Công ty chứng khoán đua nhau về tỉnh
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Từ cuối năm 2007 đến nay, bất chấp thị trường chứng khoán (TTCK) ngày càng xuống dốc, hàng loạt công ty chứng khoán (CTCK) đã và đang mở các đại lý nhận lệnh (ĐLNL) tại nhiều tỉnh, thành với kỳ vọng đây là “cánh tay nối dài” của họ.
Cuộc đua này đang được ví như việc thi nhau lập CTCK trước đây và không phải lúc nào cũng suôn sẻ…
CTCK APEC đang là CTCK “chạy nhanh” nhất với việc mở cả chục điểm ĐLNL từ Bắc vào Nam ở Bắc Ninh, Gia Lai, Đắc Nông, Thanh Hóa, Việt Trì, Vinh, Huế, Hải Phòng, Đà Nẵng… Tiếp đến là IBS tại Bình Phước, Cà Mau, Kiên Giang; nhiều CTCK mới ra đời trong vòng 1 năm nay cũng không chịu kém khi FPTS mở ĐLNL tại Hà Tây, Phú GiaSC mở tại Đồng Nai, Đông Dương ở Đà Lạt, VNS tại Vinh…
Ngoài ra tại 3 TP lớn (trừ TP HCM, HN) là Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ đã và sẽ có hàng chục ĐLNL của các CTCK lớn, nhỏ. Lý giải cho việc mở rộng mạng lưới ĐLNL ngay trong thời điểm khó khăn này, ông Nguyễn Đỗ Lăng, Chủ tịch HĐQT CTCK APEC cho biết “tại các TP lớn, hiện đã có quá nhiều CTCK và cạnh tranh gay gắt nên chúng tôi phải tìm hướng đi riêng.
Tại nhiều tỉnh, nhà đầu tư muốn tham gia TTCK khá nhiều nhưng họ không có điều kiện giao dịch và chúng tôi xem đây là nhóm khách hàng rất có tiềm năng”. GĐ môi giới một CTCK khác cũng thừa nhận khách hàng tại TP HCM và HN đang “bão hòa” nên Cty ông buộc phải tìm về tỉnh để kiếm khách hàng vì “được người nào hay người ấy”.
* Từ hôm nay, 3/3, Sở GDCK TP HCM sẽ kéo dài thời gian khớp lệnh liên tục thêm 15 phút từ 9 giờ đến 10 giờ 15 trong tất cả các phiên giao dịch nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có nhiều thời gian đặt lệnh hơn.
Thời gian giao dịch khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa rút ngắn 15 phút từ 10 giờ 15 đến 10 giờ 30. Riêng các giao dịch xác định giá mở cửa, thỏa thuận, trái phiếu… vẫn giữ thời gian như cũ.
* Cũng từ 3/3 (quy định từ 1/3 nhưng rơi vào ngày nghỉ), thay vì mở tài khoản giao dịch tại CTCK nhà đầu tư phải mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của Bộ Tài chính.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều CTCK chưa sẵn sàng cho việc “nối mạng” để quản lý tài khoản của khách hàng giữa họ với các CTCK. Riêng một số CTCK như EPS, SSI, ACBS, VCBS…thì khẳng định đã kết nối xong, trong đó EPS đã có 100% khách hàng mở tài khoản tại VCB và Đông Á.
Trả lời về việc các nhà đầu tư lo ngại kẹt đường truyền sẽ bị thiệt hại, HOSE cho biết các CTCK và NH đã kết nối xong đảm bảo ngoài hệ thống chính còn có hệ thống dự phòng, trong trường hợp cả hai hệ thống này bị sự cố thì vẫn có phương thức truyền thông tin bằng điện thoại để hạn chế tối đa rủi ro cho nhà đầu tư.
Bà Lê Minh Ngà, GĐ tài chính CTCK EPS, khẳng định: “Đối tác của chúng tôi là NH Đông Á đã thử nghiệm và đưa vào hoạt động hệ thống kết nối từ nửa tháng nay mà chưa có trục trặc nào. Thời gian kết nối và trả kết quả cho khách chỉ từ 20-30 giây.
Chúng tôi đã có 3 phương án để phòng sự cố. Hầu như không thể có chuyện cả 3 cách đều cùng hư hỏng trong cùng thời điểm”. Đây cũng là cách mà nhiều CTCK, NH khác đang áp dụng.
