Tăng lực cho SCIC
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Thêm một động thái gia tăng sức mạnh cho Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) sắp được thực hiện.
Được biết, Bộ Tài chính đang dự thảo trình Chính phủ sửa đổi bổ sung Quyết định 151/2005/QĐ-TTg về việc thành lập Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước với những điều khoản củng cố vị trí và tiềm lực của định chế tài chính này.
Theo công bố sơ bộ, SCIC đã nhận bàn giao vốn nhà nước tại gần 850 doanh nhgiệp với số vốn nhà nước tại thời điểm bàn giao lên tới trên 7.400 tỷ đồng (mệnh giá). Trong đó, các bộ, ngành trung ương đã chuyển giao trên 130 doanh nhgiệp với số vốn khoảng 4.700 tỷ đồng; địa phương khoảng 720 doanh nhgiệp với số vốn trên 2.700 tỷ đồng.
Với dự thảo sửa đổi, bổ sung Quyết định 151 đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến tham gia, vốn điều lệ của SCIC sẽ tăng từ 5.000 tỷ đồng lên 15.000 tỷ đồng. Nguồn vốn này được hợp lực từ: vốn ngân sách nhà nước cấp; vốn nhà nước đầu tư tại các công ty chuyển giao cho SCIC thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu; vốn nhà nước bổ sung từ bán cổ phần lần đầu khi thực hiện cổ phần hoá doanh nhgiệp nhà nước... Động thái này sẽ đưa SCIC trở thành "người khổng lồ", đảm bảo năng lực tài chính cho SCIC thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ giao.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia tài chính, nên tính đến một số vấn đề sẽ phát sinh trong thời gian tới đối với hoạt động của SCIC… Thực hiện lộ trình áp dụng Luật Doanh nghiệp 2005, các doanh nhgiệp nhà nước sẽ thực hiện chuyển đổi hoạt động theo luật này trong thời gian 4 năm kể từ khi luật được áp dụng.
Và SCIC cũng là một doanh nhgiệp nhà nước thì đương nhiên cũng phải chuyển đổi mô hình hoạt động. Vấn đề đặt ra là lựa chọn mô hình nào cho phù hợp, mô hình tập đoàn tài chính đặc biệt của Chính phủ, công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn hay mô hình công ty mẹ - công ty con, tương tự các tập đoàn kinh tế đã được hình thành?
Mặt khác, theo quy định hiện nay, SCIC mới thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được chuyển đổi từ công ty nhà nước độc lập hoặc thành lập mới.
Trong lộ trình cải cách doanh nhgiệp nhà nước, chúng ta đã và sẽ tiến hành cổ phần hoá các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước, do đó cần nghiên cứu bổ sung thêm chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các đơn vị này cho SCIC.
Ngoài ra, cần phải nâng cao vai trò của Hội đồng quản trị SCIC trong thẩm quyền quyết định đầu tư và thoái đầu tư. Hội đồng quản trị cần được lựa chọn dự án đầu tư, phương thức đầu tư, mức vốn, thời gian đầu tư đối với từng dự án, từng doanh nhgiệp trong phạm vi vốn do tổng công ty quản lý, trừ những dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
Do SCIC là một tổ chức kinh tế đặc biệt của Nhà nước nên cần phải nghiên cứu xây dựng cơ chế tài chính nhằm tách bạch những hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao như quản lý nguồn thu từ cổ phần hoá, tham gia thị trường chứng khoán để bình ổn hoặc thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng trọng điểm...
Việc tách biệt rõ vừa tạo tính công khai, minh bạch tình hình tài chính vừa tạo quyền chủ động, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm cho SCIC. Mặt khác, việc tách bạch còn làm cơ sở xác định quy mô vốn điều lệ của SCIC nhằm thực hiện nhiệm vụ chính; còn lại nên hình thành các quỹ riêng để SCIC triển khai thực hiện nhiệm vụ như quỹ hỗ trợ doanh nhgiệp cổ phần hoá, quỹ bình ổn thị trường…
Mặt khác, các bộ, đặc biệt là các địa phương phải xác định rõ sẽ không thực hiện vai trò quản lý tài chính doanh nhgiệp nữa mà tập trung vào quản lý theo ngành sản xuất - kinh doanh đối với các bộ và quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn đối với UBND tỉnh, thành phố. Như vậy, quyền hạn và trách nhiệm của SCIC sẽ được rõ ràng hơn, đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong thời gian tới.
Một số ý kiến cho rằng, việc sửa đổi Quyết định 151 để tiếp thêm sức mạnh cho SCIC mới chỉ là bước quá độ, cần có thêm những quy định mới cho định chế này về tổ chức hoạt động trong giai đoạn mới.
