IBM (chi ra 15 tỷ USD). Theo các chuyên gia, bóng ma khủng hoảng trên thị trường chứng khoán, tài chính Mỹ dường như đã được đẩy ra xa, làm vơi đi nỗi lo lắng của các nhà đầu tư chứng khoán trên toàn cầu.
Trong khi đó trong nước, Ngân hàng Nhà nước đã chấm dứt cuộc đua tăng lãi suất giữa các ngân hàng thương mại với yêu cầu các ngân hàng phải thực hiện huy động vốn với mức lãi suất không vượt quá 12%/năm.
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cũng vừa có động thái nhằm giảm nguồn cung thị trường và từ ngày 1/7/2008 các công ty cổ phần muốn chào bán chứng khoán phải có điều lệ phù hợp với quy định của pháp luật.
Trước đó, một số động thái tích cực khác là việc Chính phủ đã cho nước ngoài mua cổ phiếu bằng ngoại tệ (đối với nhà đầu tư chiến lược), tiến độ IPO các doanh nghiệp lớn sẽ được dãn ra cho phù hợp với sức mua thị trường. Bên cạnh đó, lượng mua vào của khối các nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh trong vài phiên qua đang hứa hẹn sẽ làm cho thị trường sôi động hơn trong thời gian tới.
Nhà đầu tư chứng khoán vẫn lo lắng
Mặc dù cùng 1 lúc đón nhận nhiều thông tin tích cực nhưng rất nhiều nhà đầu tư trong nước vẫn lo ngại các diễn biến bất lợi khác trên thị trường sẽ ảnh hưởng không tốt tới giá chứng khoán.
“Lạm phát vẫn tiếp tục tăng cao, chi phí nguyên liệu đầu vào đối với các doanh nghiệp vẫn tiếp tục tăng và ảnh hưởng của nó đến thị trường là không nhỏ”, anh Nguyễn Văn Tùng, một nhà đầu tư có mặt trên sàn chứng khoán SeABank sáng nay lo lắng.
“Giá xăng, đặc biệt là giá dầu tăng đột biến từ ngày 25/2 vừa qua sẽ có tác động không nhỏ tới chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đây là thông tin rất bất lợi đối với giá cổ phiếu và nó còn tác động lâu dài chứ không phải ngày một ngày hai”, anh Tùng nhận định.
Trong khi đó, theo anh Tùng, tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 2 đã đạt kỷ lục cao so với cùng kỳ nhiều năm gần đây với mức tăng 3,5%, nâng tốc độ tăng CPI trong 2 tháng đầu năm lên 4,2%.
Thậm chí có người còn tỏ ra rất bi quan. “Tình hình không thể cứu vãn được, chứng khoán giờ đã không biết bấu víu vào đâu. Việc cho phép mua bằng ngoại tệ có thể bị trì hoãn vì đang gặp nhiều ý kiến bất đồng, nhất là nó lại đi ngược với chủ trương chống đô la hóa. Thông tin hỗ trợ giờ như muối bỏ biển. Thị trường không biết sẽ còn giảm tới đâu. Tôi đã mất một nửa số vốn bỏ ra. Thêm một vài tuần nữa khéo chỉ còn lại một phần ba”, anh Đặng Trung Nghĩa lo lắng.
Ở chiều ngược lại, cũng có một số người tỏ ra lạc quan với các thông tin tốt vừa đến với thị trường. Họ hy vọng thị trường sẽ có những phiên hồi phục nhẹ trong tuần này.
Diễn biến giao dịch sáng 27/2: Nhiều cổ phiếu “xanh” trở lại
Trở lại với diễn biến giao dịch sáng nay, trong tổng số 153 mã chứng khoán niêm yết (thêm DXV của CTCP Xi măng Vật liệu xây dựng xây lắp Đà Nẵng lên sàn với 9,9 triệu cổ phiếu ngày 26/2), đã có 30 mã giữ giá tham chiếu, 38 mã tăng giá, và 85 mã giảm giá.
