SCIC có “ép giá” mua cổ phiếu?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Chỉ số chứng khoán cả hai sàn đã rơi mạnh trong gần 10 phiên giao dịch liên tục.Trong bối cảnh đó, cùng với Chính phủ, Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán, Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán (VASB) tiếp tục phân tích và đưa ra những kiến nghị về giải pháp nhằm ổn định thị trường.
Đại diện các công ty chứng khoán đã “lên tiếng” trong cuộc họp ngày 25/3, đồng loạt kiến nghị Chính phủ phải tính đến những giải pháp tức thời và dài hạn cho thị trường chứng khoán.
Hiện tại, giãn nợ và khoanh nợ là giải pháp được xét đến đầu tiên để ngăn chặn việc các công ty chứng khoán và ngân hàng ép bán cổ phiếu cầm cố, repo.
Để đánh giá về mức độ của tín dụng chứng khoán, theo bà Trần Thị Thúy, Phó giám đốc Công ty chứng khoán Ngân hàng ngoài quốc doanh, Ngân hàng Nhà nước nên yêu cầu ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán báo cáo về số lượng cổ phiếu đang cầm cố, trên cơ sở đó sẽ tìm cách can thiệp thị trường.
Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước có thể hỗ trợ nguồn vốn để các ngân hàng thương mại giãn nợ đối với các nhà đầu tư. Nếu các nhà đầu tư không chấp nhận thì Ngân hàng Nhà nước cho ngân hàng thương mại vay một số tiền nhất định để cố gắng nắm giữ số cổ phiếu này.
Một biện pháp đã được đưa ra hồi đầu tháng 3 vừa qua là SCIC công bố sẽ mua vào một số mã cổ phiếu để giữ ổn định thị trường. Tuy nhiên, cách thức làm việc của SCIC đến nay vẫn chưa nhận được sự đồng tình từ phía các công ty chứng khoán.
“Khi đàm phán mua lại cổ phiếu, SCIC thường đặt mua ở giá sàn, nhưng nhiều nhà đầu tư không chịu bán giá sàn. Nếu SCIC tiếp tục mua bán như vậy thì rất khó, bắt buộc chúng tôi phải giao dịch trên sàn và sẽ ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư”, bà Mai Linh - Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Chứng khoán SEABS - nói.
Cùng quan điểm này, bà Trần Thị Thúy nhận xét, việc mua cổ phiếu của SCIC mang tính chất ép giá, nếu SCIC mua giá tham chiếu thì tâm lý thị trường sẽ yên tâm hơn. Vì vậy, nên chăng các cơ quan quản lý và SCIC cùng ngồi lại để tìm ra một cơ chế mua bán thật sự có hiệu quả cho thị trường.
Về chính sách kinh tế vĩ mô, biện pháp thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã bắt đầu cho thấy hiệu quả. Tuy nhiên, khi chính sách thắt chặt tiền tệ được áp dụng quá chặt và quá lâu, nhiều hoạt động kinh tế có thể bị tê liệt, hậu quả dễ thấy là doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm sút. Như vậy, thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng.
Cũng trong cuộc họp thường kỳ của Chính phủ ngày 25/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến kết luận chỉ đạo về các biện pháp ổn định thị trường chứng khoán. Thị trường lập tức đón nhận bằng kết quả giao dịch khả quan trong ngày 26/3. Cả hai chỉ số đều tăng điểm.
Tuy nhiên, vẫn còn tâm lý hoài nghi về hiệu quả thực của chính sách, tính ổn định của thị trường. Vì vậy, hơn lúc nào hết, các nhà đầu tư rất cần sự đồng lòng của các thành viên, sự nhất quán về chính sách chiến lược và cần cả những giải pháp thật sự “đến đầu đến đũa”.
(Theo TBKTVN)
Đại diện các công ty chứng khoán đã “lên tiếng” trong cuộc họp ngày 25/3, đồng loạt kiến nghị Chính phủ phải tính đến những giải pháp tức thời và dài hạn cho thị trường chứng khoán.
Hiện tại, giãn nợ và khoanh nợ là giải pháp được xét đến đầu tiên để ngăn chặn việc các công ty chứng khoán và ngân hàng ép bán cổ phiếu cầm cố, repo.
Để đánh giá về mức độ của tín dụng chứng khoán, theo bà Trần Thị Thúy, Phó giám đốc Công ty chứng khoán Ngân hàng ngoài quốc doanh, Ngân hàng Nhà nước nên yêu cầu ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán báo cáo về số lượng cổ phiếu đang cầm cố, trên cơ sở đó sẽ tìm cách can thiệp thị trường.
Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước có thể hỗ trợ nguồn vốn để các ngân hàng thương mại giãn nợ đối với các nhà đầu tư. Nếu các nhà đầu tư không chấp nhận thì Ngân hàng Nhà nước cho ngân hàng thương mại vay một số tiền nhất định để cố gắng nắm giữ số cổ phiếu này.
Một biện pháp đã được đưa ra hồi đầu tháng 3 vừa qua là SCIC công bố sẽ mua vào một số mã cổ phiếu để giữ ổn định thị trường. Tuy nhiên, cách thức làm việc của SCIC đến nay vẫn chưa nhận được sự đồng tình từ phía các công ty chứng khoán.
“Khi đàm phán mua lại cổ phiếu, SCIC thường đặt mua ở giá sàn, nhưng nhiều nhà đầu tư không chịu bán giá sàn. Nếu SCIC tiếp tục mua bán như vậy thì rất khó, bắt buộc chúng tôi phải giao dịch trên sàn và sẽ ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư”, bà Mai Linh - Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Chứng khoán SEABS - nói.
Cùng quan điểm này, bà Trần Thị Thúy nhận xét, việc mua cổ phiếu của SCIC mang tính chất ép giá, nếu SCIC mua giá tham chiếu thì tâm lý thị trường sẽ yên tâm hơn. Vì vậy, nên chăng các cơ quan quản lý và SCIC cùng ngồi lại để tìm ra một cơ chế mua bán thật sự có hiệu quả cho thị trường.
Về chính sách kinh tế vĩ mô, biện pháp thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã bắt đầu cho thấy hiệu quả. Tuy nhiên, khi chính sách thắt chặt tiền tệ được áp dụng quá chặt và quá lâu, nhiều hoạt động kinh tế có thể bị tê liệt, hậu quả dễ thấy là doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm sút. Như vậy, thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng.
Cũng trong cuộc họp thường kỳ của Chính phủ ngày 25/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến kết luận chỉ đạo về các biện pháp ổn định thị trường chứng khoán. Thị trường lập tức đón nhận bằng kết quả giao dịch khả quan trong ngày 26/3. Cả hai chỉ số đều tăng điểm.
Tuy nhiên, vẫn còn tâm lý hoài nghi về hiệu quả thực của chính sách, tính ổn định của thị trường. Vì vậy, hơn lúc nào hết, các nhà đầu tư rất cần sự đồng lòng của các thành viên, sự nhất quán về chính sách chiến lược và cần cả những giải pháp thật sự “đến đầu đến đũa”.
(Theo TBKTVN)
0 Responses to SCIC có “ép giá” mua cổ phiếu?
Something to say?