Sắp có cơ chế để tham gia mạnh hơn vào TTCK
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
“Một hai hôm nữa tôi sẽ ký văn bản quy định cơ chế tạm thời để SCIC có căn cứ tham gia TTCK một cách mạnh mẽ hơn”- Trao đổi với báo chí bên hành lang phiên họp UBTVQH hôm qua (26/3), Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh đã cho biết như vậy.
Ông Ninh cũng cho biết, Bộ Tài chính vừa báo cáo và trình lên Chính phủ phương án cấp bách để ổn định TTCK và Thủ tướng đã chấp nhận.
TTCK tụt dốc và nhà đầu tư đang rất hoảng hốt, ông đánh giá thế nào về khả năng phục hồi?
Tôi có cảm giác là nhà đầu tư của chúng ta vẫn chưa vững vàng. Phải nhìn nhận vào thực tế, TTCK Việt Nam đang chịu tác động trực tiếp từ tình hình thế giới.
Có một điều lạ là khi FED can thiệp vào thị trường cả về bất động sản, tiền tệ tín dụng, ngân hàng, lãi suất, thì nền kinh tế toàn cầu có động thái chuyển biến rất mạnh mẽ, giá dầu chững lại, lãi suất thay đổi, thị trường chứng khoán có biểu hiện phục hồi. Trong khi đó tại Việt Nam, thị trường vẫn giữ hướng đi xuống.
Chính phủ vừa qua đã đưa ra nhiều giải pháp trong đó mục tiêu số một là kiềm chế lạm phát. Để kiểm soát lạm phát ngân hàng đưa ra biện pháp thắt chặt tiền tệ thì có ảnh hưởng tại thời điểm nào đó đến TTCK, nhưng khi biến động thì nhà đầu tư trong nước lại không nghiên cứu đầy đủ thông tin nên tâm lý nghĩ rằng cứ phải bán nhanh để không bị lỗ tiếp.
*"Khi giá chứng khoán lên thì mua nhà mua xe, có ai nói nộp cho Chính phủ một ít tiền đâu. Còn khi xuống lại kêu Chính phủ phải cứu!" - Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh
Nhưng các nhà đầu tư nước ngoài thì vẫn cứ mua vào. Như thế rõ ràng là người ta vẫn đánh giá cao thị trường của mình.
Tôi cho rằng nhìn vào tổng thể thì khó khăn chỉ là trước mắt, còn về lâu dài thì TTCK sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng. Các nhà đầu tư cần bình tĩnh, tin tưởng vào thị trường để có quyết định đầu tư cho mình.
TCty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) mà ông làm Chủ tịch HĐQT được Chính phủ công bố là cho tham gia mua chứng khoán để hỗ trợ thị trường, nhưng có nhà đầu tư cho rằng hiện tại SCIC chưa hề mua vào chứng khoán nào cả?
Hiện nay, việc SCIC tham gia TTCK là có thực, với tư cách là Chủ tịch, tôi đã quyết định là SCIC phải tham gia thực sự. Nhưng hiện nay có cái khó là chưa có cơ chế cụ thể khiến anh em ngại rằng nếu có thua thiệt, lỗ lã thì ai chịu.
Trong một hai ngày tới tôi sẽ ký văn bản quy định cơ chế tạm thời để SCIC có căn cứ tham gia TTCK một cách mạnh mẽ hơn, sau đó sẽ trình Thủ tướng ra quy định ban hành cơ chế chính thức.
Tóm lại là phải để SCIC được hạch toán riêng một khoản vốn tham gia TTCK, mang trọng trách nhà nước, và nếu có rủi ro thì đây là làm nhiệm vụ của Nhà nước.
Cách đây nửa tháng, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng từng nói với báo giới “nếu là nhà đầu tư, tôi sẽ mua cổ phiếu ở thời điểm này”, còn ông có lời khuyên nào thời điểm này?
Chính xác! Rất nhiều người hỏi tôi, tôi đã khuyên là nên mua. Nếu tôi có tiền tôi cũng mua. Nhà đầu tư phải biết cơ hội, biết phân tích tình hình và chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Khi giá chứng khoán lên thì mua nhà mua xe, có ai nói xin nộp cho Chính phủ một ít tiền đâu. Còn khi xuống lại kêu Chính phủ phải cứu!
Phải nhìn vào sự ổn định chính trị, và sự ổn định về vĩ mô trong trung và dài hạn của chúng ta. Phải nhìn vào bản thân các hàng hóa. Nếu là hàng hóa chất lượng tốt, doanh nghiệp làm ăn hiệu quả thì dứt khoát giá trị của nó sẽ giữ được.
Nền kinh tế của chúng ta trước mắt có khó khăn, nhưng trung hạn vẫn tốt, vẫn có cơ hội và chúng ta phải tận dụng những cơ hội đó. Nếu nhìn tổng thể như vậy thì tôi tin chắc nhà đầu tư vẫn vững tâm tin tưởng vào thị trường.
Việc giảm biên độ giá giao dịch chứng khoán trên thị trường sẽ kéo dài bao lâu? Bao giờ sẽ tăng lại biên độ, thưa ông?