Trong tốp các cổ phiếu có mức vốn hoá lớn trên sàn đã có 5 mã tăng giá.
Cụ thể, mã tăng mạnh nhất là VNM của Vinamilk tăng 4.000 đồng lên 125.000 đồng/cổ phiếu; PVD của Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí tăng 2.000 đồng lên 116.000 đồng/cổ phiếu; HPG của Hoà Phát tăng 1.000 đồng lên 83.000 đồng/cổ phiếu; PPC của Nhiệt Điện Phả Lại tăng 800 đồng lên 48.000 đồng/cổ phiếu; DPM của Đạm Phú Mỹ tăng 500 đồng lên 57.000 đồng/cổ phiếu.
Trong tốp này, đại gia SSI của Chứng khoán Sài Gòn giảm sàn 5.000 đồng xuống 97.000 đồng/cổ phiếu; STB của Sacombank giảm 500 đồng xuống 52.500 đồng/cổ phiếu; FPT của CTCP Đầu tư Phát triển Công nghệ FPT giảm 1.000 đồng xuống 151.000 đồng/cổ phiếu.
Các mã tăng giá phiên này khá yếu, bên cạnh đó cũng có được 2 mã tăng trần là BPC của CTCP Bao bì Bỉm Sơn tăng 1.200 đồng và UNI của CTCP Viễn Liên tăng 2.200 đồng.
2 tân binh DQC của CTCP Bóng đèn Điện Quang và DXV của CTCP Xi măng VLXD Đà Nẵng tiếp tục giảm sàn, DQC bị vùi dập với 253.520 cổ phiếu dư bán giá sàn, kết thúc giao dịch DQC giảm tiếp 10.000 đồng xuống 190.000 đồng/cổ phiếu. DXV giảm 1.600 đồng xuống 32.000 đồng/cổ phiếu.
Về khối lượng khớp lệnh, hầu hết đều sụt giảm so với các phiên trước đó như STB với hơn 1 triệu cổ phiếu, SSI vươn lên thứ 2 cũng với hơn 1 triệu cổ phiếu, DPM giảm mạnh chỉ có 776.840 cổ phiếu, sau đó là các mã REE, PRUBF1, PPC, PVT, PET…
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HASTC-Index đảo chiều tăng nhẹ 2,77 điểm (tương đương tăng 1,21%) đóng cửa ở mức 232,33 điểm.
Tuy thị trường tăng điểm trở lại nhưng màu đỏ tiếp tục là màu chủ đạo trên bảng điện tử giao dịch khi số mã giảm giá vẫn chiếm áp đảo là 80 mã, trong khi đó chỉ có 35 mã tăng giá, 7 mã đứng giá và 7 mã không có giao dịch.
Tổng khối lượng và giá trị giao dịch phiên này tiếp tục sụt giảm nhẹ đạt hơn 4,2 triệu cổ phiếu tương đương giá trị đạt 266,52 tỷ đồng.
Khá nhiều cổ phiếu blue-chips phiên này vẫn chưa thể phục hồi trở lại. Đại gia ACB tiếp tục để mất thêm 2.100 đồng, BMI giảm nhẹ 100 đồng, BVS giảm 7.700 đồng, HPC giảm 1.200 đồng, PVC giảm 3.700 đồng, PVS giảm 1.200 đồng, PAN giảm 1.900 đồng, S99 giảm 1.100 đồng, VC2 giảm 5.000 đồng, VNR giảm 200 đồng…
Trong 80 mã giảm giá, hầu hết đều giảm nhẹ, không có mã nào giảm quá 10.000 đồng/cổ phiếu.
(Theo VietnamNet)
Kết thúc giao dịch sáng 27/2, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 6,42 điểm (tương đương giảm 0,92%) xuống 685,49 điểm.
Khối lượng giao dịch phiên này lại giảm sút khi đạt 11.095.090 đơn vị, trị giá 808,3 tỷ đồng.