(Theo DTCK)
Được biết, Bộ Tài chính đang dự thảo trình Chính phủ sửa đổi bổ sung Quyết định 151/2005/QĐ-TTg về việc thành lập Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước với những điều khoản củng cố vị trí và tiềm lực của định chế tài chính này.
Theo công bố sơ bộ, SCIC đã nhận bàn giao vốn nhà nước tại gần 850 doanh nhgiệp với số vốn nhà nước tại thời điểm bàn giao lên tới trên 7.400 tỷ đồng (mệnh giá). Trong đó, các bộ, ngành trung ương đã chuyển giao trên 130 doanh nhgiệp với số vốn khoảng 4.700 tỷ đồng; địa phương khoảng 720 doanh nhgiệp với số vốn trên 2.700 tỷ đồng.
Với dự thảo sửa đổi, bổ sung Quyết định 151 đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến tham gia, vốn điều lệ của SCIC sẽ tăng từ 5.000 tỷ đồng lên 15.000 tỷ đồng. Nguồn vốn này được hợp lực từ: vốn ngân sách nhà nước cấp; vốn nhà nước đầu tư tại các công ty chuyển giao cho SCIC thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu; vốn nhà nước bổ sung từ bán cổ phần lần đầu khi thực hiện cổ phần hoá doanh nhgiệp nhà nước... Động thái này sẽ đưa SCIC trở thành "người khổng lồ", đảm bảo năng lực tài chính cho SCIC thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ giao.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia tài chính, nên tính đến một số vấn đề sẽ phát sinh trong thời gian tới đối với hoạt động của SCIC… Thực hiện lộ trình áp dụng Luật Doanh nghiệp 2005, các doanh nhgiệp nhà nước sẽ thực hiện chuyển đổi hoạt động theo luật này trong thời gian 4 năm kể từ khi luật được áp dụng.
Và SCIC cũng là một doanh nhgiệp nhà nước thì đương nhiên cũng phải chuyển đổi mô hình hoạt động. Vấn đề đặt ra là lựa chọn mô hình nào cho phù hợp, mô hình tập đoàn tài chính đặc biệt của Chính phủ, công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn hay mô hình công ty mẹ - công ty con, tương tự các tập đoàn kinh tế đã được hình thành?
Mặt khác, theo quy định hiện nay, SCIC mới thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được chuyển đổi từ công ty nhà nước độc lập hoặc thành lập mới.
Trong lộ trình cải cách doanh nhgiệp nhà nước, chúng ta đã và sẽ tiến hành cổ phần hoá các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước, do đó cần nghiên cứu bổ sung thêm chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các đơn vị này cho SCIC.
Ngoài ra, cần phải nâng cao vai trò của Hội đồng quản trị SCIC trong thẩm quyền quyết định đầu tư và thoái đầu tư. Hội đồng quản trị cần được lựa chọn dự án đầu tư, phương thức đầu tư, mức vốn, thời gian đầu tư đối với từng dự án, từng doanh nhgiệp trong phạm vi vốn do tổng công ty quản lý, trừ những dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
Do SCIC là một tổ chức kinh tế đặc biệt của Nhà nước nên cần phải nghiên cứu xây dựng cơ chế tài chính nhằm tách bạch những hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao như quản lý nguồn thu từ cổ phần hoá, tham gia thị trường chứng khoán để bình ổn hoặc thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng trọng điểm...
Việc tách biệt rõ vừa tạo tính công khai, minh bạch tình hình tài chính vừa tạo quyền chủ động, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm cho SCIC. Mặt khác, việc tách bạch còn làm cơ sở xác định quy mô vốn điều lệ của SCIC nhằm thực hiện nhiệm vụ chính; còn lại nên hình thành các quỹ riêng để SCIC triển khai thực hiện nhiệm vụ như quỹ hỗ trợ doanh nhgiệp cổ phần hoá, quỹ bình ổn thị trường…
Mặt khác, các bộ, đặc biệt là các địa phương phải xác định rõ sẽ không thực hiện vai trò quản lý tài chính doanh nhgiệp nữa mà tập trung vào quản lý theo ngành sản xuất - kinh doanh đối với các bộ và quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn đối với UBND tỉnh, thành phố. Như vậy, quyền hạn và trách nhiệm của SCIC sẽ được rõ ràng hơn, đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong thời gian tới.
Một số ý kiến cho rằng, việc sửa đổi Quyết định 151 để tiếp thêm sức mạnh cho SCIC mới chỉ là bước quá độ, cần có thêm những quy định mới cho định chế này về tổ chức hoạt động trong giai đoạn mới.
(Theo DTCK)
0 Responses to Tăng lực cho SCIC
Something to say?