Mở tài khoản tại NH, ngoài việc không còn bị lợi dụng như phản ánh lâu nay, nhà đầu tư còn được hưởng tất cả các dịnh vụ của NH như lãi suất, Internet Banking, ATM, giao dịch online, ứng trước tiền bán chứng khoán trong ngày…
Cuộc đua mở ĐLNL đang được ví như việc mở chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng năm 2007 và việc mở bằng được đang được xem trọng hơn là hiệu quả, lợi nhuận đem lại.
Trước viễn cảnh giao dịch online qua mạng sẽ chiếm ưu thế thì nhiều CTCK mở rộng ĐLNL tự tin rằng nhà đầu tư vẫn thích đến sàn và được “chăm sóc trực tiếp hơn”. Tổng GĐ CTCK FPTS Nguyễn Điệp Tùng khẳng định rằng: “khách hàng tại nhiều tỉnh thành vẫn cần các ĐLNL”.
Tuy nhiên giữa kỳ vọng và thực tế đang có một khoảng cách lớn. Mới đây, CTCK VCBS đã thông báo đóng cửa ĐLNL tại Đà Nẵng, ACBS đóng cửa ĐLNL tại Hải Phòng, tại Cần Thơ vài ĐLNL cũng đang chờ “giải tán”… đều vì lý do chung : ít khách hàng, thu không đủ chi hoặc “chờ nâng cấp”.
Những CTCK lớn như SSI, BVS, VCBS… gần đây không “mặn mà” lắm với việc mở thêm các ĐLNL ở tỉnh. Ngoài việc họ đang chiếm lĩnh các TP lớn thì bài toán hiệu quả đang là một rào cản lớn.
Phó Tổng GĐ một CTCK lớn tiết lộ: “3 ĐLNL của chúng tôi ở tỉnh đã mở hơn 1 năm nhưng chưa có nơi nào thu lời, một tháng lỗ trung bình 50 triệu đồng/ĐLNL nên tạm thời phải đóng cửa 2 cái”.
Nhiều ĐLNL hoạt động hơn nửa năm nhưng tổng số khách hàng không quá 100, giá trị giao dịch nhiều ngày chỉ hơn 100 triệu… nên chuyện “đóng cửa chỉ còn là thời gian”.
Hiện nay đầu tư cho một ĐLNL đã không còn dưới 200 triệu đồng, để duy trì cũng cần 30-50 triệu đồng/tháng, một con số không nhỏ đối với các CTCK mới và TTCK ảm đạm hiện nay.
Ngoài việc được giao dịch trực tiếp như tại trụ sở chính, nhà đầu tư ở tỉnh đỡ mất công phải đi lại nhưng họ cũng gặp không ít bất tiện khác.
Anh Trần Bình Nam, nhà đầu tư tại Bình Dương cho biết ĐLNL anh đang giao dịch không có nhân viên tư vấn, thông tin thường phải tự tìm kiếm và trục trặc kỹ thuật xảy ra liên tục.
Trong dịp khai trương ĐLNL của VCNS tại TP HCM khuyến cáo “nếu chỉ mở ra để nhận lệnh mà không chú ý đến tư vấn, cung cấp thông tin, chăm sóc nhà đầu tư… thì ĐLNL sẽ khó tồn tại lâu”.
Một số CTCK thay vì mở ĐLNL đã đầu tư vào giao dịch online như EPS, phát triển đội ngũ môi giới, tư vấn tại tỉnh như Đại Việt, sử dụng mạng lưới trong cùng hệ thống để tiết kiệm chi phí như các NH…
Nhà phân tích chứng khoán Trần Ngọc Nam nhận định “nhiều CTCK mở ĐLNL như một hình thức xí chỗ, giành thị phần trước ở các tỉnh hơn là tìm lợi nhuận ngắn hạn. Đó không phải là một hướng đi sai nhưng nếu không tính toán kỹ và trụ được lâu dài thì sẽ lợi bất cập hại”.
Từ nay đến giữa năm, dự kiến sẽ có khoảng 50 ĐLNL của các CTCK “về” tỉnh khiến cuộc đua càng trở nên nóng bỏng nếu TTCK vẫn ế ẩm, và một vài CTCK đã có ý định hoãn lại vì lo ngại nhà đầu tư tỉnh lại “bội thực” như đã từng bị với cổ phiếu phát hành thêm.