Đã có những dấu hiệu tích cực hơn
Kết thúc phiên giao dịch vừa qua, 26/2 (5h sáng ngày 27/2 giờ Việt Nam) chứng khoán Mỹ vẫn tiếp tục giữ được lửa sau khi đã lấy lại sinh khí 2 phiên liên tiếp kể từ phiên cuối tuần trước.
Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đã đồng loạt tăng khoảng 1% nhờ vào quyết định mua lại cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ của một số tập đoàn lớn như IBM (chi ra 15 tỷ USD). Theo các chuyên gia, bóng ma khủng hoảng trên thị trường chứng khoán, tài chính Mỹ dường như đã được đẩy ra xa, làm vơi đi nỗi lo lắng của các nhà đầu tư chứng khoán trên toàn cầu.
Trong khi đó trong nước, Ngân hàng Nhà nước đã chấm dứt cuộc đua tăng lãi suất giữa các ngân hàng thương mại với yêu cầu các ngân hàng phải thực hiện huy động vốn với mức lãi suất không vượt quá 12%/năm.
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cũng vừa có động thái nhằm giảm nguồn cung thị trường và từ ngày 1/7/2008 các công ty cổ phần muốn chào bán chứng khoán phải có điều lệ phù hợp với quy định của pháp luật.
Trước đó, một số động thái tích cực khác là việc Chính phủ đã cho nước ngoài mua cổ phiếu bằng ngoại tệ (đối với nhà đầu tư chiến lược), tiến độ IPO các doanh nghiệp lớn sẽ được dãn ra cho phù hợp với sức mua thị trường. Bên cạnh đó, lượng mua vào của khối các nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh trong vài phiên qua đang hứa hẹn sẽ làm cho thị trường sôi động hơn trong thời gian tới.
Nhà đầu tư chứng khoán vẫn lo lắng
Mặc dù cùng 1 lúc đón nhận nhiều thông tin tích cực nhưng rất nhiều nhà đầu tư trong nước vẫn lo ngại các diễn biến bất lợi khác trên thị trường sẽ ảnh hưởng không tốt tới giá chứng khoán.
“Lạm phát vẫn tiếp tục tăng cao, chi phí nguyên liệu đầu vào đối với các doanh nghiệp vẫn tiếp tục tăng và ảnh hưởng của nó đến thị trường là không nhỏ”, anh Nguyễn Văn Tùng, một nhà đầu tư có mặt trên sàn chứng khoán SeABank sáng nay lo lắng.
“Giá xăng, đặc biệt là giá dầu tăng đột biến từ ngày 25/2 vừa qua sẽ có tác động không nhỏ tới chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đây là thông tin rất bất lợi đối với giá cổ phiếu và nó còn tác động lâu dài chứ không phải ngày một ngày hai”, anh Tùng nhận định.
Trong khi đó, theo anh Tùng, tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 2 đã đạt kỷ lục cao so với cùng kỳ nhiều năm gần đây với mức tăng 3,5%, nâng tốc độ tăng CPI trong 2 tháng đầu năm lên 4,2%.
Thậm chí có người còn tỏ ra rất bi quan. “Tình hình không thể cứu vãn được, chứng khoán giờ đã không biết bấu víu vào đâu. Việc cho phép mua bằng ngoại tệ có thể bị trì hoãn vì đang gặp nhiều ý kiến bất đồng, nhất là nó lại đi ngược với chủ trương chống đô la hóa. Thông tin hỗ trợ giờ như muối bỏ biển. Thị trường không biết sẽ còn giảm tới đâu. Tôi đã mất một nửa số vốn bỏ ra. Thêm một vài tuần nữa khéo chỉ còn lại một phần ba”, anh Đặng Trung Nghĩa lo lắng.
Ở chiều ngược lại, cũng có một số người tỏ ra lạc quan với các thông tin tốt vừa đến với thị trường. Họ hy vọng thị trường sẽ có những phiên hồi phục nhẹ trong tuần này.