Giảm biên độ là giải pháp tình thế. Nếu thị trường ổn định, giao dịch đều đặn có chiều hướng tốt lên thì chúng ta sẽ tăng biên độ trở lại.
(Theo TienPhong)
Ông Ninh cũng cho biết, Bộ Tài chính vừa báo cáo và trình lên Chính phủ phương án cấp bách để ổn định TTCK và Thủ tướng đã chấp nhận.
TTCK tụt dốc và nhà đầu tư đang rất hoảng hốt, ông đánh giá thế nào về khả năng phục hồi?
Tôi có cảm giác là nhà đầu tư của chúng ta vẫn chưa vững vàng. Phải nhìn nhận vào thực tế, TTCK Việt Nam đang chịu tác động trực tiếp từ tình hình thế giới.
Có một điều lạ là khi FED can thiệp vào thị trường cả về bất động sản, tiền tệ tín dụng, ngân hàng, lãi suất, thì nền kinh tế toàn cầu có động thái chuyển biến rất mạnh mẽ, giá dầu chững lại, lãi suất thay đổi, thị trường chứng khoán có biểu hiện phục hồi. Trong khi đó tại Việt Nam, thị trường vẫn giữ hướng đi xuống.
Chính phủ vừa qua đã đưa ra nhiều giải pháp trong đó mục tiêu số một là kiềm chế lạm phát. Để kiểm soát lạm phát ngân hàng đưa ra biện pháp thắt chặt tiền tệ thì có ảnh hưởng tại thời điểm nào đó đến TTCK, nhưng khi biến động thì nhà đầu tư trong nước lại không nghiên cứu đầy đủ thông tin nên tâm lý nghĩ rằng cứ phải bán nhanh để không bị lỗ tiếp.
*"Khi giá chứng khoán lên thì mua nhà mua xe, có ai nói nộp cho Chính phủ một ít tiền đâu. Còn khi xuống lại kêu Chính phủ phải cứu!" - Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh
Nhưng các nhà đầu tư nước ngoài thì vẫn cứ mua vào. Như thế rõ ràng là người ta vẫn đánh giá cao thị trường của mình.
Tôi cho rằng nhìn vào tổng thể thì khó khăn chỉ là trước mắt, còn về lâu dài thì TTCK sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng. Các nhà đầu tư cần bình tĩnh, tin tưởng vào thị trường để có quyết định đầu tư cho mình.
TCty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) mà ông làm Chủ tịch HĐQT được Chính phủ công bố là cho tham gia mua chứng khoán để hỗ trợ thị trường, nhưng có nhà đầu tư cho rằng hiện tại SCIC chưa hề mua vào chứng khoán nào cả?
Hiện nay, việc SCIC tham gia TTCK là có thực, với tư cách là Chủ tịch, tôi đã quyết định là SCIC phải tham gia thực sự. Nhưng hiện nay có cái khó là chưa có cơ chế cụ thể khiến anh em ngại rằng nếu có thua thiệt, lỗ lã thì ai chịu.
Trong một hai ngày tới tôi sẽ ký văn bản quy định cơ chế tạm thời để SCIC có căn cứ tham gia TTCK một cách mạnh mẽ hơn, sau đó sẽ trình Thủ tướng ra quy định ban hành cơ chế chính thức.
Tóm lại là phải để SCIC được hạch toán riêng một khoản vốn tham gia TTCK, mang trọng trách nhà nước, và nếu có rủi ro thì đây là làm nhiệm vụ của Nhà nước.
Cách đây nửa tháng, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng từng nói với báo giới “nếu là nhà đầu tư, tôi sẽ mua cổ phiếu ở thời điểm này”, còn ông có lời khuyên nào thời điểm này?
Chính xác! Rất nhiều người hỏi tôi, tôi đã khuyên là nên mua. Nếu tôi có tiền tôi cũng mua. Nhà đầu tư phải biết cơ hội, biết phân tích tình hình và chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Khi giá chứng khoán lên thì mua nhà mua xe, có ai nói xin nộp cho Chính phủ một ít tiền đâu. Còn khi xuống lại kêu Chính phủ phải cứu!
Phải nhìn vào sự ổn định chính trị, và sự ổn định về vĩ mô trong trung và dài hạn của chúng ta. Phải nhìn vào bản thân các hàng hóa. Nếu là hàng hóa chất lượng tốt, doanh nghiệp làm ăn hiệu quả thì dứt khoát giá trị của nó sẽ giữ được.
Nền kinh tế của chúng ta trước mắt có khó khăn, nhưng trung hạn vẫn tốt, vẫn có cơ hội và chúng ta phải tận dụng những cơ hội đó. Nếu nhìn tổng thể như vậy thì tôi tin chắc nhà đầu tư vẫn vững tâm tin tưởng vào thị trường.
Việc giảm biên độ giá giao dịch chứng khoán trên thị trường sẽ kéo dài bao lâu? Bao giờ sẽ tăng lại biên độ, thưa ông?
Giảm biên độ là giải pháp tình thế. Nếu thị trường ổn định, giao dịch đều đặn có chiều hướng tốt lên thì chúng ta sẽ tăng biên độ trở lại.
(Theo TienPhong)
0 Responses to Sắp có cơ chế để tham gia mạnh hơn vào TTCK
Something to say?