(Theo TienPhong)
Cuộc đua này đang được ví như việc thi nhau lập CTCK trước đây và không phải lúc nào cũng suôn sẻ…
CTCK APEC đang là CTCK “chạy nhanh” nhất với việc mở cả chục điểm ĐLNL từ Bắc vào Nam ở Bắc Ninh, Gia Lai, Đắc Nông, Thanh Hóa, Việt Trì, Vinh, Huế, Hải Phòng, Đà Nẵng… Tiếp đến là IBS tại Bình Phước, Cà Mau, Kiên Giang; nhiều CTCK mới ra đời trong vòng 1 năm nay cũng không chịu kém khi FPTS mở ĐLNL tại Hà Tây, Phú GiaSC mở tại Đồng Nai, Đông Dương ở Đà Lạt, VNS tại Vinh…
Ngoài ra tại 3 TP lớn (trừ TP HCM, HN) là Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ đã và sẽ có hàng chục ĐLNL của các CTCK lớn, nhỏ. Lý giải cho việc mở rộng mạng lưới ĐLNL ngay trong thời điểm khó khăn này, ông Nguyễn Đỗ Lăng, Chủ tịch HĐQT CTCK APEC cho biết “tại các TP lớn, hiện đã có quá nhiều CTCK và cạnh tranh gay gắt nên chúng tôi phải tìm hướng đi riêng.
Tại nhiều tỉnh, nhà đầu tư muốn tham gia TTCK khá nhiều nhưng họ không có điều kiện giao dịch và chúng tôi xem đây là nhóm khách hàng rất có tiềm năng”. GĐ môi giới một CTCK khác cũng thừa nhận khách hàng tại TP HCM và HN đang “bão hòa” nên Cty ông buộc phải tìm về tỉnh để kiếm khách hàng vì “được người nào hay người ấy”.
* Từ hôm nay, 3/3, Sở GDCK TP HCM sẽ kéo dài thời gian khớp lệnh liên tục thêm 15 phút từ 9 giờ đến 10 giờ 15 trong tất cả các phiên giao dịch nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có nhiều thời gian đặt lệnh hơn.
Thời gian giao dịch khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa rút ngắn 15 phút từ 10 giờ 15 đến 10 giờ 30. Riêng các giao dịch xác định giá mở cửa, thỏa thuận, trái phiếu… vẫn giữ thời gian như cũ.
* Cũng từ 3/3 (quy định từ 1/3 nhưng rơi vào ngày nghỉ), thay vì mở tài khoản giao dịch tại CTCK nhà đầu tư phải mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của Bộ Tài chính.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều CTCK chưa sẵn sàng cho việc “nối mạng” để quản lý tài khoản của khách hàng giữa họ với các CTCK. Riêng một số CTCK như EPS, SSI, ACBS, VCBS…thì khẳng định đã kết nối xong, trong đó EPS đã có 100% khách hàng mở tài khoản tại VCB và Đông Á.
Trả lời về việc các nhà đầu tư lo ngại kẹt đường truyền sẽ bị thiệt hại, HOSE cho biết các CTCK và NH đã kết nối xong đảm bảo ngoài hệ thống chính còn có hệ thống dự phòng, trong trường hợp cả hai hệ thống này bị sự cố thì vẫn có phương thức truyền thông tin bằng điện thoại để hạn chế tối đa rủi ro cho nhà đầu tư.
Bà Lê Minh Ngà, GĐ tài chính CTCK EPS, khẳng định: “Đối tác của chúng tôi là NH Đông Á đã thử nghiệm và đưa vào hoạt động hệ thống kết nối từ nửa tháng nay mà chưa có trục trặc nào. Thời gian kết nối và trả kết quả cho khách chỉ từ 20-30 giây.
Chúng tôi đã có 3 phương án để phòng sự cố. Hầu như không thể có chuyện cả 3 cách đều cùng hư hỏng trong cùng thời điểm”. Đây cũng là cách mà nhiều CTCK, NH khác đang áp dụng.