Diễn biến giao dịch sáng 27/2: Nhiều cổ phiếu “xanh” trở lại
Trở lại với diễn biến giao dịch sáng nay, trong tổng số 153 mã chứng khoán niêm yết (thêm DXV của CTCP Xi măng Vật liệu xây dựng xây lắp Đà Nẵng lên sàn với 9,9 triệu cổ phiếu ngày 26/2), đã có 30 mã giữ giá tham chiếu, 38 mã tăng giá, và 85 mã giảm giá.
Trong tốp các cổ phiếu có mức vốn hoá lớn trên sàn đã có 5 mã tăng giá.
Cụ thể, mã tăng mạnh nhất là VNM của Vinamilk tăng 4.000 đồng lên 125.000 đồng/cổ phiếu; PVD của Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí tăng 2.000 đồng lên 116.000 đồng/cổ phiếu; HPG của Hoà Phát tăng 1.000 đồng lên 83.000 đồng/cổ phiếu; PPC của Nhiệt Điện Phả Lại tăng 800 đồng lên 48.000 đồng/cổ phiếu; DPM của Đạm Phú Mỹ tăng 500 đồng lên 57.000 đồng/cổ phiếu.
Trong tốp này, đại gia SSI của Chứng khoán Sài Gòn giảm sàn 5.000 đồng xuống 97.000 đồng/cổ phiếu; STB của Sacombank giảm 500 đồng xuống 52.500 đồng/cổ phiếu; FPT của CTCP Đầu tư Phát triển Công nghệ FPT giảm 1.000 đồng xuống 151.000 đồng/cổ phiếu.
Các mã tăng giá phiên này khá yếu, bên cạnh đó cũng có được 2 mã tăng trần là BPC của CTCP Bao bì Bỉm Sơn tăng 1.200 đồng và UNI của CTCP Viễn Liên tăng 2.200 đồng.
2 tân binh DQC của CTCP Bóng đèn Điện Quang và DXV của CTCP Xi măng VLXD Đà Nẵng tiếp tục giảm sàn, DQC bị vùi dập với 253.520 cổ phiếu dư bán giá sàn, kết thúc giao dịch DQC giảm tiếp 10.000 đồng xuống 190.000 đồng/cổ phiếu. DXV giảm 1.600 đồng xuống 32.000 đồng/cổ phiếu.
Về khối lượng khớp lệnh, hầu hết đều sụt giảm so với các phiên trước đó như STB với hơn 1 triệu cổ phiếu, SSI vươn lên thứ 2 cũng với hơn 1 triệu cổ phiếu, DPM giảm mạnh chỉ có 776.840 cổ phiếu, sau đó là các mã REE, PRUBF1, PPC, PVT, PET…
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HASTC-Index đảo chiều tăng nhẹ 2,77 điểm (tương đương tăng 1,21%) đóng cửa ở mức 232,33 điểm.
Tuy thị trường tăng điểm trở lại nhưng màu đỏ tiếp tục là màu chủ đạo trên bảng điện tử giao dịch khi số mã giảm giá vẫn chiếm áp đảo là 80 mã, trong khi đó chỉ có 35 mã tăng giá, 7 mã đứng giá và 7 mã không có giao dịch.
Tổng khối lượng và giá trị giao dịch phiên này tiếp tục sụt giảm nhẹ đạt hơn 4,2 triệu cổ phiếu tương đương giá trị đạt 266,52 tỷ đồng.
Khá nhiều cổ phiếu blue-chips phiên này vẫn chưa thể phục hồi trở lại. Đại gia ACB tiếp tục để mất thêm 2.100 đồng, BMI giảm nhẹ 100 đồng, BVS giảm 7.700 đồng, HPC giảm 1.200 đồng, PVC giảm 3.700 đồng, PVS giảm 1.200 đồng, PAN giảm 1.900 đồng, S99 giảm 1.100 đồng, VC2 giảm 5.000 đồng, VNR giảm 200 đồng…
Trong 80 mã giảm giá, hầu hết đều giảm nhẹ, không có mã nào giảm quá 10.000 đồng/cổ phiếu.
(Theo VietnamNet)
0 Responses to TTCK: Nhiều cổ phiếu bắt đầu "xanh" trở lại
Something to say?