Mở tài khoản tại NH, ngoài việc không còn bị lợi dụng như phản ánh lâu nay, nhà đầu tư còn được hưởng tất cả các dịnh vụ của NH như lãi suất, Internet Banking, ATM, giao dịch online, ứng trước tiền bán chứng khoán trong ngày…
Cuộc đua mở ĐLNL đang được ví như việc mở chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng năm 2007 và việc mở bằng được đang được xem trọng hơn là hiệu quả, lợi nhuận đem lại.
Trước viễn cảnh giao dịch online qua mạng sẽ chiếm ưu thế thì nhiều CTCK mở rộng ĐLNL tự tin rằng nhà đầu tư vẫn thích đến sàn và được “chăm sóc trực tiếp hơn”. Tổng GĐ CTCK FPTS Nguyễn Điệp Tùng khẳng định rằng: “khách hàng tại nhiều tỉnh thành vẫn cần các ĐLNL”.
Tuy nhiên giữa kỳ vọng và thực tế đang có một khoảng cách lớn. Mới đây, CTCK VCBS đã thông báo đóng cửa ĐLNL tại Đà Nẵng, ACBS đóng cửa ĐLNL tại Hải Phòng, tại Cần Thơ vài ĐLNL cũng đang chờ “giải tán”… đều vì lý do chung : ít khách hàng, thu không đủ chi hoặc “chờ nâng cấp”.
Những CTCK lớn như SSI, BVS, VCBS… gần đây không “mặn mà” lắm với việc mở thêm các ĐLNL ở tỉnh. Ngoài việc họ đang chiếm lĩnh các TP lớn thì bài toán hiệu quả đang là một rào cản lớn.
Phó Tổng GĐ một CTCK lớn tiết lộ: “3 ĐLNL của chúng tôi ở tỉnh đã mở hơn 1 năm nhưng chưa có nơi nào thu lời, một tháng lỗ trung bình 50 triệu đồng/ĐLNL nên tạm thời phải đóng cửa 2 cái”.
Nhiều ĐLNL hoạt động hơn nửa năm nhưng tổng số khách hàng không quá 100, giá trị giao dịch nhiều ngày chỉ hơn 100 triệu… nên chuyện “đóng cửa chỉ còn là thời gian”.
Hiện nay đầu tư cho một ĐLNL đã không còn dưới 200 triệu đồng, để duy trì cũng cần 30-50 triệu đồng/tháng, một con số không nhỏ đối với các CTCK mới và TTCK ảm đạm hiện nay.
Ngoài việc được giao dịch trực tiếp như tại trụ sở chính, nhà đầu tư ở tỉnh đỡ mất công phải đi lại nhưng họ cũng gặp không ít bất tiện khác.
Anh Trần Bình Nam, nhà đầu tư tại Bình Dương cho biết ĐLNL anh đang giao dịch không có nhân viên tư vấn, thông tin thường phải tự tìm kiếm và trục trặc kỹ thuật xảy ra liên tục.
Trong dịp khai trương ĐLNL của VCNS tại TP HCM khuyến cáo “nếu chỉ mở ra để nhận lệnh mà không chú ý đến tư vấn, cung cấp thông tin, chăm sóc nhà đầu tư… thì ĐLNL sẽ khó tồn tại lâu”.
Một số CTCK thay vì mở ĐLNL đã đầu tư vào giao dịch online như EPS, phát triển đội ngũ môi giới, tư vấn tại tỉnh như Đại Việt, sử dụng mạng lưới trong cùng hệ thống để tiết kiệm chi phí như các NH…
Nhà phân tích chứng khoán Trần Ngọc Nam nhận định “nhiều CTCK mở ĐLNL như một hình thức xí chỗ, giành thị phần trước ở các tỉnh hơn là tìm lợi nhuận ngắn hạn. Đó không phải là một hướng đi sai nhưng nếu không tính toán kỹ và trụ được lâu dài thì sẽ lợi bất cập hại”.
Từ nay đến giữa năm, dự kiến sẽ có khoảng 50 ĐLNL của các CTCK “về” tỉnh khiến cuộc đua càng trở nên nóng bỏng nếu TTCK vẫn ế ẩm, và một vài CTCK đã có ý định hoãn lại vì lo ngại nhà đầu tư tỉnh lại “bội thực” như đã từng bị với cổ phiếu phát hành thêm.
(Theo TienPhong)
0 Responses to Công ty chứng khoán đua nhau về tỉnh
Something to say?